Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Rà soát, quy định những chính sách ưu việt, đặc thù nhất

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại một phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội. Ảnh Quochoi.vn
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại một phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội. Ảnh Quochoi.vn
(PLVN) - Dự kiến, sáng nay (27/11), Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ về dự án Luật quan trọng này, một số ý kiến đại biểu đề nghị rà soát, quy định các cơ chế, chính sách theo hướng thuận lợi nhất để TP Hà Nội có được sự tự chủ và năng động, linh hoạt hơn trong việc điều hành và thu hút đầu tư, quản lý nguồn kinh phí, con người.

Tạo sự tự chủ hơn cho Hà Nội trong thu hút đầu tư

Nhấn mạnh những bước phát triển năng động của Thủ đô Hà Nội thời gian qua, Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Thái Nguyên) bày tỏ mong muốn trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), bên cạnh việc gìn giữ những nét văn hóa, lịch sử đặc trưng, đặc thù của TP, sẽ có các quy định đặc thù và cơ chế “cởi trói” nhất để Thủ đô có sự tự chủ và năng động, linh hoạt hơn trong việc điều hành và thu hút đầu tư, quản lý nguồn kinh phí, con người; qua đó, phát huy được hết những tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô.

“Chúng tôi đều mong muốn, những chính sách áp dụng hiệu quả với Thủ đô sẽ sớm được sơ kết, tổng kết để triển khai ngay ở các địa phương khác”, bà Nguyễn Thanh Hải cho hay. Với quan điểm như vậy, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên cho rằng, Luật không nên quy định quá ràng buộc về số lượng đại biểu HĐND, mà cần để Thủ đô có thẩm quyền tự quyết định.

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát, làm rõ và nổi bật hơn các quy định mang tính đặc thù vượt trội và đột phá về thể chế nhằm phát huy thế mạnh riêng có của Hà Nội - Thủ đô của cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại; tăng tính chủ động, phù hợp với khả năng đáp ứng và điều kiện bảo đảm trong tương lai dài hạn.

Về những nội dung cụ thể, Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh tán thành với quy định trong dự thảo Luật, theo đó giao quyền cho TP Hà Nội về quyết định biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức nhằm tạo sự chủ động để TP hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn vượt trội. Tuy nhiên, Đại biểu đề nghị rà soát để bổ sung một số điều khoản cụ thể về cơ chế giám sát, giải trình của các nội dung được phân cấp, phân quyền nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, rõ trách nhiệm.

Đối với quy định liên quan đến quản lý đô thị, chính quyền đô thị, Đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) đề nghị cần tiếp tục rút kinh nghiệm từ quá trình thí điểm cơ chế đặc thù của các TP trực thuộc Trung ương như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ để quy định vào dự thảo Luật những chính sách ưu việt, đặc thù nhất.

Bên cạnh đó, Đại biểu cũng đề nghị quan tâm tới một số cơ chế đặc thù đang được áp dụng tại các đô thị loại 1 thuộc tỉnh, như cơ chế thu hút các khu kinh tế, khu công nghiệp của các tỉnh Khánh Hòa, Thanh Hóa, Nghệ An; cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị di sản UNESCO ở Huế… để bảo đảm hội tụ “tinh hoa” của các cơ chế, chính sách khi sửa đổi Luật Thủ đô.

Những chính sách đặc thù đã được đánh giá tác động

Trên cơ sở báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ, Bộ Tư pháp đã có báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình bước đầu nội dung cơ bản của dự thảo Luật. Trong đó, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh tương đối toàn diện, bao quát hầu hết các lĩnh vực, không chỉ cơ chế, chính sách đặc thù trong một số lĩnh vực như Luật 2012 mà còn quy định về tổ chức chính quyền, việc phân quyền cho chính quyền địa phương trên địa bàn Thủ đô, cũng như việc liên kết, phát triển vùng Thủ đô.

Trong mỗi lĩnh vực đều quy định có tính trọng tâm, trọng điểm. Cùng với việc phân quyền mạnh mẽ, dự thảo Luật quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội và quy trình, thủ tục, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Mặt khác, dự thảo Luật quy định những chính sách đặc thù và vì vậy sẽ vượt hoặc khác với các Luật hiện hành. Điều này đã được phân tích, đánh giá tác động và sẽ là căn cứ tạo động lực mới trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô theo hướng toàn diện và bền vững.

Ngoài ra, dự thảo Luật quy định theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền; mở rộng chủ thể, đối tượng phân cấp, ủy quyền nhằm phát huy tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan được ủy quyền cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết các thủ tục hành chính; bảo đảm việc ủy quyền hợp lý giữa các cấp chính quyền theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát Nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian, gây nhũng nhiễu.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.