Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản: Phải rõ trách nhiệm người quản lý, người sử dụng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải bảo đảm dự án Luật thực sự chất lượng. (Ảnh: VGP)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải bảo đảm dự án Luật thực sự chất lượng. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Ngày 26/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các Bộ, ngành chức năng cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn

Tại cuộc họp, lãnh đạo, đại diện các Bộ, ngành tập trung thảo luận đối với những nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật liên quan đến phạm vi điều chỉnh của luật; phân nhóm khoáng sản; quy hoạch khoáng sản; điều chỉnh quy hoạch khoáng sản; hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản…

Đề cập đến những nội dung cụ thể cần tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Quý Kiên cho rằng cần có sự tiếp cận khoa học hơn nữa đối với các vấn đề về trách nhiệm quy hoạch khoáng sản; phạm vi liên quan đến khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; chồng lấn quy hoạch khoáng sản với các quy hoạch khác… từ đó có thể xác định sát hơn về phạm vi điều chỉnh, bảo đảm tính khả thi, thống nhất của dự án luật.

Cụ thể, Ủy ban Thường vụ QH đề nghị dự thảo đưa ra 2 phương án về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản và phân tích ưu nhược điểm của từng phương án để lấy ý kiến đại biểu QH chuyên trách: Giao Bộ TN&MT lập quy hoạch khoáng sản hoặc giao Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng lập quy hoạch khoáng sản.

Về điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, dự thảo Luật đã quy định các trường hợp không phải điều chỉnh quy hoạch và các trường hợp phải điều chỉnh quy hoạch theo hình thức rút gọn và theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ QH, cơ quan soạn thảo đã quy định Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ TN&MT, có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý có chuyên môn sâu về lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Đây là cơ quan đã hình thành từ nhiều năm, hoạt động độc lập với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về tài nguyên khoáng sản.

Liên quan đến Điều 5 về “nguyên tắc điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản”; Điều 10 về “những hành vi bị cấm”, Điều 28 về “khu vực hoạt động khoáng sản, quy hoạch hoạt động khoáng sản”, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Phan Thị Thanh Hằng đề nghị cần tiếp tục rà soát, bảo đảm tránh chồng chéo, mâu thuẫn trong chính các điều này cũng như trong sự tương quan với các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan về quản lý các loại tài nguyên.

Không để “một việc, hai người” trong công tác quản lý

Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP)

Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP)

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành để bổ sung, hoàn thiện dự án Luật, đồng thời hết sức chú ý tham khảo, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới về cách thức quản lý tài nguyên, khoáng sản, theo nguyên tắc “rõ trách nhiệm người quản lý, người sử dụng”, không để “một việc, hai người”, “không quy định cứng những vấn đề, nội dung thuộc thẩm quyền Chính phủ như bộ máy tổ chức, ngân sách…”.

“Luật cần có quy định về trình tự điều chỉnh quy hoạch về địa chất, khoáng sản theo hướng rút gọn do tiến bộ khoa học công nghệ giúp hiệu quả đầu tư tăng lên, bảo vệ môi trường tốt hơn, phù hợp xu thế thời đại… nhưng không làm thay đổi mục tiêu, quy mô, quá trình thực hiện quy hoạch”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Luật phải quy định cơ chế, chính sách phân bổ, bố trí ngân sách để điều tra, thăm dò, đánh giá trữ lượng những loại khoáng sản có trữ lượng lớn, mang tính chiến lược trong phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các luật chuyên ngành về đầu tư, ngân sách…

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến chỉ đạo cụ thể đối với cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật về tiêu chí trường hợp phải đấu giá và không phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản; xử lý, giải quyết chồng lấn về quy hoạch khoáng sản với các quy hoạch khác; sử dụng đất, đá thải từ hoạt động khai thác mỏ như vật liệu san lấp; các hành vi bị cấm;…

“Bộ TN&MT phối hợp chặt chẽ, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, tập trung hoàn thiện dự án Luật, bảo đảm cho dự án Luật thực sự trí tuệ, chất lượng và khi trình ra QH, dự án Luật phải đạt được sự thống nhất cao”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Đọc thêm

2 tác phẩm của Bộ Tư pháp đạt giải Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Sáng nay, 1/10, tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, 2 tác phẩm của 2 tác giả thuộc Bộ Tư pháp được trao giải Khuyến khích. Trong đó, có tác phẩm “Phản biện các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ” của tác giả Lương Thị Vân Anh, Báo Pháp luật Việt Nam.

Kinh nghiệm phát triển từ thực tiễn Bình Dương

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ngày 26/9/2024, khi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có đúc kết quan trọng về một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của Bình Dương, cần làm tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đổi mới tư duy làm luật, khơi thông nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang tiếp xúc cử tri. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 30/9, phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri tỉnh Hậu Giang, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Quốc hội đã nỗ lực, đổi mới tư duy, đổi mới cách làm luật với tinh thần xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.

3.765 người được đặc xá năm 2024

Quang cảnh buổi họp báo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Công bố Quyết định đặc xá năm 2024, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà cho biết, có 3.763 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đủ điều kiện được hưởng đặc xá năm 2024.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm biểu dương những thành tích to lớn, truyền thống vẻ vang của tình báo Quốc phòng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu phải xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhãn quan và tư duy nghiệp vụ sắc sảo. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 29/9, đến thăm và làm việc với Tổng cục Tình báo quốc phòng (Tổng cục II), Bộ Quốc phòng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương yêu cầu, tình báo Quốc phòng phải phục vụ hiệu quả, đắc lực hơn nữa cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội và các ban, Bộ, ngành, địa phương.

Tiếp tục thực hiện tốt các quy định về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ hai - năm 2024. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sắp thăm cấp Nhà nước Mông Cổ, Ireland; thăm chính thức Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, Tổng thống Ireland Michael D. Higgins và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 30/9 đến ngày 7/10/2024.

Chủ trương mạnh mẽ: 'Đồng hành lúc dân cần, khi dân khó'

Hạ Long nhanh chóng khôi phục kinh tế du lịch sau ảnh hưởng bão lũ. (Ảnh: ĐN)
(PLVN) - Đợt bão lũ đổ bộ không chỉ gây thiệt hại to lớn về vật chất, mà còn là thử thách đối với ý chí và sự đoàn kết của dân tộc. Sự vào cuộc đồng bộ và quyết liệt của toàn hệ thống chính trị nhằm tái thiết đời sống sau thiên tai đã một lần nữa khẳng định tinh thần “đồng hành lúc dân cần, khi dân khó”, đưa đất nước từng bước vượt qua những thử thách khắc nghiệt.

Thủ tướng: Xây dựng pháp luật phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài

Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chiều 28/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo. Cùng tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; các Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam dự hội thảo quốc tế 'Các chính đảng và một xã hội mới'

Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Phi Hùng/PV TTXVN tại Mexico
Nhận lời mời của đảng Lao động Mexico (PT), từ ngày 25-29/9, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu đã tham dự Hội thảo quốc tế “Các chính đảng và một xã hội mới” lần thứ XXVII tại thủ đô Mexico City, thăm và làm việc tại Mexico.