Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cân nhắc quy định 'cứng' trách nhiệm liên quan đến di sản tư liệu

Quang cảnh phiên họp.
Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội chiều nay, 23/10, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Quỹ bảo tồn di sản văn hoá chỉ hỗ trợ kinh phí một số hoạt động trọng tâm, trọng điểm

Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến là quy định về Quỹ bảo tồn di sản văn hóa.

Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề xuất quy định Quỹ bảo tồn di sản văn hóa tại dự thảo Luật, đã chỉ đạo nghiên cứu kỹ về sự cần thiết, cơ sở pháp lý và thực tiễn; rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện theo hướng Quỹ chỉ hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động trọng tâm, trọng điểm.

Đồng thời, bổ sung quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế về yêu cầu, khả năng huy động nguồn lực, tính hiệu quả, khả thi để thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa ở địa phương.

Phát biểu tại phiên họp, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Đoàn Điện Biên) chỉ ra rằng, cả nước hiện có khoảng hơn 40.000 di tích vật thể các loại, 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, 15 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh và 9 di sản tư liệu.

Theo Đại biểu, Quỹ bảo tồn di sản văn hóa rất cần thiết ra đời để thực hiện các yêu cầu cấp bách trong các trường hợp khẩn thiết như trong dự thảo Luật đã nêu là để hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa, nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được, trong các trường hợp cụ thể như bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền; bảo quản, tu bổ, phục hồi, bảo vệ, phát huy các giá trị di tích; mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu, tư liệu quý hiếm, di sản văn hóa phi vật thể có nguồn gốc ở Việt Nam từ nước ngoài về nước…

Đại biểu, Thượng toạ Thích Đức Thiện phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu, Thượng toạ Thích Đức Thiện phát biểu tại phiên họp.

Để Quỹ bảo tồn di sản văn hóa hoạt động phát huy hiệu quả, Đại biểu đề nghị Chính phủ cần có những cơ chế đặc thù, có chính sách phù hợp, tôn vinh, khen thưởng, ưu đãi xứng đáng với tâm huyết, công sức tham gia phục hồi, tôn tạo, phát huy các di sản văn hóa. Có như vậy, quỹ mới huy động được nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nhà hảo tâm ở trong nước và nước ngoài đóng góp cho quỹ.

Trong khi đó, Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) lại đề nghị cân nhắc về vấn đề này.

“Hiện nay, chúng ta thành lập rất nhiều quỹ. Vừa rồi, các Ủy ban của QH tham gia đi giám sát một số quỹ tài chính ngoài ngân sách thấy hoạt động không hiệu quả và đã có ý kiến rằng chúng ta nên giảm những quỹ trong thời gian qua”, Đại biểu nói.

Theo Đại biểu, đây cũng là một vấn đề rất quan trọng. Bởi, dù không phải là ngân sách của nhà nước mà là huy động của toàn dân nhưng huy động của toàn dân cũng là nguồn lực của xã hội.

Đại biểu Mai Thanh Hải (Đoàn Thanh Hoá) chỉ ra rằng, việc hình thành Quỹ ở địa phương rất khó khăn.

“Giả sử có xây dựng để đáp ứng được yêu cầu trong việc bảo tồn các di tích là cũng rất khó khăn. Cho nên việc sử dụng Quỹ bảo tồn ở địa phương theo cá nhân tôi nghĩ sẽ không hiệu quả”, Đại biểu nêu quan điểm và đề xuất rằng nên để việc thành lập Quỹ ở trung ương, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập và quản lý.

Lần đầu tiên quy định về di sản tư liệu

Trên cơ sở nội dung đổi mới về tư duy xây dựng pháp luật đã được quán triệt tại đầu kỳ họp, Đại biểu Đỗ Đức Hiển (Đoàn TP Hồ Chí Minh) chỉ ra rằng, dự thảo Luật có tới 17 điều có quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các công việc có liên quan đến di sản, trong đó có một số điều giao Chính phủ quy định chi tiết.

Tuy nhiên có một số điều, khoản vẫn quy định khá cụ thể như khoản 2,3 Điều 25, khoản 5 Điều 29, khoản 3 Điều 31, khoản 4, 5 Điều 69…

“Tôi nhận thấy các quy định về trình tự, thủ tục là những nội dung thường có sự thay đổi, nhất là trong bối cảnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Do đó, để bảo đảm tính thống nhất trong nội tại và tính ổn định của luật, tạo điều kiện trong quá trình chỉ đạo điều hành, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc giao Chính phủ quy định chi tiết các nội dung này”, Đại biểu nói.

Về di sản tư liệu, nhấn mạnh rằng đây là nội dung mới, lần đầu tiên được quy định, Đại biểu cho biết, Ban soạn thảo cho rằng các quy định tại Chương IV của dự thảo Luật về vấn đề này được quy định trên cơ sở nội luật hóa khuyến nghị của Chương trình ký ức thế giới.

Đại biểu Đỗ Đức Hiển phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Đỗ Đức Hiển phát biểu tại phiên họp.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, Chương trình ký ức thế giới là một sáng kiến mới của UNESCO và nội dung các khuyến nghị của Chương trình thì thường xuyên được cập nhật, thay đổi.

Trong khi đó, dự thảo Luật có nhiều quy định khá chi tiết với nhiều nội dung quy định cứng về trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, cơ quan, tổ chức ở trung ương trong việc chỉ đạo, tổ chức kiểm kê, phê duyệt, công bố Danh mục kiểm kê di sản tư liệu hàng năm (Điều 54); xây dựng đề án, dự án, kế hoạch và báo cáo định kỳ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu sau khi được ghi danh (Điều 61), thậm chí quy định việc xây dựng kho bảo quản phải theo tiêu chuẩn phù hợp yêu cầu bảo vệ, bảo quản theo loại hình và chất liệu của di sản tư liệu kho bảo quản di sản...

Băn khoăn về tính khả thi của các quy định này, Đại biểu đề nghị, do đây là vấn đề mới, chưa có tiền lệ nên trước mắt chỉ nên quy định theo hướng khuyến khích các cơ quan tổ chức thực hiện, không nên quy định thành trách nhiệm hay nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan tổ chức như dự thảo hiện nay.

Cũng liên quan đến di sản tư liệu, Đại biểu Đỗ Đức Hiển cho biết, dự thảo Luật quy định về thủ tục đề nghị UNESCO ghi danh đối với di sản tư liệu còn phức tạp, nhiều tầng nấc.

“Khuyến nghị của Chương trình ký ức thế giới của UNESCO quy định bất cứ tổ chức, cá nhân nào được sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu tư liệu đều có quyền trình hồ sơ đề cử ghi danh di sản tư liệu khu vực hoặc thế giới của UNESCO. Trong khi dự thảo Luật tại Điều 55 quy định điều kiện phải là di sản tư liệu trong Danh mục kiểm kê di sản tư liệu quốc gia thì mới được đề nghị ghi danh trong các danh mục của UNESCO và phải qua nhiều khâu xét duyệt được quy định tại Điều 56 của dự thảo. Như vậy là chưa phù hợp với khuyến nghị”, Đại biểu chỉ rõ.

Mặt khác, thời gian vừa qua, một số tài liệu quý của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu khu vực hoặc thế giới, như Mộc bản Triều Nguyễn, Châu bản Triều Nguyễn, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm mà không phải làm các hồ sơ thủ tục công nhận, ghi vào Danh mục kiểm kê di sản tư liệu quốc gia...

Đọc thêm

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.