Đột phá để Quảng Trị xứng là điểm đầu hành lang kinh tế Đông Tây

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Phấn đấu đưa Quảng Trị phát triển nhanh, bền vững, xây dựng chính quyền năng động, hiệu quả, gần dân, phục vụ người dân  là một trong những định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị trong những năm tới. 
Nhân dịp năm mới 2016, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng đã chia sẻ với PLVN về những mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra trong nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Xin ông cho biết một vài nét chung về kinh tế - xã hội của Quảng Trị trong thời gian qua? 

- Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh những năm gần đây có chuyển biến rõ nét. Kinh tế tăng trưởng khá, tăng 7,4%/năm. GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 33,2 triệu đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng trên 15%/năm.  Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển khá toàn diện. Sản lượng lương thực có hạt đạt trên 25 vạn tấn/năm. 

Hết năm 2015, tỉnh có 18 xã đạt nông thôn mới, chiếm 15,4%. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng 8,9%/năm. Thương mại - dịch vụ phát triển ổn định, đạt 8,4%/năm. Tổng vốn đầu tư  toàn xã hội 5 năm 2011-2015 đạt 41.258 tỷ đồng, gấp 2,35 lần so với 5 năm 2006-2010. Công tác bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được coi trọng; hàng năm tạo việc làm mới cho trên 9.500 lao động. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo ở mức 6,9%. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh cũng thẳng thắn nhìn nhận đang gặp một số hạn chế, khó khăn, đó là chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh còn thấp. Chưa có nhiều dự án quy mô lớn. Nền kinh tế nhỏ; thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với bình quân chung cả nước.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI có ý nghĩa quyết định sự phát triển của Quảng Trị trong những năm tới, ông có thể cho biết những mục tiêu trước mắt mà tỉnh cần tập trung chỉ đạo?
- Nghị quyết Đại hội đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Theo đó, tốc độ tăng trưởng  bình quân  giai đoạn 2016 - 2020 là 7,5-8%. Tổng thu ngân sách  đạt 18.000-19.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt trên 100.000 tỷ đồng… Để đạt được các chỉ tiêu trên, tỉnh sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

Trong điều kiện tỉnh có trên 75% dân số sống ở nông thôn; vì vậy, chúng tôi xác định phải đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Duy trì sản lượng lương thực có hạt 24,5-25 vạn tấn/năm. 

Trên lĩnh vực công nghiệp, phấn đấu tăng giá trị công nghiệp - xây dựng bình quân đạt từ 10,5-11%. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư các dự án công nghiệp quy mô lớn vào Khu kinh tế (KKT) Đông Nam. Nghiên cứu xây dựng các KKT chung trên tuyến biên giới Việt - Lào. Đầu tư xây dựng hạ tầng Cửa khẩu quốc tế La Lay theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt. 

Nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình dịch vụ, phát triển mạnh du lịch; phấn đấu tăng giá trị thương mại-dịch vụ bình quân đạt 8,5-9%. Tăng cường hoạt động hợp tác liên kết vùng, nhất là sau khi Quảng Trị được bổ sung vào các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 

Sau 25 năm tái lập tỉnh nhưng Quảng Trị vẫn chưa tạo được những bước đột phá mạnh mẽ, những lợi thế về điểm đầu của hành lang kinh tế Đông Tây, về Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay chưa được phát huy. Theo ông, đâu là nguyên nhân và tỉnh sẽ có những giải pháp cụ thể nào?

- Về nguyên nhân khách quan, nhìn tổng thể hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cửa khẩu quốc gia La Lay vừa được nâng cấp thành Cửa khẩu quốc tế, tuyến đường 15D nối Cửa khẩu quốc tế La Lay và đường Hồ Chí Minh chưa được nâng cấp, mở rộng. 

Các quy định về thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, các hàng rào phi thuế quan giữa các nước trên hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) còn nhiều bất cập. Cơ chế chính sách áp dụng tại KKT thương mại  Lao Bảo thay đổi ảnh hưởng đến việc thu hút doanh nghiệp vào đầu tư. Giữa các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây của các nước, sự liên kết, hợp tác chưa đồng bộ và hiệu quả. 

Về nguyên nhân chủ quan, công tác dự báo và xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thực hiện chưa tốt. Chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, các dự án lớn. Trình độ sản xuất còn thấp, công nghệ lạc hậu; năng lực quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế còn yếu; thiếu các doanh nghiệp quy mô lớn...
Giải pháp cụ thể cần tập trung thực hiện trong thời gian tới là: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để thực sự nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ, tập trung làm tốt công tác dự báo và xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế  và những cơ hội, chủ trương lớn của Trung ương đang tạo điều kiện cho tỉnh phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh... 
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng 
Nhiều ý kiến cho rằng, để giải quyết tốt những tồn tại nêu trên, Quảng Trị cần đổi mới mạnh mẽ tư duy để phát triển. Quan điểm của ông về vấn đề này?
- Đảng và Chính phủ đang đẩy mạnh thực hiện việc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực để thúc đẩy sự phát triển và hội nhập quốc tế. Vì vậy, đổi mới tư duy là tất yếu khách quan, tỉnh Quảng Trị cũng nằm trong yêu cầu và những điều kiện chung đó. Trong đó tập trung vào những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, xây dựng chính quyền năng động, hiệu quả, gần dân, phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội, lấy kết quả phục vụ người dân, doanh nghiệp làm tiêu chí đánh giá. 
Thứ hai, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo để quyết tâm thực hiện bằng được việc tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; trong đó quan trọng là tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. 
Thứ ba, phải thay đổi tư duy cũ là trông chờ và ỷ lại từ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách  ngày càng khó khăn, phải đa dạng hóa các kênh huy động nguồn vốn đầu tư, nhất là từ khu vực kinh tế tư nhân. Vì vậy, chúng tôi quyết tâm đẩy mạnh xã hội hóa trong huy động các nguồn vốn đầu tư; áp dụng rộng rãi hình thức đối tác công - tư (PPP) trong thực hiện các chương trình, dự án, nhất là các dự án có quy mô lớn. 
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thành lập KKT Đông Nam, đây được xem là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vậy tỉnh có những chính sách gì để thu hút đầu tư tại đây, thưa ông?
- Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, huy động cả hệ thống chính trị trong tỉnh để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào KKT Đông Nam; đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ cho nhà đầu tư trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Ngay trong quý I/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ ban hành nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát triển KKT  này.
Thứ hai, cải thiện môi trường phát triển kinh tế trên cơ sở nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tăng cường tính minh bạch, hạn chế các chi phí không chính thức. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, tỉnh đã đề xuất một số công trình để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu cho KKT Đông Nam như: Tuyến đường trung tâm từ Cửa Việt đến Hải Khê, Khu tái định cư xã Hải Khê và một số dự án khác…(huy động vốn đầu tư theo hình thức PPP).
Thứ ba, hoàn thiện các thủ tục đầu tư để sớm triển khai các dự án động lực trong KKT Đông Nam, đặc biệt là dự án nhà máy nhiệt điện 1.200 MW, cảng biển Mỹ Thủy…
Là vùng đất gắn liền với những địa danh một thời hào hùng của dân tộc và điều này là một lợi thế để tỉnh phát triển du lịch nhưng lĩnh vực này vẫn chưa tạo được sức hút đối với du khách.  Nhiệm kỳ này tỉnh sẽ làm gì để du lịch thực sự khởi sắc?

- Dư địa về du lịch của Quảng Trị chưa khai thác hết, công tác quảng bá và tạo bước đột phá trong du lịch chưa mạnh. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; tạo mọi điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư vào Quảng Trị thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch; chú trọng phát triển các cơ sở dịch vụ du lịch như: Nghỉ dưỡng, mua sắm, giải trí, ngành nghề truyền thống… đồng thời kết hợp hoạt động du lịch với việc tổ chức các lễ hội văn hóa, lễ kỷ niệm mang tầm quốc gia… 

Chủ động hợp tác, liên doanh, liên kết du lịch với các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước, nhất là các tỉnh lân cận và các địa phương trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây để phát triển du lịch. Tăng cường công tác thông tin quảng bá và xúc tiến du lịch, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và Trung ương để giới thiệu về mảnh đất, con người Quảng Trị. 

Chính phủ đã bổ sung Quảng Trị vào các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vậy sắp tới tỉnh sẽ có những hoạt động gì để tăng cường sự liên kết giữa các địa phương trong vùng?

- Chúng tôi đang phối hợp với Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xây dựng Đề án Báo cáo các bộ, ngành Trung ương thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án xác định rõ các mối liên kết phát triển về kinh tế, xã hội, môi trường, đầu tư, xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng… với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trên cơ sở đó, sẽ đề xuất với Văn phòng điều phối Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và phối hợp với các tỉnh, thành phố này  xây dựng và phát triển các mối liên kết kinh tế phù hợp với khả năng và điều kiện của tỉnh. 

Mặt khác, tỉnh sẽ tập trung thực hiện ngay việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch tổng thể, nhất là quy hoạch sử dụng đất, tạo quỹ đất sạch để thu hút mạnh đầu tư.... nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả những lợi thế mà vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đưa lại.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra, xét đến cùng, giải pháp về con người luôn giữ vai trò quan trọng nhất; chính vì vậy, tỉnh sẽ tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh toàn diện đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; trước mắt, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh rất mong các đồng chí Tỉnh ủy viên, trên cương vị công tác đã được phân công hãy phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, lãnh đạo địa phương, đơn vị mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng quê hương Quảng Trị ngày càng giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình, phấn đấu đưa tỉnh nhà phát triển nhanh, bền vững.
Trân trọng cám ơn ông!

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.