Dòng sông tội nghiệp

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Có giá trị lịch sử và kinh tế lớn, tuy nhiên sông Sài Gòn đang bị tổn thương rất nặng vì sạt lở, xả thải, nhiễm mặn, lấn chiếm.

Sông Sài Gòn đã không hoang sơ mà đang bị biến đổi. Nếu không can thiệp ngay thì 1/4 thế kỷ nữa, người ta sẽ rất ngại tiếp xúc với dòng sông này, đó là ý kiến chung tại Hội thảo quy hoạch để phát huy tiềm năng và lợi thế sông Sài Gòn được tổ chức tại TP HCM mới đây.

Sông Sài Gòn dài 256km, bắt đầu từ Bình Phước sau đó qua Tây Ninh, Bình Dương và TP HCM. Đoạn sông chảy qua TP HCM dài 80km như “dải lụa mềm” uốn lượn trong lòng TP tạo ra những bán đảo đẹp như Thanh Đa hay Thủ Thiêm, tạo ra những khu vực hữu tình mà hiện chỉ các “đại gia” mới có thể tiếp cận như Thảo Điền (Thủ Đức).

Nếu biết tận dụng, sông Sài Gòn có thể phát triển kinh tế mà vẫn đẹp như sông Chao Phraya của Bangkok (Thái Lan), sông Hoàng Phố của Thượng Hải (Trung Quốc)… Như sông Chao Phraya đoạn qua Bangkok dài 33km, được thiết lập 34 bến lên xuống dọc sông. Nếu mỗi nơi dừng khoảng một giờ thì phải mất ba ngày mới có thể đi hết. Mỗi điểm đến trên sông trở thành một nơi vui chơi, giải trí, du lịch.

Thế nhưng, thực tế sông Sài Gòn đang bị tổn thương rất nặng vì tình trạng sạt lở, nhiễm mặn, lấn chiếm hai bên bờ, nhiều người coi dòng sông như “sân sau” để xả thải. Hiện, thượng nguồn con sông có 47 nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp dẫn đến nguy cơ ô nhiễm. Hay riêng đoạn qua TP HCM có đến 56 điểm lấn chiếm, ảnh hưởng lớn đến phát triển đồng bộ toàn tuyến sông.

Theo một báo cáo của Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP hồi giữa năm 2020, cả tuyến sông Sài Gòn từ huyện Củ Chi đến quận 7 có khoảng 50 đồ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, 84 dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở, khu phức hợp thương mại - dịch vụ, khu công viên kết hợp vui chơi giải trí, với khoảng 454ha đang được phát triển ven sông. Trong đó, có 13 chủ đầu tư với 116 lô đất ảnh hưởng tới hành lang bảo vệ sông. Trong số các dự án lấn bờ sông Sài Gòn, có gần một nửa đã nhận quyết định cưỡng chế, yêu cầu tháo dỡ, nhưng vẫn không ít chủ đầu tư không thực hiện.

“TP đang quay lưng với dòng sông dù nó cho chúng ta sự sống. Ứng xử với một di sản như vậy là thiếu sự tôn trọng”, một chuyên gia đánh giá. Chung quan điểm, một lãnh đạo Hội Quy hoạch TP HCM cảnh báo về nguy cơ, thậm chí là tai họa cho tương lai nếu không ứng xử đúng đắn với dòng sông Sài Gòn hiện nay.

Lãnh đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP thừa nhận thời gian qua TP đã không đối xử với sông Sài Gòn như mong đợi. Cách đây hai năm, địa phương đã nhận ra điều này và bắt đầu thay đổi cách quản lý dòng sông. TP đang điều chỉnh quy hoạch chung theo hướng phát triển không gian kề cận ven sông. Tuy nhiên, phải cần rất nhiều thời gian để “bức tranh” quy hoạch thành thực tiễn. Trong quá trình đó, người dân cần phải có ý thức bảo vệ, không “xâm hại” con sông; các nhà khoa học, nghiên cứu cũng nên tiếp tục góp tiếng nói nhằm nâng cao nhận thức người dân về vấn đề này.

Cũng có ý kiến rất thú vị, cho rằng nếu đúng luật, sông Sài Gòn đoạn qua TP HCM dài 80km, nếu nhân với 50m lộ giới mỗi bên đường ven sông thì sẽ có 800ha đất để phát triển - quy mô tương đương quận 1. Từ đó, có thể hình dung ra giá trị kinh tế mà bờ sông này mang lại. Nếu đúng luật, hãy trả lại phần 800ha này cho cộng đồng, người dân, TP HCM sẽ tự hào có một công viên rộng lớn chạy từ thượng nguồn đến hạ lưu, là tài sản đô thị vô cùng lớn.

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.