Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Đồng Nai tiếp tục là điểm sáng kinh tế

Công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ tỉnh đã hoàn tất.
Công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ tỉnh đã hoàn tất.
(PLVN) - Trong 5 năm qua, dù gặp nhiều thách thức nhưng kinh tế Đồng Nai vẫn có những bước phát triển tốt, góp mặt trong nhóm những tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế. 

Những con số ấn tượng 

Nhìn lại nhiệm kỳ đã qua, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ, kinh tế Đồng Nai tiếp tục phát triển ở tất cả các lĩnh vực. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân mỗi năm tăng 8,14%, nằm trong nhóm tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Quy mô GRDP tính theo giá hiện hành đến năm 2020 đạt gần 400 ngàn tỷ đồng (tương đương 17,2 tỷ USD), gấp 1,7 lần so với năm 2015. 

Sự chuyển dịch mạnh mẽ thể hiện ở mô hình tăng trưởng kinh tế chuyển đổi theo xu hướng tăng hàm lượng đóng góp của khoa học, công nghệ và sáng tạo. Kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (công nghiệp, xây dựng chiếm 61,72%, dịch vụ 29,98%, nông, lâm, ngư nghiệp 8,3%).

GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 124 triệu đồng/người, tương đương khoảng 5.300 USD, gấp hơn 1,7 lần năm 2015. Cơ cấu lao động dịch chuyển nhanh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Bên cạnh đó, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, cạnh tranh minh bạch, bình đẳng hơn, tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển.

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có trên 40.133 doanh nghiệp trong nước được thành lập và hoạt động với tổng vốn đăng ký trên 310.129 tỷ đồng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Song song đó, nhiều dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới và bổ sung tăng vốn (đến nay có 1.230 doanh nghiệp FDI với tổng vốn đăng ký trên 218.000 tỷ đồng).

Trong 5 năm qua, đã có trên 440 ngàn tỷ đồng đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thương mại, du lịch, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, hạ tầng thông tin truyền thông... Trong đó, nhiều công trình quan trọng đưa vào sử dụng, làm tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao đời sống nhân dân.

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch cũng ghi nhận những con số ấn tượng. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân mỗi năm trên 11%.  Hoạt động dịch vụ có bước chuyển đáng kể, mở rộng về quy mô và đa dạng về hình thức, nhất là các loại hình dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu, viễn thông - công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng…

Điều này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Hoạt động ngoại thương đạt kết quả khả quan, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 9,0%/năm; mức xuất siêu tăng dần qua các năm, đến năm 2019 đạt 3,2 tỷ USD, tăng gần 2,5 lần năm 2015.

Sản xuất nông nghiệp mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bất lợi về thời tiết, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, song nhìn chung vẫn duy trì được sự phát triển ổn định. Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 1ha đất nông, lâm nghiệp và thủy sản đến nay đạt 228,8 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 59,6 triệu đồng/người/năm, tăng 19,44 triệu đồng so với năm 2015.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai dự lễ động thổ xây dựng hạ tầng khu tái định cư sân bay Long Thành.
 Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai dự lễ động thổ xây dựng hạ tầng khu tái định cư sân bay Long Thành.

Nhận diện thách thức để tạo cơ hội 

Những kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội trong các năm qua là tiền đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Việc tập trung xây dựng các dự án quan trọng cấp quốc gia như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và các dự án giao thông liên kết vùng đang triển khai trên địa bàn sẽ tạo động lực, cơ hội thúc đẩy phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Bên cạnh những thành tựu ấn tượng, Đồng Nai cũng đang đối mặt với những thách thức, đó là tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh, gây sức ép lớn về yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng. Mặt khác, áp lực dân số ngày càng gia tăng và kéo theo nhiều hệ lụy về mặt xã hội cần phải giải quyết như việc làm, nhà ở, dịch vụ y tế, giáo dục, ô nhiễm môi trường; tình trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp.

Bên cạnh đó, những khó khăn, thách thức trong quản lý nhà nước về công tác bồi thường, khiếu kiện về đất đai, việc chuyển đổi nghề nghiệp, bảo đảm cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất khi triển khai thực hiện các dự án lớn cũng là một thách thức không nhỏ.

Xa hơn, vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và quá trình đô thị hóa, tính chủ động tham gia trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn hạn chế, những diễn biến phức tạp, khó lường về thời tiết, thiên tai do biến đổi khí hậu... cũng cần phải đặt ra trong nhiệm kỳ tới. 

Quốc phòng - an ninh tiếp tục được giữ vững song vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường. Là địa phương có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh, các thế lực thù địch luôn coi Đồng Nai là một trong những địa bàn trọng điểm tập trung chống phá. Sự chống phá không ngừng của các thế lực thù địch cùng với những vấn đề bất cập về an sinh xã hội nếu không được giải quyết triệt để sẽ là những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh.

Tình hình trên vừa tạo ra những thuận lợi, thời cơ cũng như những khó khăn, thách thức, đan xen nhau. Từ đó đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới đối với sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh phải chủ động và quyết tâm, nỗ lực phấn đấu để tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, xây dựng tỉnh Đồng Nai ngày càng phát triển toàn diện. 

Một góc của dự án tái định cư sân bay Long Thành.
Một góc của dự án tái định cư sân bay Long Thành. 

Các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2020-2025:

Chỉ tiêu kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân hàng năm trên 8,5%. GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2025 đạt trên 186 triệu đồng (tương đương 8.000 USD). Tổng vốn đầu tư xã hội huy động trong 5 năm trên 500.000 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước hàng năm đạt dự toán được giao.

Chỉ tiêu xã hội, môi trường đến cuối năm 2025: có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, toàn tỉnh có 70% lao động qua đào tạo nghề, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh đạt 95%, đạt tỷ lệ 10 bác sĩ/1 vạn dân và 30 giường bệnh/1 vạn dân. Có trên 90% dân số đô thị, trên 85% dân số nông thôn sử dụng nước sạch theo chuẩn QC02, thu gom và xử lý chất thải y tế, chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại đạt 100%, có 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.