Đồng bào dân tộc thiểu số hào sảng hiến đất mở đường

Bà con tổ dân phố Ka Ming (thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) hiến đất mở rộng đường.
Bà con tổ dân phố Ka Ming (thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) hiến đất mở rộng đường.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Về những thôn bản xa xôi của huyện Di Linh (Lâm Đồng), nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng quê khó một thời. Những dãy nhà khang trang nối tiếp nhau mọc lên, những tuyến đường bê tông dài ra từng ngày...

“Cán bộ đi trước, làng nước theo sau”

Trước đây, con đường đi qua tổ dân phố Ka Ming (thị trấn Di Linh, huyện Di Linh) chỉ rộng 3m, quanh năm ngập ngụa sình lầy, xe ô tô có tải trọng lớn không thể đi vào. Nhưng nay con đường này nay được mở rộng tới 13m, chưa tính lề đường, đấu ra trung tâm thị trấn Di Linh đang hoàn thiện những khâu cuối cùng.

Khi bắt đầu những thủ tục đầu tiên để khởi công mở rộng tuyến đường này, chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã rất lo lắng bởi liên quan tới việc thu hồi đất, giải phóng nhà ở và các công trình khác của hơn 100 gia đình trong khi kinh phí dự án lại hạn chế. Để thực hiện thành công dự án này cần phải có sự thống nhất, đồng thuận cùng chính quyền và chủ đầu tư của bà con địa phương, theo phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bà con trong vùng thụ hưởng tự nguyện hiến đất để mở rộng đường.

Theo ông Phạm Thành Đồng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo huyện Di Linh, để thị trấn Di Linh đạt được các điều kiện của đô thị loại 4 vào năm 2025, chỉ tính riêng tổ dân phố Ka Ming cần phải đầu tư xây dựng 3 tuyến đường đi qua, nối vào đường vành đai Đông Bắc và đường tới khu sản xuất của người dân với tổng chiều dài là 4.440m. Trong đó, riêng tuyến đường trục chính nối ra trung tâm thị trấn có chiều dài 1,2km, rộng 13m, chưa tính hành lang, hai tuyến đi vào khu sản xuất mặt đường rộng 5m, tổng diện tích vận động hiến đất là 22.200m2, đi qua 223 hộ.

“Đây thực sự là nhiệm vụ rất nặng nề. Càng nặng nề hơn khi khu vực này hầu hết là bà con đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng chúng tôi biết, nếu nhận được sự đồng thuận của bà con thì không việc gì là không làm được. Thậm chí làm rất nhanh!”, ông Đồng nói.

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, lời dạy đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể ở huyện Di Linh vận dụng, phát huy có hiệu quả.

Ban đầu, khi tổ dân vận tới nhà thuyết phục nhưng nhiều người dân từ chối hiến đất bởi dọc con đường chủ yếu là dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn số đất phải hiến có hộ quy ra giá trị hàng tỷ đồng.

Phát huy tinh thần “cán bộ đi trước, làng nước theo sau”, ông K’Gẹo, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Đinh Trang Hòa (huyện Di Linh) và Nguyễn Công Lành, Bí thư Chi bộ tổ dân phố Di Linh Thượng 2, nơi có tuyến đường đi qua đã gương mẫu tiên phong. Các công trình xây dựng trên đất được ông K’Gẹo, ông Lành phá bỏ, gọi chủ đầu tư tới bàn giao mặt bằng.

Thấy cán bộ gương mẫu, dự án được công khai minh bạch, nhiều gia đình đã đồng lòng tự nguyện tháo dỡ cổng, hàng rào, sân, vật kiến trúc tại nhà mình để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Sau đó, hơn 100 hộ còn lại, không ai bảo ai, tất cả đều tự giác làm theo. Thậm chí, không ít gia đình còn tháo dỡ một phần căn nhà với giá trị hàng tỷ đồng để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư mở rộng tuyến đường. Điển hình như hộ gia đình ông K’Sôm, bà Ka Dốp, ông Di Tuấn, ông K’Brờng, ông K’Bút và ông K’Sỹ.

Không chỉ ở trung tâm huyện, xã, việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường ở vùng sâu, vùng xa của huyện Di Linh cũng đã nhận được sự đồng hành, ủng hộ của bà con đồng bào dân tộc thiểu số địa phương.

Bà Ka Thùy (ngụ xã Bảo Thuận) là người tiên phong trong việc hiến 500m2 đất để nhà nước mở rộng đường, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đi lại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo bà Thùy, đất là tài sản lớn, rất quý, nhưng nếu ai cũng chỉ biết tư lợi cái trước mắt thì quê hương không thể phát triển được. “Bà con hiến đất, nhà nước bỏ tiền xây dựng đường, người được hưởng lợi là bà con mình”, bà Thùy nói.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới

Một “điểm sáng” xây dựng nông thôn khác của huyện Di Linh là xã Gung Ré. Từ một trong những xã khó khăn nhất của huyện Di Linh, tới năm 2016, Gung Ré được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nhiều con số đạt được khá ấn tượng như tổng thu ngân sách trên địa bàn từ 5,4 tỷ đồng năm 2020 tăng lên gấp 2 lần, đạt hơn 11 tỷ đồng trong năm 2022; thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng; diện tích cây trồng chủ động nước tưới đạt 90%; 95% rác thải được thu gom; số hộ nghèo giảm xuống còn 82/1.640 hộ, bằng 5%... Nhiều hộ từ chỗ chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ nay đã chuyển sang chăn nuôi tập trung với các mô hình nuôi chim yến, chim cút đẻ trứng, cá tầm…

Đường vào rẫy được bà con Gung Ré (Di Linh, Lâm Đồng) mở rộng, trải đá.

Đường vào rẫy được bà con Gung Ré (Di Linh, Lâm Đồng) mở rộng, trải đá.

Gung Ré nằm trên tuyến Quốc lộ 28 nối tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Bình Thuận. Đây là vùng đất vốn rất khó khăn và đói nghèo của huyện Di Linh. Trong 6 thôn của toàn xã với gần 7.000 nhân khẩu thì có 3 thôn là người đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên.

Ông Trịnh Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã cho biết, những năm gần đây đời sống người dân địa phương đã không ngừng được nâng lên. Có được thành công đó là nhờ bà con đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất và sinh kế, áp dụng máy móc thay sức người.

Đặc biệt, từ khi thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, bà con trong xã đã tự nguyện hiến 100% đất cùng tài sản, cây cối trên đất và đối ứng hàng tỷ đồng để xây dựng các tuyến đường. Từ năm 2021 đến nay, xã đã hoàn thành xây dựng 19 tuyến đường vào thôn bản với chiều dài 6,8 km. Trong đó kinh phí Nhà nước hỗ trợ 4,9 tỷ đồng, của người dân đóng góp 5,8 tỷ đồng và toàn bộ đất để làm đường đều do bà con tự nguyện hiến. Đặc biệt, 5 tuyến đường vào nương rẫy, khu sản xuất của người dân với chiều dài trên 15 km, kinh phí thực hiện lên tới 6,9 tỷ đồng đều do người dân tự nguyện đóng góp và hiến đất.

Từ năm 2022 đến nay, trong 3 thôn đồng bào dân tộc thiểu số có 41 hộ khó khăn nhất làm được sân bê tông và hàng rào kiên cố. Nhà nước hỗ trợ mỗi gia đình 10 bao xi măng, còn lại các hộ bỏ tiền và công sức để tự làm.

Cũng nhờ giao thông thuận lợi, người dân dễ dàng tái canh cây cà phê, tăng năng suất từ 2-2,5 tấn/ha lên 3-3,5 tấn/ha; thu nhập tăng từ 38 triệu đồng năm 2021 lên 48 triệu đồng/người/năm hiện nay…Hiện tại xã Gung Ré đang hoàn thiện các tiêu chí đã đạt được theo chuẩn nông thôn mới. Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 phấn đấu đưa Gung Ré đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025.

Di Linh là huyện đặc biệt của tỉnh Lâm Đồng khi là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất; tỷ lệ người dân tộc thiểu số lớn nhất tỉnh; sản lượng cà phê lớn nhất tỉnh; có số ao hồ lớn nhất tỉnh; huyện có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh và tỷ lệ hộ nghèo cũng lớn nhất tỉnh.

Tại huyện Di Linh hiện nay có hơn 40% người dân tộc thiểu số Tây Nguyên sinh sống. Không chỉ đa dạng về văn hóa, người dân tộc thiểu số tại huyện Di Linh còn rất tích cực cùng chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới, xây dựng quê hương giàu mạnh. Đến nay, toàn huyện có 18/18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có 1 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Đặc biệt, huyện đã duy trì mô hình "Ngày thứ Bảy xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" hàng chục năm nay đã phát huy hiệu quả rất tốt. Theo đó, cứ thứ Bảy hàng tuần, từ thôn đến xã, huyện đều tổ chức các chương trình liên quan đến các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, lực lượng nòng cốt là đoàn viên thường xuyên vận động học sinh, đoàn viên trong huyện nhặt rác xung quanh nhà, đường làng ngõ xóm.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.