Đối thoại trực tuyến" Thành tựu trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW

Phó tổng Biên tập Trần Đức Vinh tặng hoa các vị khách mời tham gia chương trình Giao lưu.
Phó tổng Biên tập Trần Đức Vinh tặng hoa các vị khách mời tham gia chương trình Giao lưu.
(PLVN) - Tham gia chương trình giao lưu với độc giả là ông Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng  Vụ PBGDPL – Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Uyên Minh Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật – Ban Nội chính Trung ương. 

Trước yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới, nhận thức tầm quan trọng của công tác PBGDL, ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân”.

Sự ra đời của Chỉ thị số 32-CT/TW đã đặt nền móng quan trọng để xây dựng, ban hành thể chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật và tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới theo chỉ đạo của Đảng ta.

Để cùng nhìn nhận, đánh giá phân tích những kết quả đã đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Báo PLVN phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp tổ chức chương trình đối thoại trực tuyến với chủ đề “Thành tựu trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW”. 

Tham gia chương trình giao lưu với độc giả là ông Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng  Vụ PBGDPL – Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Uyên Minh Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật – Ban Nội chính Trung ương. 

 

- Thưa ông Lê Vệ Quốc, sự ra đời của Chỉ thị số 32-CT/TW đã đặt nền móng quan trọng để xây dựng, ban hành thể chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật. Ông có thể đánh giá kết quả đạt được trong lĩnh vực này?

Ông Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng  Vụ PBGDPL – Bộ Tư phápĐể tiếp tục đưa công tác PBGDPL lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW. Chỉ thị đã khẳng định PBGDPL là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cơ quan Đảng, chính quyền, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, đồng thời công tác PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.

Để đáp ứng yêu cầu trên của Chỉ thị và Kết luận số 04 ngày 19/4/2011-KL/TW về xây dựng, ban hành Luật PBGDPL và các văn bản pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện công tác PBGDPL, ngày 20/6/2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật PBGDPL.

 

Đây là một dấu son quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật, khẳng định cụ thể hơn tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác này đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở đó, để Luật Phổ biến giáo dục pháp luật được triển khai thi hành, 03 Nghị định của Chính phủ, 07 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 01 Thông tư liên tịch của liên Bộ Tài chính - Tư pháp, 09 Thông tư và 02 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và 01 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã được ban hành. Đây là hành lang pháp lý vững chắc, có tính thống nhất, đồng bộ của công tác PBGDPL trong suốt thời gian qua và hiện nay.

- Theo ông, kết quả quan trọng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW như thế nào?

Ông Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng  Vụ PBGDPL – Bộ Tư phápTheo tôi, trong 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã đạt được những kết quả quan trọng sau:

- Nhận thức của các cấp ủy và chính quyền trong chỉ đạo tổ chức triển khai công tác PBGDPL đã có sự chuyển biến tích cực:     các cấp ủy, tổ chức đảng đã xác định rõ hơn công tác PBGDPL là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở. Điều đó thể hiện rõ trong việc các cấp ủy đảng đã tích cực vào cuộc, dành thời gian, nguồn lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra... cũng như việc ban hành nhiều văn bản triển khai công tác PBGDPL đến tận cấp cơ sở.

- Thể chế, chính sách của công tác PBGDPL cơ bản đã hoàn thiện: Việc ban hành các văn bản, thể chế, chính sách trong công tác PBGDPL ngày càng được hoàn thiện, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, toàn diện, chặt chẽ với văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Luật PBGDPL năm 2012 và các văn bản có liên quan từ Nghị định đến Thông tư. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị quan tâm hơn nữa đến công tác PBGDPL, qua đó đầu tư cả về nguồn nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác PBGDPL.

Ông Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng Vụ PBGDPL – Bộ Tư pháp trả lời câu hỏi giao lưu với bạn đọc
  Ông Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng  Vụ PBGDPL – Bộ Tư pháp trả lời câu hỏi giao lưu với bạn đọc

- Số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL được từng bước cải thiện, nâng cao: Trong suốt quá trình thực hiện PBGDPL của 15 năm qua, số lượng cũng như chất lượng về nguồn nhân lực thực hiện công tác này đã được nâng lên từng bước. Đội ngũ nguồn nhân lực thực hiện PBGDPL trong thời gian qua đã góp phần cơ bản, quan trọng trong việc triển khai công tác PBGDPL được đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả trên toàn quốc. Qua thông kê chưa đầy đủ từ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, số lượng báo cáo viên Trung ương trong thời gian 15 năm đã tăng 8,3 lần (giai đoạn 2003 -2007 là 232 người, đến giai đoạn 2016-2019 là 1.947 người), số lượng báo cáo viên cấp tỉnh, báo cáo viên cấp huyện và tuyên truyền viên đều tăng lên (số lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên hiện là 25.454 người; tuyên truyền viên là 137.844 người).

- Nội dung, hình thức, mô hình PBGDPL có hiệu quả, phù hợp hơn với từng đối tượng, lĩnh vưc, địa bàn: Nội dung phổ biến đã bám sát nhu cầu xã hội, nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương; những vấn đề dư luận quan tâm và cần định hướng dư luận đã được chú trọng thực hiện; chú trọng giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành  pháp luật gắn với giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống đề hình thành nhân cách, xây dựng con người Việt Nam toàn diện phát triển.

Hình thức PBGDPL đã được thực hiện đa dạng, phong phú, sáng tạo, thể hiện màu sắc, văn hóa của từng vùng miền; Nhiều mô hình hay, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn đã xuất hiện trên khắp cả nước, trở thành những điểm sáng của cơ sở trong triển khai công tác PBGDPL.

Ví dụ như: Ở Bộ Quốc phòng có mô hình mỗi ngày một điều luật được áp dụng trong toàn quân. Ở một số tỉnh đã phát huy sức mạnh ở các mạng viễn thông để gửi tin nhắn thông tin pháp luật; Trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tấn báo chí xây dựng rất nhiều chuyên trang chuyên mục tuyên truyền pháp luật: các mục hỏi đáp pháp luật trực tuyến của Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam; Ngày pháp luật được tổ chức hàng tuần, hàng tháng ở nhiều cơ quan đơn vị; triển khai các cuộc thi tìm hiểu pháp luật như tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Viêt Nam do Bộ Tư pháp chủ trì triển khai, tìm hiểu pháp luật về phòng chống ma túy ...

-  Nguồn lực cho công tác PBGDPL được đảm bảo, việc huy động nguồn lực từ trong nhân dân và sự tham gia của người dân vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được quan tâm: Thời gian qua nguồn lực tài chính cũng như các chính sách hỗ trợ cho đội ngũ những người làm công tác PBGDPL đã được bảo đảm và ngày càng hoàn thiện. Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan rà soát để tiếp tục trình các cấp có thẩm quyền xem xét, tạo điều kiền phù hợp về nguồn lực cho công tác này. Hoạt động xã hội hóa công tác PBGDPL cũng đã được chú trọng và ngày càng có hiệu quả thiết thực. Với sự  thu hút, huy động và sử dụng có các nguồn lực xã hội từ nhân lực đến tài chính, nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia cùng với Nhà nước bằng những phương thức và mô hình phong phú, linh hoạt đã góp phần gia tăng hiệu quả thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững của công tác PBGDPL.

-  Sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trong thời gian qua đã được nâng cao góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật. Qua việc tổng kết cho thấy, thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật có chiều hướng ngày càng giảm[1]; số cuộc ngừng việc tập thể trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất giảm[2]; trong lĩnh vực đất đai, tỉ lệ đơn thu khiếu kiện giảm[3]; tỉ lệ cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chiếm tỉ lệ 79%[4]...             

Như vậy, nhìn chung công tác PBGDPL trong những năm qua đã kịp thời đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần quan trọng tạo nên chuyển biến về tình hình tuân thủ pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân….

- Xin ông cho biết về định hướng, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới?

Ông Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng  Vụ PBGDPL – Bộ Tư pháp:

 Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn của công tác PBGDPL đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới, là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, xây dựng, củng cố Nhà nước pháp quyền XHCN, đảm bảo quyền con người và quyền công dân; coi đó là một bộ phận không thể tách rời của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống trở thành ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội. 

- Tăng cường và đổi mới toàn diện, sâu sắc sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác PBGDPL; xác định Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong công tác PBGDPL nhưng đồng thời đây cũng là trách nhiệm của toàn dân trong việc tìm hiểu, tuân thủ và chấp hành Hiến pháp và pháp luật. 

- Xác định giáo dục pháp luật là tiền đề mang tính quyết định đến việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người, là một trong những biện pháp cơ bản có ý nghĩa chiến lược bồi dưỡng, xây dựng, hình thành nhân cách thế hệ công dân - những người lao động mới, góp phần tạo nên thế hệ con người mới đáp ứng các yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập thế giới.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và huy động nguồn lực của xã hội dể triển khai công tác PBGDPL vừa đảm bảo nhu cầu và xu thế của thời đại, vừa đảm bảo sự tiết kiệm, hiệu quả.

 - Dành nguồn lực thỏa đáng để triển khai công tác PBGDPL theo hướng ưu tiên cho nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

-  Là đảng viên tham gia sinh hoạt tại địa phương, tôi có trách nhiệm thế nào trong thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật ? (Hoàng Hồng Lam – Quảng Bình)

- Ông Nguyễn Uyên Minh Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật – Ban Nội chính Trung ương: Trên tinh thần Chỉ thị 32 phổ biếngiáo dục pháp luật là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, bên cạnh đó Luật PBDGPL năm 2012 quy định công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu pháp luật. Là một Đảng viên sinh hoạt tại địa phương chị có trách nhiệm tuyên truyền PBDGPL và học tập tìm hiểu pháp luật.

- Ông Nguyễn Uyên Minh Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật – Ban Nội chính Trung ương
- Ông Nguyễn Uyên Minh Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật – Ban Nội chính Trung ương

- Một điều luật mới được ban hành, nhưng cán bộ xã tôi không phổ biến cho người dân biết. Nếu người dân vi phạm quy định của điều luật mới này thì ai là người phải chịu trách nhiệm, cán bộ hay dân? (Lê Tuấn – Phú Yên)

- Ông Nguyễn Uyên Minh Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật – Ban Nội chính Trung ương:  Về nguyên tắc mọi công dân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Tuy nhiên, Luật PBDGPL năm 2012 quy định công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu pháp luật; đồng thời Chỉ thị 32 phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị. Vì vậy, trong trường hợp này nếu người dân vi phạm thì trước tiên người dân sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Đối với cán bộ xã sẽ bị xem xét, xử lý theo Luật PBDGPL năm 2012. Nếu cán bộ xã là đảng viên cũng sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của Đảng.

 

Theo ông/bà, để nâng cao hiểu biết, ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên, cần thực hiện những giải pháp nào? (Đặng Thùy Trang – Hà Nội)

- Ông Nguyễn Uyên Minh Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật – Ban Nội chính Trung ương: Đối với nhà trường, chúng ta cần phải đổi mới những hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, thiết thực hơn gắn với thực tiễn, phải xuất phát từ giáo dục đạo đức, lối sống văn minh. Thầy cô phải là tấm gương mẫu mực trong việc thực hiện và chấp hành pháp luật.  

 

Trong gia đình, ông bà, bố mẹ cũng phải làm gương trong vấn đề thực hiện pháp luật, đồng thời tích cực giáo dục con cái về ý thức chấp hành pháp luật.

Đối với các tổ chức đoàn thể mà thanh thiếu niên tham gia cũng phải tích cực phổ biến tuyên truyền PBDGPL gắn với các phong trào, sinh hoạt của đoàn thể. 

Đối với xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng cũng có nhiều hình thức phù hợp để tuyên truyền PBDGPL cho các em.

- Hiện nay, nguồn nhân lực cho công tác PBGDPL ở nhiều địa phương còn hạn chế, một người phải làm nhiều công việc. Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL?

Ông Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng  Vụ PBGDPL – Bộ Tư pháp: Nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL ở địa phương có thể chia làm 2 nhóm: công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác PBGDPL. Ví dụ như Sở Tư pháp các tỉnh có phòng PBGDPL. Ở đó thông thường được phổ biến 3-4 công chức để thực hiện nhiệm vụ này. Nhóm thứ hai là những người báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Thông thường các báo cáo viên pháp luật là những người làm công tác kiêm nhiệm. Họ có thể là công chức một cơ quan Nhà nước nhưng được công nhận là báo cáo viên để triển khai công tác PBGDPL.

Ở cấp xã có các tuyên truyền viên pháp luật như chúng tôi đã cung cấp thì có một số lượng tương đối lớn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về PBGDPL cũng như đội ngũ công chức trong lĩnh vực này còn hạn chế về số lượng, nguồn lực và cơ chế đảm bảo. Còn lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên thì cũng chưa được trang bị một cách đầy đủ kiến thức, kỹ năng một cách cần thiết.

Bên cạnh đó, chế độ chính sách đối với đội ngũ này chưa thực sự được quan tâm thỏa đáng ở một số địa phương. 

Để khắc phục vấn đề này trong thời gian tới chúng ta cần quan tâm một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Quan tâm đến biên chế cho cơ quan tư pháp ở địa phương như: Sở Tư pháp, phòng Tư pháp để đảm bảo có đủ số lượng trực tiếp tham mưu cho các cơ quan địa phương về công tác PBGDPL.

Thứ hai: Phải thường xuyên tập huấn bồi dưỡng cho công chức làm công tác quản lý và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Đảm bảo tính chuyên nghiệp, chuyên biệt, phù hợp với xu hướng của thời đại, với nhu cầu của xã hội ở trong từng lĩnh vực, với từng đối tượng khác nhau.

Thứ ba: Phải quan tâm đến chính sách đãi ngộ cho đội ngũ những người làm công tác PBGDPL.

Thứ tư: Quan tâm dành nguồn lực thỏa đáng để tạo cơ chế, công cụ, biện pháp bảo đảm trong công tác PBGDPL từ nguồn lực tài chính đến cơ sở vật chất trang thiết bị.

Cuối cùng, hiện nay, Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ đề án số 471 năm 2019 về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL.

Các bộ ngành đặc biệt là địa phương cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong đề án để thực hiện một cách có hiệu quả trên tinh thần tiết kiệm nguồn nhân lực, vật lực và thời gian.

 

-  Cơ quan tôi muốn thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng xã hội thì có được không? 

Ông Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng  Vụ PBGDPL – Bộ Tư pháp: Theo quy định tại Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định các Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có hình thức “Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư”.

Vì vậy, cơ quan bạn có thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng xã hội theo quy định của pháp luật.

Hiện nay rất nhiều cơ quan từ Trung Ương đến địa phương đã sử dụng mạng xã hội để thực hiện việc cung cấp thông tin pháp luật liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của cơ quan đơn vị đó. Và công tác PBGDPL cũng đã được nhiều Sở Tư pháp của các tỉnh triển khai thông qua facebook, zalo như Bạc Liêu, Đồng Tháp...

-  Qua theo dõi thông tin trên báo chí, tôi thấy có nhiều trường hợp đảng viên vi phạm pháp luật. Theo ông/bà, nguyên nhân của thực trạng này là do đâu? (Lê Ngọc Bích – Đà Nẵng).

 Ông Nguyễn Uyên Minh Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật – Ban Nội chính Trung ương: Việc vi phạm pháp luật của một số Đảng viên trong thời gian vùa qua có rất nhiều nguyên nhân, có thể là sự hiểu biết pháp luật, có thể là ý thức chấp hành pháp luật. 

Theo tôi, qua 15 năm thực hiện chỉ thị 32 và hơn 7 Luật phổ biến GDPL hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của cán bộ đảng viên và nhân dân được nâng lên rất nhiều đặc biết là đối với đảng viên. 

Tuy nhiên, việc vi phạm pháp luật của một số đảng viên như bạn nói trong thời gian qua cũng không thể khẳng định do một nguyên nhân nào mà chúng ta cần phải tổng kết đánh giá chất lượng hiệu quả tuyên truyền PBGDPL cũng như giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với đảng viên cũng như đối với nhân dân.

 

- Trường hợp Chi bộ nơi tôi đang sinh hoạt muốn lồng ghép phổ biến kiến thức pháp luật cho đảng viên thông qua sinh hoạt chi bộ thường kỳ có được hay không? 

Ông Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng  Vụ PBGDPL – Bộ Tư phápTheo quy định tại Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định các Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có hình thức “Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở”. Do đó, có thể lồng ghép phổ biến kiến thức pháp luật cho đảng viên thông qua sinh hoạt chi bộ thường kỳ. 

Đây là một trong những hình thức rất phổ biến được nhiều cấp Uỷ áp dụng và rất có hiệu quả. Vì vậy, hình thức PBGDPL thông qua việc lồng ghép trên không những được phép thực hiện theo quy định của pháp luật mà cần khuyến khích nhân rộng.

- Tôi là công chức Tư pháp – Hộ tịch xã, tôi có được tự “sáng tạo” hình thức phổ biến pháp luật không? Ví dụ đưa nội dung pháp luật trong dựng thành kịch, thành bài hát…. 

Ông Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng  Vụ PBGDPL – Bộ Tư phápTheo quy định tại Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định các Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có hình thức: 

6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; 

8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.”

Do đó, căn cứ vào đối tượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.

Tôi có thể chia sẻ với bạn thêm rằng, hình thức sân khấu hóa trong PBGDPL  là hình thức được nhân rộng ở nhiều địa phương, cơ quan đơn vị. Ở Quảng Nam, Quảng Ngãi người ta vận dụng nét văn hóa “hát bài chòi” để triền khai hình thức PBGDPL. Vì vậy, việc sân khấu hóa hoạt động PBGDPL luôn được khuyến khích, nhân rộng vì tính gần gũi, dễ hiểu, dễ tiếp nhận và đạt hiệu quả cao, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

- Tôi là người dân muốn được thông tin, tìm hiểu một số nội dung pháp luật liên quan. Vậy cơ quan, tổ chức nào có thể giúp tôi việc này?

Ông Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng  Vụ PBGDPL – Bộ Tư phápTheo quy định tại Khoản 1 Điều 9, Điều 10, Khoản 1 Điều 18 Luật Tiếp cận thông tin thì tất cả các cơ quan Nhà nước khi thực hiện vai trò quản lý Nhà nước đều phải có trách nhiệm công khai hóa các thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của cơ quan mình. Vì vậy, khi một công dân muốn được cung cấp những thông tin chính sách, pháp luật nhất định thì trước hết công dân đó cần tìm hiểu vấn đề thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Nhà nước nào để từ đó chọn địa chỉ đúng cho việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của mình. Theo quy định của Luật tiếp cận thông tin 2018, về nguyên tắc mọi công dân đều được quyền cung cấp thông tin về chính sách pháp luật do các cơ quan Nhà nước tạo ra. Đặc biệt là UBND cấp xã thì còn phải cung cấp những thông tin do mình nhận được để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình. Những thông tin chỉ bị cấm cung cấp khi liên quan đến bí mật Nhà nước hoặc an ninh Quốc gia. Bên cạnh đó có thể có những thông tin được cung cấp một cách hạn chế hoặc khi có điều kiện như: những thông tin liên quan đến bí mật đời tư, bí mật kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Vì vậy, với tư cách là một công dân bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin về chính sách pháp luật mà bạn quan tâm theo nguyên tắc cơ quan nào tạo ra thông tin thì cơ quan đó phải có trách nhiệm cung cấp. Tôi lấy ví dụ (khoản 2, điều 9 Luật Tiếp cận thông tin) Tôi xin lấy ví dụ Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tạo ra và thông tin do mình tạo ra.

Mời quý vị tiếp tục đặt câu hỏi giao lưu cùng hai vị khách mời tại phần bình luận của bài viết, hoặc gửi vào hòm thư của thư ký phụ trách chương trình: vantung.phapluatvn@gmail.com!

 

Tin cùng chuyên mục

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Đọc thêm

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.