Đội tàu Việt Nam nên 'đánh' vào thị trường nội địa, nội Á

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý khi nằm trên tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới, hệ thống cảng biển nước ta đồng bộ, đón được những tàu biển lớn nhất thế giới. Nhưng đội tàu biển của ta còn yếu, bởi vậy, để làm ăn hiệu quả, chúng ta cần biết mình, biết người, “mèo bé bắt chuột con”.

Đội tàu biển còn yếu

Theo ông Hoàng Hồng Giang - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ GTVT, vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối hàng hóa giao thương giữa các nước trên thế giới. Hơn 80% sản lượng hàng hóa thương mại được vận tải bằng đường biển. Tuy nhiên, đội tàu nước ta chủ yếu vận tải nội địa và hoạt động tuyến quốc tế ngắn trong khu vực châu Á, chưa thể cạnh tranh được đội tàu nước ngoài.

Ông Giang cho rằng, việc phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam là hướng đi quan trọng để giảm chi phí vận tải, từng bước nâng cao thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đội tàu biển Việt Nam, giảm sự phụ thuộc vào đội tàu nước ngoài. “Tuy nhiên, hiện nay đội tàu nước ta đang yếu và thiếu” - lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam thừa nhận.

Thừa nhận sự yếu kém của đội tàu biển trong nước, ông Võ Duy Thắng - Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải (Cục Hàng hải Việt Nam) cho biết, đội tàu biển nước ta có xu hướng giảm về tổng số lượng tàu, nhưng tăng số lượng loại tàu có trọng tải lớn. Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2020, số lượng đội tàu vận tải biển dao động từ 1.000 đến trên 1.200 tàu. Số lượng tàu năm 2021 so với năm 2016 giảm trên 200 tàu (17,2 %). So với giai đoạn 2010 - 2015, đội tàu vận tải của Việt Nam đã giảm trên 400 tàu. Nhưng tổng dung tích và tổng trọng tải của đội tàu vận tải tăng trưởng trên 6%.

Năng lực yếu của đội tàu Việt Nam còn được thể hiện ở chỗ chủ yếu phù hợp với thị trường vận chuyển hàng hóa ven biển nội địa hoặc quốc tế ngắn trong khu vực; chưa thể cạnh tranh tại thị trường vận chuyển quốc tế.

Bổ sung thêm về sự yếu kém của đội tàu Việt Nam, ông Bùi Văn Trung - Tổng Thư ký Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam - cho biết, đội tàu container của Việt Nam còn quá nhỏ bé. Đến 31/3/2022, cả nước có 10 công ty vận tải container, sở hữu 48 tàu container với tổng sức chở 39.519 Teus, tổng trọng tải 548.236 DWT. Trong số này, có tới 13 tàu trên 25 tuổi, 3 tàu trên 20 tuổi, 15 tàu có trọng tải từ 300 Teus đến dưới 600 Teus, chỉ có thể chạy ở trong nước. 17 tàu có trọng tải từ 600 Teus trở lên có thể chạy các tuyến khu vực nội Á.

“Trong khi đó, chỉ riêng hãng Evergreen của Đài Loan đã sở hữu 116 tàu và thuê khai thác 87 tàu với tổng năng lực chuyên chở là 1,4 triệu Teus” - ông Trung dẫn chứng.

“Mèo bé bắt chuột con”

Thừa nhận đội tàu biển quốc tế của Việt Nam còn yếu kém nhưng các chuyên gia và giới quản lý vận tải biển thừa nhận nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển vận tải biển.

Đại diện Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam cho biết, nước ta có vị trí địa chính trị quan trọng, nằm trên tuyến vận tải hàng hải trọng yếu Đông - Tây bán cầu Bắc, chiếm trên 80% khối lượng vận chuyển hàng hóa toàn thế giới. Khoảng 90% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được chuyên chở bằng đường biển.

Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải thì cho rằng Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều Hiệp định thương mại tự do, là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế là những điều kiện thúc đẩy hàng hóa Việt Nam sản xuất ra thị trường quốc tế.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang, hệ thống cảng biển Việt Nam đã được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa vận tải bằng đường biển. Đặc biệt, nuớc ta đã hình thành một số cảng biển nước sâu, đón được các tàu lớn nhất thế giới đi biển xa mà không phải giảm hàng hay qua trung chuyển. Từ đây, đã hình thành 3 phân khúc thị trường vận tải biển là vận tải nội địa, nội Á và biển xa.

Vị Thứ trưởng cho rằng doanh nghiệp Việt Nam không nên “viển vông” việc vận tải biển xa vào lúc này mà cần “đánh” vào thị trường trọng tâm, trọng điểm là vận tải nội địa và nội Á. Trước mắt, chúng ta phải cố gắng giành giật thị trường vận tải nội Á cho đội tàu biển của ta. Muốn phát triển đội tàu vận tải quốc tế, phải “bóc ngắn cắn dài” - ông Sang gợi ý.

Vì thế cần tăng thị phần hàng hóa, khối lượng hàng hóa bằng đường biển và đường thủy nội địa để giảm áp lực cho đường bộ, giảm giá thành vận tải biển, từ đó giảm chi phí logistics…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.