Đối ngoại và khát vọng phát triển đất nước

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ ngày 12/05/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, là một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong ASEAN và cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào đối thoại và hợp tác, sẵn sàng đóng góp vai trò chủ động, tích cực, phù hợp với tiềm lực và vị thế.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ ngày 12/05/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, là một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong ASEAN và cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào đối thoại và hợp tác, sẵn sàng đóng góp vai trò chủ động, tích cực, phù hợp với tiềm lực và vị thế.
(PLVN) -  “Đối ngoại phải góp phần tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển và phục vụ tốt nhất cho cả hai yêu cầu chiến lược của Việt Nam là phát triển và bảo vệ Tổ quốc”, Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Hội Việt - Mỹ chia sẻ.

Cơ hội và thách thức mới

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, có thể thấy, 2022 là một năm đầy thử thách đối với đối ngoại Việt Nam. Tình hình thế giới đặt ra không ít khó khăn, thách thức, không chỉ là dịch bệnh mà còn là khủng hoảng về kinh tế, dẫn đến lạm phát, khủng hoảng của giá dầu, giá lương thực... Thêm vào đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng trở thành điểm chuyển dịch của địa chiến lược quốc tế, cạnh tranh nước lớn ở đây gia tăng…

Trong bối cảnh đó, năm 2022, đối ngoại Việt Nam đã có những bước đi rất quan trọng. Sau khi kiểm soát được dịch bệnh, Việt Nam thực sự mở cửa trở lại, cả về sản xuất, đời sống sinh hoạt xã hội và giao lưu quốc tế. Bên cạnh đó, dù điều kiện rất khó khăn, song đối ngoại Việt Nam đã chủ động hơn trong hội nhập, trong quan hệ quốc tế, minh chứng là những chuyến đi và những hoạt động rất nổi bật.

“Việt Nam tiếp tục tham gia một cách tích cực vào các hoạt động của ASEAN và những đóng góp của chúng ta trong ASEAN được quốc tế đánh giá cao, cả trong ứng phó với các thách thức như đại dịch, biến đổi khí hậu cũng như ứng xử trong quan hệ với các nước lớn và bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực”, Đại sứ Phạm Quang Vinh nhấn mạnh.

Việt Nam có những chuyến thăm và những hoạt động đối ngoại lớn, nhất là củng cố quan hệ với các nước láng giềng, các đối tác lớn như Trung Quốc, Mỹ, Liên Hợp quốc; một loạt hoạt động đối ngoại dồn dập cuối năm 2022, khi các nước bắt đầu kiểm soát được dịch bệnh... Tất cả tạo thành một bức tranh mới của đối ngoại Việt Nam.

Trong năm 2023, Đại sứ Phạm Quang Vinh nhận định, bức tranh thế giới vẫn tiếp tục có nhiều thách thức đa chiều, thậm chí nhiều thách thức cùng đến một lúc - điều chưa từng có tiền lệ trong quan hệ quốc tế, cả trong bức tranh địa chính trị cũng như bức tranh địa kinh tế thế giới. Điều này đặt ra không ít những cách thức, không phải chỉ cho Việt Nam mà cho cả khu vực và thế giới.

Thứ nhất, dù bước đầu đã kiểm soát được đại dịch COVID-19 nhưng những hệ lụy của dịch bệnh sau gần 3 năm đặt các nước trước những khó khăn kinh tế rất lớn. Thêm vào đó là những khó khăn địa chính trị trên thế giới, dẫn đến lạm phát tiếp diễn, các chuỗi cung ứng đứt gãy chưa thể hàn gắn được ngay, vấn đề môi trường, về giá dầu, thiếu hụt lương thực... “Đây vẫn là thách thức lớn trong năm 2023”, ông Vinh nhấn mạnh.

Thứ hai, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn vẫn sẽ mang lại nhiều thách thức. Trước sức ép để chọn bên, ứng xử thế nào để không bị rơi vào cái bẫy cạnh tranh nước lớn? Cọ xát và cạnh tranh giữa các nước lớn cũng sẽ làm đứt gãy các chuỗi cung ứng bao gồm cả về kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ. Trong bức tranh đó, lựa chọn như thế nào để phát triển sẽ là rất khó.

Thứ ba, các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, nguy cơ dịch bệnh trở lại, nước biển dâng, thiên tai… tiếp tục đòi hỏi các quốc gia phải ứng phó một cách cấp bách hơn và không một quốc gia nào có thể tự mình làm được.

Cuối cùng, cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển, vừa là cơ hội, vừa là thách thức rất lớn cho các nước. Nếu chậm về công nghệ nói chung thì có thể tụt hậu 5-10 năm, nhưng nếu chậm bắt kịp với đà phát triển của công nghệ số thì có thể sẽ bị tụt hậu đến hàng thập kỷ. Những điều này đặt ra yêu cầu về phục hồi và phát triển đất nước rất lớn.

Tuy nhiên, Đại sứ Phạm Quang Vinh cũng chỉ ra rằng, trong bức tranh thách thức nhiều chiều và phức tạp như vậy, năm 2023 không phải không có cơ hội. Nếu không bắt kịp thì chắc chắn sẽ bị lỡ cơ hội. Ngoài ra, cạnh tranh nước lớn gia tăng nhưng rõ ràng các nước cũng đều quan tâm đến châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Đông Nam Á và ASEAN, có rất nhiều đề xuất về hợp tác và sáng kiến mới ở khu vực.

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, đan xen với những thách thức về chọn bên là những cơ hội về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư cũng như về chính trị, an ninh. “Vấn đề đặt ra lựa chọn như thế nào để không bỏ lỡ cơ hội? Thêm vào đó, những xu hướng phát triển kinh tế mới, cả về mô hình cũng như về cách tiếp cận, đặc biệt là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi sạch đã trở thành những ngành kinh tế của tương lai. Thực sự nó đã hiện hữu và sẽ là mô hình phát triển rất mới sắp tới. Chúng ta sẽ nắm bắt điều đó như thế nào?”, Chủ tịch Hội Việt - Mỹ đặt ra một loạt vấn đề.

Hiện thực hóa khát vọng lớn

Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng, bối cảnh quốc tế năm 2023 đặt ra rất nhiều thách thức đan xen với cơ hội, đòi hỏi chúng ta phải xử lý một cách phức tạp hơn. Trong khi đó, Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu tới năm 2045 đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, mạnh mẽ và hùng cường. Bước sang giai đoạn mới này, đối ngoại sẽ phải phục vụ cho khát vọng lớn đó. Mặc dù thế giới biến động phức tạp nhưng Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới, đặc biệt những cơ hội cho hợp tác nhiều mặt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh mới, về đối ngoại, Việt Nam tiếp tục đường lối nhất quán về chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hội nhập, đa dạng hóa và đa phương hóa. “Chúng ta không chọn bên, không “đi với bên này chống bên kia”, đồng thời, chúng ta phải chủ động quan hệ tốt với tất cả các nước. Chính sách độc lập tự chủ, hội nhập, đa dạng hóa, đa phương hóa sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng hợp tác với tất cả các đối tác, kể cả trong trường hợp các đối tác đó cạnh tranh nhau”, ông Phạm Quang Vinh nêu rõ.

Bên cạnh đó, đối ngoại phải tạo ra được sự đột phá trong phát triển. Việt Nam phải tiếp tục những nỗ lực của năm 2022, cấp bách phục hồi và nối lại chuỗi cung ứng. Theo ông Vinh, để làm được việc này, chúng ta sẽ phải đan xen lợi ích với các quốc gia. Hiện nay các quốc gia khác cũng đang có những điều chỉnh rất lớn, tạo ra nhiều khó khăn và cả cơ hội. Có những nước vẫn áp dụng chính sách Zero COVID, có những nước mở cửa từng phần, có những nước đã mở cửa hoàn toàn… Trong bức tranh đa sắc màu đó, để tranh thủ phục hồi, việc nối lại hợp tác quốc tế, nối lại giao lưu kinh tế quốc tế, nối lại đầu tư thương mại thế nào cũng là một việc phải quan tâm thực hiện và điều chỉnh.

Đại sứ Phạm Quang Vinh cũng cho rằng, đối ngoại phải góp phần tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển và phục vụ tốt nhất cho cả hai yêu cầu chiến lược của Việt Nam là phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Để làm được điều này, Việt Nam phải tích cực hợp tác với các nước trong khu vực, nhất là Đông Nam Á và ASEAN, tích cực hợp tác với các đối tác của ASEAN, bao gồm cả Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… để thúc đẩy hợp tác, xây dựng lòng tin, thúc đẩy môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực.

Đối ngoại cũng phải thúc đẩy hợp tác để có thể thích ứng một cách hiệu quả nhất với những thách thức an ninh phi truyền thống. Theo đó, thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác để ứng phó dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai và thời tiết khắc nghiệt… Cuối cùng, điều chúng ta đang hướng tới là phát triển cao hơn, chất lượng hơn cho Việt Nam. Do đó, chúng ta phải bắt kịp xu hướng về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi sạch…

Theo ông Phạm Quang Vinh, “chìa khóa” để thực hiện những mục tiêu lớn đó là sự kết nối. Theo đó, cần sự kết nối giữa 3 lĩnh vực đối ngoại chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội. Ba trụ cột của đối ngoại bao gồm đối ngoại Đảng, đối ngoại Nhà nước, đối ngoại nhân dân phải gắn kết để tạo ra động lực. Đặc biệt là kết nối giữa đối ngoại của Trung ương, địa phương với đối ngoại của các doanh nghiệp.

Đại sứ Phạm Quang Vinh khẳng định, trong bối cảnh địa chiến lược và cạnh tranh nước lớn rất phức tạp hiện nay, việc vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp đường lối, chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam là độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập chắc chắn sẽ đạt được thành công. Đối ngoại sẽ hỗ trợ cho phát triển đất nước với chất lượng cao hơn, với tầng nấc cao hơn trong hội nhập quốc tế, tranh thủ các chuỗi cung ứng quốc tế… để đạt được khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hùng cường.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tình hữu nghị và đoàn kết - Biểu tượng cao đẹp của mối quan hệ bền chặt Việt Nam - Campuchia

Tình hữu nghị và đoàn kết - Biểu tượng cao đẹp của mối quan hệ bền chặt Việt Nam - Campuchia

Tối 4/4, tại thủ đô Phnom Penh, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia đã tổ chức cuộc gặp gỡ thân mật với Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) nhân dịp Tết cổ truyền Choul Chnam Thmey 2025 và kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đọc thêm

Giữ nước là kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, trường tồn

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu dâng hoa tưởng nhớ ơn công lao Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong” khu vực ngã năm Đền Giếng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày 5/2/2025. (Ảnh: ND)
(PLVN) -  Ngày 19/9/1954, tại Đền Giếng trong Khu di tích Đền Hùng, Bác Hồ đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời dạy thiêng liêng ấy là “kim chỉ nam” cho mỗi người dân Việt Nam trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, giữ nước không chỉ là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà còn là củng cố sức mạnh tổng hợp của đất nước trước những biến động toàn cầu.

Việt Nam lên tiếng về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng lên hàng xuất khẩu

Việt Nam lên tiếng về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng lên hàng xuất khẩu
(PLVN) -  Ngày 04/04, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định quyết định của Hoa Kỳ về việc áp thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam không phản ánh đúng tinh thần hợp tác kinh tế - thương mại song phương và có thể gây tác động tiêu cực đến quan hệ giữa hai nước. Đồng thời, Việt Nam cam kết tiếp tục trao đổi với Hoa Kỳ để tìm kiếm giải pháp hợp tác công bằng, bền vững, vì lợi ích chung của doanh nghiệp và người dân hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia buồn cùng Đại sứ Khamphao Ernthavanh và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán CHDCND Lào tại Việt Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 4/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Hà Nội viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”: Cần được thúc đẩy trở thành động lực thu hút đầu tư phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP HCM lần thứ 5 năm 2024. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Thời gian qua, hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh của nước ta ngày càng được hoàn thiện và có những bước tiến đáng kể, có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải tiếp tục cải cách thể chế theo hướng thực chất hơn nữa.

Quyết tâm đưa Lâm Đồng thành tỉnh phát triển nhanh và bền vững

Quyết tâm đưa Lâm Đồng thành tỉnh phát triển nhanh và bền vững
(PLVN) - Đó là một trong những định hướng được Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gợi mở tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng Lâm Đồng, hướng đến kỷ niệm 50 năm Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, diễn ra tối 3/4 tại TP Đà Lạt.

Thông cáo đặc biệt về quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone

Thông cáo đặc biệt về quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông báo:

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.

Phải tin tưởng, truyền cảm hứng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo để rà soát tình hình thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt thảo luận, cho ý kiến xây dựng Đề án Phát triển KTTN trình Bộ Chính trị.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận Hội nghị. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Sáng qua (2/4), tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.

Khánh Hòa kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng

Lễ kỷ niệm diễn ra trang trọng.
(PLVN) - Tối 2/4, tại Quảng trường 2 tháng 4 (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975 - 2/4/2025), hướng đến 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Việt Nam - Armenia: Tận dụng tối đa tiềm năng hợp tác giữa hai nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp Armenia và Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Sáng 2/4 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã dự Tọa đàm Doanh nghiệp (DN) Việt Nam - Armenia. Sự kiện do Bộ Tài chính Việt Nam phối hợp với Bộ Kinh tế Armenia tổ chức.