'Đối ngoại quốc phòng là mặt trận bảo vệ Tổ quốc bằng biện pháp hòa bình'

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
(PLO) - Thời gian qua, đột phá lớn nhất của Việt Nam trong hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng (HNQT và ĐNQP) là gắn lợi ích của mình vào lợi ích của khu vực và thế giới. Nhờ đó tạo thế tự chủ và cân bằng chiến lược, tạo sự ổn định chính trị, xã hội, kinh tế... cho đất nước để tiếp tục phát triển, dù trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến động. Nhân tổng kết 5 năm vấn đề HNQT và ĐNQP giai đoạn 2015-2018, phóng viên Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh-Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thượng tướng cho biết về kết quả những đổi mới của công tác ĐNQP sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 806-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương và gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng?

- Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết số 806-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về HNQT và ĐNQP đến năm 2020 và những năm tiếp theo; 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; lĩnh vực ĐNQP đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, trước hết là về nhận thức. Cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân đã quán triệt sâu sắc về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đặt ra những yêu cầu rất cao và phải tiến hành đồng bộ.

ĐNQP là một mặt trận, một lĩnh vực bảo vệ Tổ quốc bằng biện pháp hòa bình. ĐNQP đã trở thành diễn đàn hợp tác và đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, duy trì hòa bình, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng ta đấu tranh một cách minh bạch, thẳng thắn với những quốc gia bất đồng về lợi ích hoặc quan điểm, trong đó có quan điểm về chủ quyền, chế độ chính trị và những quan điểm khác liên quan đến quân sự, quốc phòng.

Công tác ĐNQP cũng đã tích cực phục vụ xây dựng quân đội, đặc biệt là đào tạo và tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ, công nghiệp quốc phòng trong tình hình mới. Quân đội muốn hiện đại thì trước hết con người phải hiện đại, có khả năng hội nhập và tiếp cận với khoa học kỹ thuật phát triển của thế giới.

Một điểm nữa cũng rất đáng ghi nhận là thông qua công tác ĐNQP, chúng ta thực sự đã đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định không chỉ cho riêng đất nước chúng ta mà còn cho khu vực và thế giới. Từ đó, vị thế của đất nước, của Quân đội nhân dân Việt Nam được dư luận quốc tế đánh giá cao.

Thưa Thượng tướng, vậy đâu là những đột phá của công tác HNQT và ĐNQP của Quân đội ta trong thời gian qua?

- Đột phá lớn nhất là chúng ta đã gắn lợi ích của mình vào lợi ích của khu vực và thế giới. Nhờ đó, chúng ta thu hút được những lợi thế từ bên ngoài, tận dụng sự phát triển chung của thế giới, những mặt tích cực của tình hình quốc tế và khu vực có lợi cho quốc phòng và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, chúng ta vẫn giữ được độc lập, tự chủ và thế cân bằng chiến lược, tạo sự ổn định chính trị, xã hội, kinh tế... cho đất nước để tiếp tục phát triển, dù trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến động.

Vào năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN. Bộ Quốc phòng đã xác định điểm nhấn của năm ASEAN 2020 trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng là gì, thưa Thượng tướng?

- Năm 2020 được dự báo sẽ là năm tình hình khu vực và trên thế giới có nhiều điều chỉnh về mặt chiến lược. Trong bối cảnh đó, chúng ta xác định phải làm thật tốt vai trò chủ nhà về mặt quân sự, quốc phòng, đồng thời đóng góp cho vai trò chủ nhà của quốc gia. Theo tôi, hiện nay, điều mà ASEAN cần nhất là sự thống nhất về quan điểm chiến lược và lợi ích chiến lược.

Vì vậy, dự kiến sẽ có một Tuyên bố Hà Nội về sự đoàn kết, thống nhất trong ASEAN, vai trò trung tâm của ASEAN và sự đóng góp tích cực, chủ động hơn nữa của ASEAN đối với an ninh khu vực cũng như quốc tế. Đây cũng là chủ đề cần hướng tới trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM).

Ngoài ra, trong khuôn khổ cấu trúc an ninh rất được quan tâm là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), gồm 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác, chúng tôi đang trao đổi về việc hình thành một tầm nhìn chiến lược của ADMM+ về an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương cũng như sự hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia đối tác.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, cần xây dựng vị thế và tâm thế mới của Việt Nam trong xử lý quan hệ với các nước, cả song phương và đa phương. Đặc biệt, các vấn đề thuộc lợi ích cốt lõi của Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải thể hiện tiếng nói mạnh mẽ hơn và lập trường đối ngoại tích cực hơn, trước hết ở trong khu vực. Theo Thượng tướng, thời gian tới, công tác ĐNQP sẽ được triển khai như thế nào để bám sát quan điểm này?

- Tôi rất tâm đắc với bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đặc biệt, khi Tổng Bí thư nói rằng chúng ta phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn về các vấn đề đối ngoại, các vấn đề về lợi ích quốc gia dân tộc, các vấn đề liên quan tới quan điểm, chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng. Theo tôi hiểu, trước hết chúng ta phải hết sức chủ động để thực hiện nhiệm vụ đối ngoại vì lợi ích của chính chúng ta.

Không nên bị động chờ các nước khác mà phải chủ động với sự chuẩn bị rất kỹ về những vấn đề có tính nguyên tắc. Chúng ta phải chủ động đưa ra các sáng kiến, các vấn đề đảm bảo cho lợi ích của Việt Nam nhưng cũng phù hợp với lợi ích chung.

Chỉ đạo của Tổng Bí thư có thể hiểu là khi đã nói thì phải làm và đã làm là phải làm tốt, phải tạo được lòng tin của quốc tế đối với Việt Nam. Đây là quan điểm mà chúng tôi rất tâm đắc. Ngay sau Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, Đại tướng Ngô Xuân Lịch-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng đã có chỉ thị đưa bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thành một tài liệu học tập trong các cơ quan đối ngoại của toàn quân.

Cũng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, Thượng tướng đã phát biểu nêu rõ, công tác ĐNQP đã thực hiện tốt phương châm chỉ đạo của Đảng, trong đó có việc “Giữ cân bằng chiến lược”; “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh, đấu tranh để hợp tác tốt hơn”. Đề nghị Thượng tướng giải thích rõ hơn về phương châm chỉ đạo này?

- Chúng ta luôn nói đến độc lập tự chủ của đất nước trong cả đường lối đối ngoại và đối nội mà điều kiện bên ngoài đầu tiên là phải duy trì quan hệ đa phương hóa, đa dạng hóa và cân bằng chiến lược. Bởi chúng ta không nghiêng về bên nào thì mới độc lập tự chủ được. Đó là chủ trương nhưng muốn cân bằng được thì phải làm gì? Trong quan hệ với bên ngoài, có thể có những điểm tương đồng nhưng cũng có bất đồng.

Chúng ta tiếp nhận những điểm tương đồng để hợp tác, song cũng không thể quay lưng với những điểm bất đồng vì dù muốn hay không, chúng vẫn tác động đến lợi ích của chúng ta. Thế nên hợp tác là chính nhưng phải đấu tranh và đấu tranh bằng biện pháp phù hợp để hiểu nhau hơn, thu hẹp bất đồng, giúp cho hợp tác tốt hơn.

Trân trọng cảm ơn Thượng tướng!

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.