Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả

Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh định hướng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị. (Ảnh: TTXVN)
Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh định hướng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra yêu cầu tất yếu phải đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Quá trình này đòi hỏi sự tham gia từ phía Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp... đồng lòng giải quyết các vấn đề chung của xã hội, hướng đến hoàn thành mục tiêu đưa nước ta trở thành nước phát triển vào năm 2045.

Yêu cầu tất yếu

Quản trị quốc gia là quá trình Nhà nước, tổ chức xã hội và người dân tương tác với nhau để giải quyết các vấn đề chung của xã hội, hướng đến mục tiêu bảo đảm sự phát triển hài hoà, bền vững của quốc gia. Việc đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả ở nước ta hiện nay là tất yếu, khách quan, xuất phát từ yêu cầu triển khai thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới quản trị quốc gia gắn với xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra chủ trương đổi mới quản trị quốc gia gắn với việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới xác định nhiệm vụ: “Ðổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân”.

Việc này cũng xuất phát từ yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vai trò của Nhà nước trong quản trị quốc gia hiện đại.

Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế, chính sách, pháp luật

Để tiếp tục đổi mới quản trị quốc gia đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy về quản trị quốc gia. Theo đó, cần tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc hơn về mặt lý luận, tổng kết thực tiễn quản trị quốc gia ở Việt Nam và kinh nghiệm các nước để định hình, phát triển con đường đổi mới phù hợp với thể chế chính trị và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và tổ chức xã hội trong nền “quản trị quốc gia”; bảo đảm sự tương tác của các chủ thể này nhằm củng cố sự đồng thuận xã hội, thúc đẩy và bảo đảm sự ổn định, phát triển bền vững của quốc gia.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tiến trình đổi mới quản trị quốc gia. Các nghị quyết của Đảng cần thể hiện một cách toàn diện, sâu sắc quan điểm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN gắn với đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, kiên định lập trường phát triển kinh tế theo định hướng XHCN mang màu sắc Việt Nam trong tổng thể cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế, chính sách, pháp luật; tập trung vào tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế, tạo lập khuôn khổ pháp lý để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung các đạo luật ở các lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt, có tính khả thi cao, lấp đầy các khoảng trống pháp lý, tháo gỡ các điểm nghẽn, mâu thuẫn, chồng chéo, tạo sự đột phá về phát triển kinh tế - xã hội.

Chú trọng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; phát triển nguồn nhân lực, an sinh xã hội; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; thử nghiệm cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển các mô hình kinh tế mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo...

Đồng thời, tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là người đứng đầu trong xây dựng pháp luật; chống tiêu cực, lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản pháp luật. Tổ chức phản biện chính sách, tham vấn công chúng, nhất là tham vấn chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình xây dựng pháp luật. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, ứng dụng tối đa thành tựu của khoa học, kỹ thuật nhằm hiện đại hoá kỹ thuật xây dựng pháp luật. Đổi mới mạnh mẽ tư duy lập pháp từ chỗ thụ động sang chủ động, đón đầu và định hướng quan hệ xã hội, chuyển đổi từ tư duy quản lý sang tư duy kiến tạo phát triển.

Cùng với đó, cần ban hành Luật Tổ chức thi hành pháp luật, trong đó quy định rõ về các hoạt động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thi hành pháp luật; tổ chức bộ máy, nguồn lực, trang thiết bị, ngân sách và các điều kiện bảo đảm khác để tổ chức thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật; sơ kết, tổng kết thi hành pháp luật...

PGS.TS. Tào Thị Quyên

PGS.TS. Tào Thị Quyên

Bảo đảm thể chế thực sự minh bạch, rõ trách nhiệm

Ngoài ra, cần sửa đổi các luật về tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng xác định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước, sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả.

Xây dựng, hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực nhà nước, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; bảo đảm xác định rõ nội dung, phạm vi, giới hạn “những gì được phép làm”, “những gì bắt buộc phải làm”, “những gì bị cấm không được làm”, để làm căn cứ cho hoạt động kiểm soát quyền lực; bảo đảm thể chế thực sự minh bạch, rõ trách nhiệm, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục hoàn thiện các đạo luật liên quan đến phát huy dân chủ, bảo đảm sự tham gia của người dân vào quản trị quốc gia...

Chính phủ, các Bộ, ngành đẩy mạnh công tác tổ chức thi hành pháp luật; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo thuận lợi tối đa cho người dân tiếp cận pháp luật. Tăng ngân sách cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Ban hành các văn bản chi tiết và hướng dẫn thi hành luật; theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật; bảo đảm các điều kiện kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để pháp luật được thi hành nghiêm trong thực tế; sơ kết, tổng kết, phát hiện những lỗ hổng, vướng mắc, bất cập trong thi hành và đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật. Phát triển đồng bộ và đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ pháp lý. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác pháp lý.

Cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước: gắn phân cấp, phân quyền với cải cách hành chính và bảo đảm điều kiện, nguồn lực thực hiện; tăng cường kiểm soát việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, phân quyền; phân định rõ trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể, đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước...

Về phía các cơ quan tư pháp, cần phân định rõ nhiệm vụ xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; xây dựng tòa án điện tử; bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử và độc lập của thẩm phán, hội thẩm khi xét xử. Thực hiện tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, văn minh, pháp quyền, hiện đại, nghiêm minh, dễ tiếp cận, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Ðổi mới cơ chế Nhân dân tham gia xét xử tại tòa án.

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện đầy đủ trách nhiệm công tố trong quá trình tố tụng; thực hiện tốt tranh tụng tại các phiên toà; phối hợp với cơ quan điều tra và toà án phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ tham nhũng lớn; tăng cường kiểm soát việc thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động xét xử.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.