Đổi mới mạnh mẽ phương thức giám sát của Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị các thành viên Đoàn Giám sát cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa, có định hướng, trọng tâm, trọng điểm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị các thành viên Đoàn Giám sát cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa, có định hướng, trọng tâm, trọng điểm.
(PLVN) - Đây là nhấn mạnh của Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội tại Phiên họp của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021”, diễn ra ngày 18/3.

Nâng cao hiệu quả giám sát

Phát biểu khai mạc phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Quang Phương, Trưởng Đoàn giám sát đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của chuyên đề giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; đề nghị cần có sự đổi mới mạnh mẽ trong phương thức giám sát; có kế hoạch giám sát chi tiết, cụ thể với từng bộ, ngành, địa phương; bám sát theo đặc thù và các vấn đề, những vướng mắc ở bộ, ngành, địa phương để đảm bảo nâng cao hiệu quả giám sát xứng tầm với trách nhiệm giám sát tối cao của QH.

Theo Phó Trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công, Ủy ban Thường vụ QH đã khẳng định đây là chuyên đề rất quan trọng, liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân; có phạm vi rộng. Vì vậy, phải bảo đảm tính toàn diện, trọng tâm, trọng điểm và làm đến nơi đến chốn; kiến nghị, xử lý được những tồn tại; chấn chỉnh việc tổ chức thực hiện và kiến nghị sửa đổi các văn bản luật.

Thông tin cụ thể về kế hoạch giám sát tại một số bộ, ngành và địa phương, ông Hoàng Anh Công, Đoàn sẽ giám sát việc bố trí cán bộ, công chức thực hiện tiếp công dân; việc niêm yết nội quy, công khai lịch tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, người đứng đầu; việc phân loại, ghi sổ tiếp công dân theo quy định…

Giám sát về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đoàn giám sát sẽ tập trung vào các vấn đề tiếp nhận, phân loại đơn khiếu nại, tố cáo; việc đảm bảo quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; việc thực hiện quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo; đánh giá kết quả việc thực hiện việc rà soát đối với các khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, đông người; đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Trần Quang Phương khẳng định, mục đích cử đoàn đi giám sát là để khẳng định lại nhận định, đánh giá trong báo cáo bước đầu, giám sát xử lý các vụ việc để nhìn nhận rõ các vấn đề vĩ mô. Đề nghị các thành viên Đoàn giám sát cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa, có định hướng, trọng tâm, trọng điểm trong giám sát, làm việc chủ động, tích cực với tinh thần trách nhiệm cao để việc giám sát đạt được kết quả cao nhất.

Khắc phục hạn chế trong việc chậm ban hành văn bản liên quan công tác dân tộc

Cùng ngày 18/3, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc (HĐDT) về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có liên quan đến công tác dân tộc giai đoạn 2016 - 2021 đã làm việc với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT).

Cơ bản đồng tình với báo cáo của ba Bộ, Đoàn giám sát cũng thẳng thắn chỉ ra, việc ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường do Bộ TN&MT được giao chủ trì xây dựng còn chậm. Do vậy, Bộ cần đánh giá ảnh hưởng của việc chậm ban hành này đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đối với Bộ Y tế, Đoàn giám sát đề nghị đánh giá sâu hơn những nội dung chính sách liên quan đến vệ sinh môi trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; công tác phòng bệnh, chữa bệnh, tình trạng nhân lực y tế còn thiếu và yếu chưa đáp ứng yêu cầu Đảng, Nhà nước đề ra; nhiều dược liệu quý ở vùng này chưa được quan tâm phát triển, không phát huy được đội ngũ lương y dân tộc, bài thuốc dân tộc.

Đối với Bộ TT&TT, Đoàn giám sát lưu ý việc gửi báo cáo còn chậm, chưa rõ nội dung chính sách của Bộ tác động như thế nào đến đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐDT Trần Thị Hoa Ry, Trưởng Đoàn Giám sát nêu rõ, Đoàn Giám sát đánh giá cao sự nỗ lực của Bộ TN&MT, Bộ TT&TT, Bộ Y tế trong việc tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số và cụ thể hoá những nội dung quy định trong Luật, các Nghị quyết của Quốc hội để chính sách đi vào thực tiễn.

Trưởng Đoàn Giám sát đề nghị Bộ TT&TT, Bộ Y tế, Bộ TN&MT tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia để hoàn thiện báo cáo theo hướng bổ sung đánh giá tác động của việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các Luật, Nghị định đã được QH ban hành đối với vùng dân tộc thiểu số.

Đồng thời làm rõ những vướng mắc, bất cập, đưa ra những kiến nghị, đề xuất rõ ràng, cụ thể, nêu rõ giải pháp, nội dung cần tháo gỡ, thời hạn hoàn thành khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác ban hành VBQPPL liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó cần làm rõ trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 và Nghị quyết 120/2020/QH14 liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số để công tác này đạt được nhiều hiệu quả thực chất hơn nữa trong thực tiễn.

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Đọc thêm

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.