Đổi mới chính sách tài chính về đất đai có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng

Trưởng BKTTW làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính.
Trưởng BKTTW làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính.
(PLVN) - Làm việc Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (BKTTW), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo “Tổng kết thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (BCHTW) khóa XI” - nhấn mạnh, việc đổi mới chính sách tài chính về đất đai có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng...

Trong khuôn khổ Chương trình làm việc với các ban, bộ ngành, địa phương về nhiệm vụ Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-TW của BCHTW khóa XI, sáng ngày 30/6/2021, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW đã làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng BKTTW, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW, Trưởng đoàn công tác - đã nhấn mạnh: Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt, nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Chính vì vậy, đổi mới, bổ sung, hoàn thiện chính sách đất đai cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và sự phát triển của xã hội luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong đó, chính sách pháp luật về tài chính đất đai có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng.

Trưởng BKTTW nêu rõ, qua thực tế triển khai thực hiện các quan điểm chỉ đạo, định hướng đổi mới chính sách pháp luật về đất đai của Đảng ta trong thời gian qua đã có tác động tích cực, tạo sự chuyển biến, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; thị trường đất đai từng bước đi vào nền nếp có sự điều tiết của nhà nước, tạo thêm nguồn thu quan trọng cho ngân sách.

Tuy nhiên sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 19- NQ/TW và Luật Đất đai 2013, bên cạnh những kết quả rất quan trọng đã đạt được, chính sách pháp luật về đất đai của nước ta hiện nay cũng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, cản trở quá trình phát triển của đất nước.

“Việc thực hiện Tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng Nghị quyết mới với những chủ trương, định hướng, giải pháp mới, đảm bảo nguồn tài nguyên đất đai được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nhất, bền vững, thực sự là một công cụ quan trọng của nhà nước trong việc huy động nguồn lực đất đai, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, nhắm tới mục tiêu, khát vọng đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong đó, việc đổi mới chính sách tài chính về đất đai có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng…”- Trưởng BKTTW nhấn mạnh

Tại buổi làm việc, các báo cáo, ý kiến trao đổi, thảo luận đã tập trung phân tích, đánh giá các tồn tại, hạn chế của chính sách pháp luật đất đai, đồng thời đánh giá nguyên nhân và đề xuất những nội dung đổi mới, hoàn thiện trong thời gian tới, trong đó bao gồm các vấn đề quan trọng như: các chính sách thuế có liên quan đến đất đai; chính sách thu tiền sử dụng đất (SDĐ), thu tiền thuê đất; cơ chế tăng cường, đa dạng hóa các nguồn vốn cho Quỹ phát triển đất; giá đất và nhiều vấn đề khác có liên quan.

Nhiều ý kiến kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung đối với chính sách tài chính, chính sách thuế cũng được đưa ra, như: Sửa đổi, bổ sung quy định về người SDĐ nhằm đảm bảo sự phù hợp với quy định của Luật nhà ở; Sửa đổi, bổ sung quy định về quy hoạch, kế hoạch SDĐ; Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; Hoàn thiện cơ chế về thu hồi đất; Quy định cụ thể về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ; Hoàn thiện quy định về giá đất; Rà soát cơ chế chính sách về đất đai; Hoàn thiện các chính sách thuế liên quan đến bất động sản; Phân định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai; Quy định cụ thể về công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đất đai nói chung và chính sách tài chính đất đai nói riêng...

Phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Trưởng BKTTW, ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính - nêu rõ, Bộ Tài chính nhận thức rất rõ tầm quan trọng to lớn của vấn đề đất đai và chính sách tài chính đất đai đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Bộ Tài chính sẽ nỗ lực, quyết tâm với tinh thần cao nhất, phát huy sự chủ động, sáng tạo, tiếp tục tập trung nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến để khẩn trưởng hoàn thiện các báo cáo, chuyên đề, đóng góp xứng đáng vào quá trình Tổng kết Nghị quyết quan trọng này.

Hội nghị cũng đã thống nhất giao các đơn vị thường trực của Bộ Tài chính và Tổ Biên tập tổng kết Nghị quyết tiếp tục khẩn trương làm việc trực tiếp, trao đổi cụ thể để hoàn thiện các nội dung tổng kết trong lĩnh vực quan trọng này, góp phần vào hoàn thiện Đề án tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW và xây dựng Nghị quyết mới trình BCHTW vào cuối năm nay./.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.