Đối mặt với kiện chống bán phá giá

Khi một email kiện chống bán phá giá bỗng đâu “từ trên trời rơi xuống”, đừng bao giờ “delete” (xóa bỏ) - cách hay nhất là hợp tác và phản hồi - Luật sư Matthew McConkey, Công ty Luật Mayer Brown JSM, Bắc Kinh khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Khi một email kiện chống bán phá giá bỗng đâu “từ trên trời rơi xuống”, đừng bao giờ “delete” (xóa bỏ) - cách hay nhất là hợp tác và phản hồi - Luật sư Matthew McConkey, Công ty Luật Mayer Brown JSM, Bắc Kinh khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 

cabasa
Nông dân Việt Nam thua thiệt đủ đường vì bị kiện chống bán phá giá

Thiệt kép!

Trong các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ, biên độ bán phá giá áp dụng cho các công ty xuất khẩu nước ngoài được xác định bằng cách so sánh giá đó với giá trị thông thường của các công ty tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Việt Nam chưa được Hoa Kỳ xem là một nền kinh tế thị trường, nên giá trị thông thường của các nhà sản xuất Việt Nam thường được tính bằng cách định giá các yếu tố sản xuất ở “một nước thay thế”. Điều này gây rất nhiều thiệt thòi cho các doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) của Việt Nam.

Đơn cử, khi sản phẩm cá ba sa của Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá,  DOC đã chọn Bangladesh là nước thay thế (theo quan điểm của DOC, đây là nước tương tự với Việt Nam về GDP và là nước sản xuất sản phẩm tương tự). Mặc dù nhà sản xuất Việt Nam phải cung cấp cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) một bảng kê chi tiết định mức của các thành phần được công ty sử dụng để sản xuất ra một kg sản phẩm được đóng gói (như cần bao nhiêu cá basa tươi để sản xuất ra một kg fillet cá basa, cần bao nhiêu lít nước, cần bao nhiêu giờ công lao động, cần bao nhiêu điện, vật liệu đóng gói …), nhưng sau khi đã chọn được nước thay thế, DOC sẽ áp dụng các giá trị thay thế Bangladesh cho các yếu tố sản xuất của bị đơn Việt Nam. Giá trị thông thường đó được so sánh với giá của công ty tại Hoa Kỳ để xác định xem có bán phá giá không, nếu có, thì đến mức độ nào.

Trong trường hợp này, rõ ràng Bangladesh không phải là  Việt Nam và  nghề nuôi cá basa ở đất nước này cũng không bao giờ có những đặc thù như ở Việt Nam. Một mặt đã bị kiện, một mặt lại bị áp đặt sự lựa chọn chủ quan của DOC,  DNXK Việt Nam như vậy thiệt đơn, thiệt kép. Dù biết rằng, các nhà sản xuất Việt Nam có quyền đưa ra lập luận yêu cầu DOC lựa chọn một “nước thay thế” khác không phải là Bangladesh nếu xét thấy điều này có thể dẫn đến biên độ chống bán phá giá thấp hơn.

Cần chủ động!

Theo Luật sư Matthew McConkey, để phòng chống một vụ kiện bán phá giá, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải luôn ở thế tự chủ. Cụ thể, cần chuẩn bị sổ sách kế toán và các chứng từ sản xuất, xem xét và điều chỉnh thực tiễn kinh doanh hiện tại. Đặc biệt, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và bạn hàng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các công ty của Việt Nam cần cảnh giác sự viếng thăm của các “đối tác nước ngoài tiềm năng” – bởi lẽ, có khi họ đến thăm nhà máy để thu thập thông tin chống lại chính Công ty đón tiếp tiết lộ.

Luật sư Matthew McConkey khuyến cáo: “Các DNXK Việt Nam luôn phải cảnh giác và chủ động. Khi một email kiện chống bán phá giá bỗng đâu “từ trên trời rơi xuống”, đừng bao giờ “delete” (xóa bỏ) - cách hay nhất là hợp tác và phản hồi.  Bởi, pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ ấn định thời hạn rất ngắn cho các cuộc điều tra. Trong vòng 20 ngày, kể từ ngày nhận đơn,  DOC phải ra quyết định về việc đơn khởi kiện chống bán phá giá có đầy đủ về mặt pháp lý hay không.

Đồng thời, trong vòng 45 ngày kể từ ngày đơn khởi kiện được nộp, phải để quyết định (quyết định sơ bộ) xem có dấu hiệu hợp lý  cho thấy có thiệt hại đáng kể đối với một ngành công nghiệp trong nước do hàng nhập khẩu đang được điều tra gây ra không, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) sẽ hoàn tất việc điều tra. Nếu ITC quyết định sơ bộ là không có bán phá giá thì vụ kiện sẽ chấm dứt, nếu ITC quyết định sơ bộ là có bán phá giá thì DOC phải tiến hành thủ tục cần thiết tiếp theo. Do đó, nếu các DNXK chỉ hơi lơ là, có thể cơ hội tự vệ đã vụt qua.

Mai Hoa

Đọc thêm

TTC Land sẵn sàng cho chu kỳ phục hồi mới

TTC Land sẵn sàng cho chu kỳ phục hồi mới
(PLVN) -  Với những tín hiệu tích cực gần đây của thị trường, các doanh nghiệp bất động sản đã và đang nỗ lực trong các công tác triển khai dự án, củng cố sức khỏe tài chính, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cũng như triển khai nhiều hoạt động với niềm tin thị trường sớm hồi phục.

Thương hiệu, sản phẩm doanh nghiệp được lan tỏa

Thương hiệu, sản phẩm doanh nghiệp được lan tỏa
(PLVN) - Nhân dịp 39 năm Ngày Báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985 - 10/7/2024), nhiều ý kiến của doanh nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của tờ báo là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp.

Phát triển logistics xanh là yêu cầu tất yếu

Quang cảnh Tọa đàm
(PLVN) - Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, phát triển logistics xanh không còn là xu hướng mà dần trở thành yêu cầu tất yếu với các hoạt động xuyên suốt. Để tham gia chuỗi cung ứng này, Việt Nam cần phát triển logistics xanh…

Chống thừa cân béo phì - Các nước khác làm gì?

Việc áp dụng thuế TTĐB lên đồ uống có đường không phải là biện pháp hiệu quả trong giảm thiểu tỷ lệ thừa cân và béo phì.
(PLVN) - Nhiều quốc gia đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) lên đồ uống có đường nhằm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách này vẫn còn gây tranh cãi.

Tồn kho ngành đồ uống tăng gần 30%

Tính đến 30/06/2024, chỉ số tồn kho của ngành đồ uống (rượu, bia, nước giải khát) tăng gần 30%.
(PLVN) - Tính đến 30/6/2024, trong khi chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 9,6% so với cùng thời điểm năm trước, thì chỉ số tồn kho của ngành đồ uống (rượu, bia, nước giải khát) tăng gần 30%.

Nữ doanh nhân cùng kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững

Các đại biểu tham dự Diễn đàn sáng 05/7/2024. (Nguồn Hội LHPNVN)
(PLVN) - Phát triển kinh tế xanh là một xu hướng quan trọng và tất yếu trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu. Trong dòng chảy mới này, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, Lào và Campuchia đều đưa ra cam kết mạnh mẽ về tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững.

SCIC cùng lúc có 2 Phó Tổng Giám đốc mới

Hai tân Phó Tổng Giám đốc SCIC (đứng giữa) nhận quyết định.
(PLVN) - Kế toán trưởng và Giám đốc Chi nhánh miền Trung của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước vừa nhận quyết định làm Phó Tổng Giám đốc của Tổng công ty này.

Công ty Yến sào Khánh Hòa có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên

Công ty Yến sào Khánh Hòa có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên
(PLVN) -  Ngày 01/7/2024, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa (gọi tắt là Công ty Yến sào Khánh Hòa) đã tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định bổ nhiệm quản lý doanh nghiệp với sự tham dự của ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; ông Võ Chí Vương - Giám đốc Sở Nội vụ; ông Nguyễn Thế Sinh - Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa.

Vietnam Airlines phát triển bền vững nhờ chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng

VNA kỳ vọng hoạt động "Tô cam bầu trời" sẽ góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, chung sức hành động chấm dứt bạo lực với phụ nữ, trẻ em .
(PLVN) - Trong thời đại công nghệ PR phát triển, có những hoạt động của doanh nghiệp như lớp phấn son tô điểm cho nhan sắc một tên tuổi, nhưng cũ ng có những doanh nghiệp liên tục có các sự kiện như những lớp trầm tích làm tăng chất lượng cho thương hiệu vốn đã "vàng 10". “Tô cam” chuyến bay là một sự kiện như thế của Vietnam Airlines (VNA).

Tỷ phú Mai Vũ Minh bàn luận về nền kinh tế thế giới

Tỷ phú Mai Vũ Minh trong buổi làm việc với Ngài Milorad Dodik, Tổng thống Bosnia - Herzegovina.
(PLVN) - Những bàn luận của tỷ phú Mai Vũ Minh về kinh tế thế giới phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của ông về các xu hướng kinh tế toàn cầu, cam kết của ông đối với tăng trưởng bền vững và bao gồm, cùng với khả năng lãnh đạo tầm nhìn của ông trong thế giới kinh doanh...

Chủ tịch Tập đoàn BRG được vinh danh 'Chủ tịch Tập đoàn Cống hiến cho Xã hội'

Chủ tịch Tập đoàn BRG được vinh danh 'Chủ tịch Tập đoàn Cống hiến cho Xã hội'
(PLVN) - Ban Tổ chức giải thưởng Global Economics 2024 vừa vinh danh bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG với danh hiệu “Chủ tịch Tập đoàn Cống hiến cho Xã hội” (Most Socially Responsible Business Chairwoman) ghi nhận những nỗ lực đóng góp và cống hiến hết mình của bà trong các hoạt động xã hội tại Việt Nam. Đây là lần thứ hai liên tiếp bà Nguyễn Thị Nga được Ban tổ chức giải thưởng Global Economics vinh danh, sau giải thưởng “Nữ Doanh Nhân Tiêu Biểu” (Outstanding Women Entrepreneur) năm 2023.

Công bố Báo cáo phát triển bền vững lần thứ hai, MSB tiên phong thực hiện xu hướng ESG

Công bố Báo cáo phát triển bền vững lần thứ hai, MSB tiên phong thực hiện xu hướng ESG
(PLVN) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) công bố Báo cáo phát triển bền vững (PTBV) năm 2023. Đây là năm thứ 2 MSB phát hành tài liệu này độc lập với Báo cáo thường niên. Nội dung báo cáo thể hiện những cột mốc trên hành trình “xanh hóa” ngân hàng đặt trong toàn cảnh bức tranh hoạt động năm và định hướng phát triển bền vững cho tương lai.