Đôi điều về lễ Giáng sinh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giáng sinh luôn mang đến sự vui vẻ và tươi sáng, nhưng làm thế nào mà nó lại trở nên phổ biến như vậy?

Ngày lễ của Thiên chúa giáo này được tổ chức ở hầu hết khắp nơi trên thế giới vào ngày 25/12, kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su Christ ở Bethlehem.

Trong thời hiện đại, nó đã trở thành một ngày lễ được phi tôn giáo hóa, được đánh dấu bằng những lễ hội vui vẻ bên gia đình, được ăn mừng bởi những truyền thống được chọn lọc từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Vậy Ngày lễ Giáng sinh đã được ra đời trong hoàn cảnh như thế nào và phát triển ra sao?

Có phải là ngày Chúa Giê-su ra đời?

Các sách phúc âm của Thiên chúa giáo không đề cập đến ngày sinh của Chúa Giê-su, được gọi là Chúa giáng sinh. Họ chỉ kể câu chuyện về sự thụ thai vô nhiễm nguyên tội và sự chào đời khiêm tốn của ông.

Bức tranh Adoration of the Magi của Juan Correa de Vivar, mô tả ba người đàn ông thông thái đến thăm Chúa Giêsu Kitô mới sinh và ban tặng những món quà cho Chúa.

Bức tranh Adoration of the Magi của Juan Correa de Vivar, mô tả ba người đàn ông thông thái đến thăm Chúa Giêsu Kitô mới sinh và ban tặng những món quà cho Chúa.

Theo các sách phúc âm, mẹ của Chúa Giê-su - Mary, là một trinh nữ được Đức Chúa Trời chọn để sinh đứa con trai duy nhất của ngài. Sau khi biết Mary có thai, chồng sắp cưới của cô, một người thợ mộc tên là Joseph, muốn hủy bỏ hôn ước của họ. Nhưng một thiên thần đã xuất hiện trong một giấc mơ của anh và bảo anh đừng sợ. Đôi vợ chồng mới cưới sau đó đã thực hiện một cuộc hành trình gian khổ đến Bethlehem để tham gia vào một cuộc điều tra dân số bắt buộc.

Dòng du khách đến Bethlehem khiến cặp vợ chồng này không có chỗ ở cho thuê. Sau khi một người chủ quán thương xót và cho họ ngủ trong chuồng ngựa của mình, Mary đã hạ sinh con trai của Đức Chúa Trời. Cô đặt con mình trong máng cỏ khi các thiên thần cất tiếng hát và một ngôi sao sáng bắt đầu tỏa sáng trên bầu trời.

Vào năm 336 sau Công nguyên, lễ Giáng sinh được nhà thờ Thiên chúa giáo ở Rome tổ chức trùng với lễ hội Saturnalia vào mùa đông của người La Mã. Đây cũng là lý do tại sao một số nơi tổ chức lễ Giáng sinh vào tháng Giêng.

Lễ Giáng sinh thời Trung cổ

Theo thời gian, Giáng sinh đã dần trở nên phổ biến với những truyền thống mới. Ở nước Anh thời trung cổ, Giáng sinh là một lễ hội kéo dài 12 ngày liên quan đến tất cả các thể loại vui chơi, từ các vở kịch, các bữa tiệc cho đến các cuộc diễu hành kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su.

Ở Anh thời trung cổ, Giáng sinh là một lễ hội kéo dài 12 ngày liên quan đến tất cả các loại vui chơi.

Ở Anh thời trung cổ, Giáng sinh là một lễ hội kéo dài 12 ngày liên quan đến tất cả các loại vui chơi.

Những bữa tiệc xa hoa nhất đã được tổ chức bởi các vị vua như Henry III, những vị khách được ngồi trên 600 con bò trong một bữa tiệc Giáng sinh ở thế kỷ 13. Nhưng không phải tất cả mọi người đều thích thú với lễ kỷ niệm này. Năm 1644, những người Thanh giáo ở Anh đã cấm lễ hội, gây ra bạo loạn và gây ra cuộc nội chiến thứ hai của nước Anh.

Ảnh hưởng của Đức đối với Lễ Giáng sinh

Con người trên khắp thế giới đã kết hợp các phong tục từ các lễ hội mùa đông của họ vào kỳ nghỉ đặc biệt này, và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến Lễ Giáng sinh có lẽ không ai hơn người Đức.

Hình minh họa mô tả một buổi tối bận rộn ở London, nơi những người mua sắm cho lễ Giáng sinh đổ xô đi lấy cây và quà từ hội chợ đồ chơi.

Hình minh họa mô tả một buổi tối bận rộn ở London, nơi những người mua sắm cho lễ Giáng sinh đổ xô đi lấy cây và quà từ hội chợ đồ chơi.

Nước Đức được cho là đã khai sinh ra một biểu tượng phổ quát: cây thông Noel, được phát triển từ truyền thống trang trí bằng cành cây. Người Đức gọi một cây thông trong nhà được trang trí bởi nến và quà, là Tannenbaum. Truyền thống bắt đầu từ thế kỷ 19, khi hoàng gia Anh, những người có nguồn gốc từ Đức, dựng lên một cây thông Noel và trở thành xu hướng toàn cầu.

Đức cũng là nơi khởi nguồn của nhiều truyền thống khác, chẳng hạn như vòng hoa nguyệt quế, biểu tượng chú lính chì và chợ Giáng sinh. Giáng sinh cũng được định hình bởi các lực lượng chính trị. Vào những năm 1930, Đức quốc xã đã cố gắng xác định lại ngày lễ này là một ngày lễ kỷ niệm Đệ tam Đế chế không theo đạo Thiên chúa.

Nước Mỹ rất yêu thích Giáng sinh

Giống như ở Anh, người Thanh giáo Mỹ cấm Giáng sinh ở Massachusetts vào năm 1659 và dỡ bỏ lệnh cấm vào năm 1681. Ở Mỹ, Giáng sinh không được tổ chức sôi nổi cho đến khi Nội chiến, điều này đã củng cố cho nhiều người về tầm quan trọng của gia đình. Năm 1870, sau khi chiến tranh kết thúc, Quốc hội đã coi Giáng sinh trở thành ngày lễ liên bang đầu tiên của quốc gia.

Bìa của tấm thiệp này mô tả một cảnh Giáng sinh mang tính biểu tượng: Ông già Noel trèo xuống ống khói để phát quà cho trẻ em khi một xe tuần lộc đang đợi trên sân thượng.

Bìa của tấm thiệp này mô tả một cảnh Giáng sinh mang tính biểu tượng: Ông già Noel trèo xuống ống khói để phát quà cho trẻ em khi một xe tuần lộc đang đợi trên sân thượng.

Trong khi đó, khi những người nhập cư tràn vào Mỹ vào nửa sau của thế kỷ 19 và mang theo truyền thống của riêng mình. Nhà sử học William D. Crump viết trong Từ điển Bách khoa Toàn thư về Giáng sinh rằng: "Điều này đã tạo ra một loại "nồi nấu Giáng sinh", với sự đồng nhất của các nền văn hóa khác nhau thành một kỳ nghỉ thống nhất và được tổ chức rộng rãi bên gia đình". Một trong những biểu tượng văn hóa mà những người nhập cư mang theo và trở thành một nhân vật nổi tiếng của Mỹ chính là ông già Noel.

Nguồn gốc của các phong tục Giáng sinh khác

Ánh sáng luôn là một phần thiết yếu của lễ hội mùa đông. Đèn điện là một biến thể hiện đại của những ngọn nến kiểu cũ mà người Đức đặt trên cây của họ. Thomas Edison là người phát minh ra bóng đèn. Năm 1882, đối tác kinh doanh của ông, Edward H. Johnson, đã tạo ra cây thông Noel đầu tiên được chiếu sáng bằng đèn màu.

Mặc dù Giáng sinh có nguồn gốc tôn giáo, nhưng nó đã trở thành một ngày lễ thế tục và ngày càng được thương mại hóa.

Mặc dù Giáng sinh có nguồn gốc tôn giáo, nhưng nó đã trở thành một ngày lễ thế tục và ngày càng được thương mại hóa.

Sự đổi mới của Mỹ cũng định hình nên truyền thống trao đổi quà tặng vào dịp Giáng sinh. Vào thế kỷ 20, giấy gói quà thương mại đã thay thế giấy nâu khi Rollie B. Hall - anh trai của người đã thành lập nên Hallmark Cards, sử dụng giấy lót phong bì kiểu Pháp cách điệu sau khi hết giấy lụa tại cửa hàng của mình.

Ngôi nhà bánh gừng bước ra từ những câu chuyện cổ tích đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Giáng sinh.

Ngôi nhà bánh gừng bước ra từ những câu chuyện cổ tích đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Giáng sinh.

Bên cạnh đó, Giáng sinh sẽ không trọn vẹn nếu thiếu những món ăn yêu thích. Những ngôi nhà bánh gừng đã trở nên phổ biến vào dịp Giáng sinh vào đầu thế kỷ 19 sau khi Brothers Grimm xuất bản Hansel và Gretel. Trong câu chuyện đó, hai đứa trẻ bị bắt cóc bởi một phù thủy ở trong một ngôi nhà có tường làm bằng bánh gừng và các loại đồ ngọt khác. Mỗi nền văn hóa đều có những món ăn Giáng sinh đặc trưng riêng.

Mặc dù Giáng sinh có nguồn gốc tôn giáo, nhưng nó đã trở thành một ngày lễ chung của nhiều người và ngày càng được thương mại hóa. Nhà sử học Lisa Jacobson nói rằng: "Điều đó đã làm dấy lên mối quan tâm trong nhiều thế kỷ. Mọi người đã phàn nàn về việc thương mại hóa quá mức lễ Giáng sinh kể từ khi nó xuất hiện vào giữa thế kỷ 19".

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.