Doanh nghiệp Việt chưa mặn mà với 'Tem du lịch an toàn'

Nhiều doanh nghiệp chưa tự đăng ký và đánh giá an toàn Covid-19. Ảnh minh họa.
Nhiều doanh nghiệp chưa tự đăng ký và đánh giá an toàn Covid-19. Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Tem du lịch an toàn” là cách thức mới được nhiều nước trên thế giới áp dụng để các điểm đến tự cập nhật mức độ an toàn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp du lịch vẫn chưa tự giác hoặc mơ hồ về quy trình đăng ký.

Tiêu chuẩn “an toàn Covid-19”

Việc cấp “Tem du lịch an toàn” sẽ được các quốc gia tự đưa ra mức đánh giá và xếp hạng theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC). Các biện pháp đánh giá mức độ an toàn này cũng liên tục được cập nhật để phù hợp với tình hình dịch bệnh. Thông qua “Tem du lịch an toàn”, khách du lịch có thể biết được những khu vực đã áp dụng các giao thức chuẩn hóa toàn cầu về sức khỏe và vệ sinh. Để nhận được chứng nhận an toàn, các đơn vị làm du lịch phải trải qua quy trình đánh giá nghiêm ngặt, gồm các cuộc kiểm tra ngẫu nhiên và khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng. 

Hiện tại, Việt Nam cũng đang áp dụng giao thức tương tự của “Tem du lịch an toàn” để đánh giá mức độ an toàn của các cơ sở, địa điểm du lịch. Chiều 11/5, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã ban hành công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phối hợp đôn đốc thực hiện đánh giá an toàn Covid-19 của các cơ sở lưu trú du lịch trên toàn quốc. 

Bộ VH-TT&DL yêu cầu, tất cả cơ sở lưu trú du lịch đăng ký, thường xuyên tự đánh giá và cập nhật lên hệ thống an toàn Covid-19 quốc gia theo hướng dẫn; các cơ sở lưu trú du lịch công bố mã QR (mã QR được tạo ra trong tài khoản của mỗi đơn vị sau khi đăng ký vào hệ thống an toàn Covid-19 thành công) tại sảnh đón tiếp hoặc khu vực dễ quan sát để khách du lịch có thể kiểm tra mức độ an toàn trước khi sử dụng dịch vụ và giám sát công tác phòng, chống dịch Covid-19 thông qua ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn”.

Bộ VH-TT&DL cũng yêu cầu các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý nghiêm các cơ sở lưu trú du lịch không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch của cơ quan có thẩm quyền; chỉ cho phép những cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm an toàn Covid-19 được đón và phục vụ khách.

Vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà?

Qua báo cáo sơ bộ, hiện nay chỉ có một số đơn vị kinh doanh lưu trú (chủ yếu là các khách sạn, resort lớn vẫn còn hoạt động trong thời gian dịch bệnh vừa qua) đã đăng ký và triển khai thực hiện tự đánh giá an toàn Covid-19 theo các bước hướng dẫn như: Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An; Four Seasons Resort The Nam Hải; Allegro Hội An; Mulberry Collection Silk Marina… Còn các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ, qua nhiều đợt dịch bệnh, hầu hết các cơ sở tạm ngưng hoạt động nên không thực hiện, hoặc thực hiện đăng ký nhưng không khai báo, cập nhật thường xuyên.

Hà Nội là một trong những địa phương thực hiện rất sớm việc đôn đốc các cơ sở lưu trú đăng ký và tự đánh giá an toàn Covid-19. Tuy nhiên cho đến chiều 13/5, chỉ 298 cơ sở lưu trú ở Hà Nội đang hoạt động đăng ký với 1.980 lần khai báo an toàn Covid-19 (tức là chưa được 10% so với tổng số 3.499 cơ sở lưu trú toàn thành phố Hà Nội). Trung bình số lần cập nhật một cơ sở lưu trú của Hà Nội là 6,85. 

Tại nhiều địa phương khác, các cơ sở lưu trú thậm chí còn chưa biết về quy trình thực hiện việc đăng ký, tự đánh giá an toàn Covid-19 trên hệ thống. Nhiều chủ khách sạn cho biết chưa nhận được công văn hướng dẫn và thời điểm hiện nay khách sạn vắng khách, nhân viên đi làm luân phiên nên có thể chưa sát sao, bỏ sót những hướng dẫn, quy định phòng, chống dịch của cơ quan chức năng. 

Như vậy có thể thấy, dù “Tem du lịch an toàn” là một trong những cách để mọi người có thể theo dõi thông tin an toàn Covid-19 nhưng nhiều cơ sở vẫn chưa nghiêm ngặt thực hiện việc tự đánh giá. Điều này gây khó khăn trong giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và khó để du khách biết mình có lưu trú ở khách sạn an toàn hay không.

 "Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...