Doanh nghiệp sau M&A, chuyển mình hay bán mình?

Trong một số thương vụ M&A, doanh nghiệp nội đã có thêm nguồn vốn cũng như các tri thức quản trị mới mẻ từ đối tác chiến lược để chuyển mình, tuy nhiên cũng có nhiều thương vụ, doanh nghiệp nội dường như đã chấp nhận bán  mình.

Trong một số thương vụ M&A, doanh nghiệp nội đã có thêm nguồn vốn cũng như các tri thức quản trị mới mẻ từ đối tác chiến lược để chuyển mình, tuy nhiên cũng có nhiều thương vụ, doanh nghiệp nội dường như đã chấp nhận bán  mình.

Tập đoàn Prime Group mới đây đã bán 85% cổ phần của mình cho Tập đoàn Siam Cement Group (SCG). Ảnh: MH
Tập đoàn Prime Group mới đây đã bán 85% cổ phần của mình cho Tập đoàn Siam Cement Group (SCG). Ảnh: MH

Ngã mũ trước sếp Prime Group

Tập đoàn Prime Group mới đây đã bán 85% cổ phần của mình cho Tập đoàn Siam Cement Group (SCG). Thương vụ này được coi như một vụ thâu tóm doanh nghiệp và trên thực tế, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho pháp nhân mới.

Thế nhưng, trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng giám đốc Prime Group lạc quan cho rằng thương vụ này là một mối quan hệ “hợp tác chiến lược”(!).

Bài phỏng vấn được tờ Vietnam Investment Review đăng tải cho hay việc sáp nhập với tập đoàn SCG là “một trong những động thái chiến lược quan trọng nhất trong kế hoạch phát triển của Tập đoàn Prime” (nguyên văn: “one of our biggest strategic moves”).

Ông Nghĩa được dẫn lời cho biết Prime đã có một nền tảng rất vững chắc về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, mạng lưới phân phối và thương hiệu uy tín, trong khi SCG có công nghệ nguồn và tiềm năng về vốn và điều đó sẽ giúp mở rộng mạnh mẽ hơn nữa trên thị trường nội địa.

Ông Nghĩa rất lạc quan khi nói rằng mọi thứ sẽ được duy trì như trước đây, cả về chiến lược hoạt động, đội ngũ lãnh đạo, quản lý, thương hiệu... đồng thời nhấn mạnh đến việc tiếp tục duy trì thương hiệu Prime như là một “thương hiệu Việt Nam”. “SCG đồng ý sáp nhập với Prime vì họ nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng và sức mạnh thương hiệu”, ông Nghĩa nói.

Chưa rõ, với mức sở hữu ít ỏi 15% còn lại, tính chất “hợp tác chiến lược” theo cách hiểu của ông Nghĩa là như thế nào, vì chỉ cần mức sở hữu 51% “đối tác” đã có thể toàn quyền đưa ra các quyết định điều hành, chưa nói tới 85% trong trường hợp này.

Chấp nhận bán mình

Hồi đầu năm nay, SCG công bố việc mua 85% cổ phần của Prime Group với giá trị thực tế là 239,6 triệu USD Mỹ, tương đương 5.000 tỷ VND. Đến ngày 22/4/2013, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho ban lãnh đạo mới của tập đoàn Prime Group là tập đoàn SCG.

Không riêng trường hợp Prime, thừa cơ khủng hoảng nhiều tập đoàn nước ngoài đã và đang ồ ạt đổ tiền vào nắm giữ các doanh nghiệp Việt Nam.

Cuối năm 2012, thị trường vật liệu xây dựng nội địa cũng rúng động với thông tin tập đoàn xi măng lớn nhất Đông Nam Á, Semen Gresik (SMGR) của Indonessia đổ 230 triệu USD (hơn 4,8 nghìn tỉ đồng) mua lại 70% cổ phần của Xi măng Thăng Long, vốn thuộc sở hữu của  Tập đoàn Geleximco.

Có thể thấy, trong 2-3 năm gần đây, các thương vụ mua bán doanh nghiệp (M&A), trong đó các đại gia ngoại mua cổ phần nội diễn ra với mật độ dày đặc, trên khắp các “mặt trận”, từ thị trường vật liệu xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm tới băng vệ sinh.

Đối với một số thương vụ, doanh nghiệp nội đã có thêm nguồn vốn cũng như các tri thức quản trị mới mẻ từ “đối tác chiến lược” để chuyển mình, như Vietcombank bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) trị giá 567 triệu USD;  Vietinbank bán 20% cổ phần cho Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ (Nhật Bản) trị giá 743 triệu USD; mới nhất như Vingroup bán 20% cổ phần trong Vincom Retail cho Quỹ đầu tư Warburg Pincus, trị giá 200 triệu USD…

Tuy nhiên, trong nhiều thương vụ,  doanh nghiệp nội dường như chấp nhận bán rẻ mình và dễ dàng bị thâu tóm bởi các tập đoàn nước ngoài trong chiến lược mở rộng kinh doanh trên toàn khu vực của họ.

Phong Minh

Tin cùng chuyên mục

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Đọc thêm

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.