Định kiến là rào cản khiến phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận kỹ thuật, công nghệ

Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phụ nữ tham gia các hoạt động đào tạo để nâng cao năng lực sử dụng khoa học và công nghệ. (Ảnh: HPNVN)
Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phụ nữ tham gia các hoạt động đào tạo để nâng cao năng lực sử dụng khoa học và công nghệ. (Ảnh: HPNVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để phụ nữ tận dụng các thành tựu của sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, cần tăng cường năng lực cho phụ nữ để họ có thể biết sử dụng hiệu quả các thiết bị khoa học kỹ thuật và công nghệ trong đời sống và hoạt động kinh tế.

Số liệu của Tổng cục Thống kê tại Việt Nam năm 2022, cho thấy 87,03% phụ nữ Việt Nam có điện thoại di động, trong khi nam giới là 92,90%. Tỷ lệ nam giới biết sử dụng các phương tiện sản xuất có tính kỹ thuật đều cao hơn rất nhiều so với nữ giới như: hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động (nam: 12,6%, nữ: 4,4%); máy cày, kéo, tuốt lúa, máy gặt, máy chế biến thức ăn (nam: 28,6%, nữ: 21,4%); tưới tiêu thông minh, bình phun thuốc tưới tiêu tự động (nam: 12,6%, nữ: 0%).

Số liệu này đã được Tiến sĩ Vũ Thị Thanh - Viện nghiên cứu Con người dẫn ra tại Hội thảo “Bình đẳng giới trong giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ” do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội TP HCM tổ chức ngày 19/2.

Theo Tiến sĩ Vũ Thị Thanh, sự khác biệt này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Nam giới thường sở hữu các thiết bị số nhiều hơn nữ giới, do đó nam giới biết sử dụng các thiết bị này cũng nhiều hơn. Bên cạnh đó, nam giới được cho rằng chịu khó mày mò các thiết bị điện tử nên khả năng sử dụng các thiết bị số tốt hơn, trong khi đó, bản thân phụ nữ tự nhận thấy kỹ năng số của họ không tốt.

Mặc dù phụ nữ là người đảm nhận công việc chính đối với các hoạt động nội trợ, chăm sóc gia đình nhưng tỷ lệ phụ nữ biết sử dụng các thiết bị gia dụng hiện đại như máy rửa bát, robot lau nhà, thiết bị nhà thông minh chỉ chiếm 8,3%, thấp so với nam giới (12,5%). Điều này khiến cho phụ nữ không tận dụng được hiệu quả các lợi ích của sự phát triển các thiết bị gia dụng hiện đại để giải phóng sức lao động của bản thân được nhiều như nam giới cũng như làm hạn chế việc phụ nữ tận dụng hiệu quả những thành tựu của sự phát triển công nghệ số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng tới hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống của con người hiện nay,

Theo Tiến sĩ, sự chênh lệch này có thể là do sự hạn chế của phụ nữ trong việc sử dụng công nghệ, kỹ thuật bắt nguồn từ định kiến giới cho rằng khả năng học tập khoa học, kỹ thuật của phụ nữ kém hơn so với nam giới: “Những định kiến đó có thể là rào cản khiến phụ nữ ít có cơ hội và ít chủ động tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật, công nghệ. Đó cũng là rào cản đối với phụ nữ trong phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như giải phóng sức lao động của mình, do đó, nó có thể ảnh hưởng tới việc tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ”.

Để phụ nữ tận dụng các thành tựu của sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, theo nữ Tiến sĩ, cần tăng cường năng lực cho phụ nữ để họ có thể biết sử dụng hiệu quả các thiết bị khoa học kỹ thuật và công nghệ trong đời sống và hoạt động kinh tế. Để làm được điều đó, cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phụ nữ tham gia các hoạt động đào tạo chính thức hoặc phi chính thức để nâng cao năng lực sử dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là năng lực số cho phụ nữ.

Ngành Giáo dục cũng cần có các cơ chế thúc đẩy sự tham gia bình đẳng vào các hoạt động STEM cho cả học sinh nam và nữ, đồng thời, xây dựng các chương trình đào tạo STEM có tính nhạy cảm giới. Nhưng quan trọng hơn hết, cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thay đổi định kiến giới liên quan đến khoa học, kỹ thuật và công nghệ để thúc đẩy sự chủ động, tích cực và tự tin của phụ nữ và nam giới học hỏi và ứng dụng khoa học và công nghệ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã 'tặng' con 'món quà buồn'

Hiện nay, có nhiều phương pháp để sàng lọc Thalassemia. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Có một thực tế đáng buồn là hơn 80% trẻ em mắc phải các bệnh di truyền được sinh ra bởi bố mẹ có thể trạng khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử bệnh. Vì thế, trong rất nhiều việc cần chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân, kiểm tra sức khỏe nói chung, xét nghiệm gen tiền hôn nhân nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi đây là bước để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho tương lai lâu dài, khỏe mạnh, hạnh phúc của một gia đình.

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng
(PLVN) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, từ đầu năm 2025 đến ngày 28/3, thành phố đã ghi nhận 3.074 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 851 ca đã được xác định dương tính với virus sởi.

Khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn kết nối Công viên Bến Bạch Đằng, quận 1 với Công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức.
(PLVN) - Ngày 29/3, TP HCM khởi công dự án xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, kết nối Công viên Bến Bạch Đằng (quận 1) với Công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Dự án có tổng mức đầu tư ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng.

Đợt rét này kéo dài ở miền Bắc đến ngày nào?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia nhận định, do tác động của không khí lạnh, ngày 30/3-4/4, Bắc Bộ có mưa vài nơi; riêng phía Đông Bắc Bộ gần sáng 30/3 -1/4, đêm và sáng có mưa nhỏ rải rác, trời rét. Từ ngày 3/4 trở đi, tại Bắc Bộ đêm và sáng trời rét...

Dịch sởi và ho gà đồng loạt tái bùng phát ở Đông Nam Bộ

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho trẻ em.
(PLVN) - Hai căn bệnh truyền nhiễm tưởng chừng đã được khống chế là sởi và ho gà bất ngờ đồng loạt tái bùng phát tại một số tỉnh, thành Đông Nam Bộ. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, trong quý I năm 2025 ghi nhận hàng nghìn ca mắc, phần lớn là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ.