Tài sản là tang vật của vụ án không thu giữ được nhưng Hội đồng định giá vẫn xác định được giá đúng bằng số tiền mà bị hại ước đoán.
Túng làm càn…
Là công nhân làm việc cho Cty Sumitomo nhiều năm, Dương Thị Ngà biết Cty có tài sản dễ lấy trộm là dung dịch vàng trong bể mạ vàng. Vì vậy, Ngà và một số công nhân khác là Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Thị Huệ cùng các bảo vệ là Trương Văn Khôi, Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Văn Sơn bàn nhau lấy một ít để “tiêu tết” nhân dịp tết Canh Dần.
Các bị cáo tại tòa... |
Sau khi bàn bạc, cả nhóm thống nhất sẽ lấy trộm dung dịch vàng trong bể mạ vào đêm 07/2/2010. Người được phân công trực tiếp lấy dung dịch là Sơn và Khôi, hai bảo vệ có trách nhiệm trực đêm hôm đó.
Ngà, Thắm, Huệ là những công nhân có trách nhiệm quản lý bể mạ và dung dịch mạ sẽ che dấu bằng cách báo với người quản lý của Cty là dung dịch bể mạ vẫn còn nguyên niêm phong, còn nguyên số lượng sau khi vụ trộm đã được thực hiện. Để thực hiện được việc trộm vàng trong dung dịch mạ, Ngà đã chuẩn bị sẵn chìa khóa bể mạ và thiếc để Sơn nhúng vào dung dịch vàng.
Kế hoạch được cả nhóm vạch ra và thực hiện trót lọt. Đêm 7/2/2010, Sơn bỏ vị trí gác và đi vào bể mạ. Tại đây, Sơn đã lấy xô đựng rác và vặn vòi cho dung dịch chảy vào xô. Sau khi lấy được hai xô dung dịch, Sơn nhúng các túi thiếc mà Ngà đã chuẩn bị sẵn và trở về phòng bảo vệ ngồi đợi cho vàng bám đầy vào các túi thiếc.
Gần sáng ngày 8/2/2010, Sơn lấy các túi thiếc đã bám đầy vàng ra khỏi dung dịch và giao cho Khôi cất dấu và đợi đến sáng sẽ mang đi bán. Trong quá trình lấy trộm vàng, Sơn còn dùng cán chổi đẩy các máy camera an ninh lên trần nhà để tránh bị phát hiện. Nhưng cũng chính việc làm này đã để lại các dấu vết khiến vụ trộm lộ tẩy ngay sáng sớm 8/2.
Trả giá
Trong lúc Khôi bán vàng thì dấu vết của vụ trộm bị phát hiện. Kỹ sư của Cty Sumitomo đã phát hiện những bất thường ở khu vực bể mạ khi có quá nhiều vàng cám vương trên nền nhà, máy quay thì bị đẩy lên trên trần. Khi được hỏi sự việc, các công nhân phụ trách bể mạ, nhân viên phân tích phòng mạ là Ngà, Thắm lại báo cáo là vẫn … bình thường. Sự việc được báo Công an huyện Đông Anh và sự việc đã được làm sáng tỏ.
Sau khi kiểm tra và xác định đã bị trộm cắp dung dịch trong bể mạ, cùng ngày 8/2/2010, Cty Sumitomo trình báo với Công an huyện Đông Anh số tài sản mà Cty bị trộm cắp ước khoảng 180 triệu đồng. Công an huyện Đông Anh khởi tố vụ án và khởi tố 6 bị can gồm ba nữ công nhân và 3 bảo vệ. Cả 6 người tham gia vụ trộm đã nhanh chóng khai báo thành khẩn về những việc làm sai trái của mình.
Ngày 23/2, Hội đồng Định giá huyện Đông Anh ra kết luận, giá trị tài sản bị trộm cắp là 180 triệu đồng, đúng bằng giá trị mà Cty Sumitomo báo cáo, mặc dù tài sản không được thu hồi và không được đưa ra để xem xét.
Ngày 30/8/2010, TAND thành phố Hà Nội xét xử vụ án. Các bị cáo bị quy trách nhiệm trộm cắp giá trị tài sản là 180 triệu đồng. Với vai trò là người chủ mưu, bị cáo Ngà bị xử phạt 30 tháng tù giam; Thắm và Huệ bị xử phạt nhẹ và cho hưởng án treo; Sơn và Khôi cũng bị phạt tù với mức án tương đương với Ngà.
Luật sư Nguyễn Hồng Bách |
Trong biên bản định giá, các yếu tố tạo thành giá của sản phẩm cũng không có. Hội đồng làm việc gần như là để hợp thức hóa ý kiến của bị hại về giá trị tài sản bị trộm cắp. Đây là vấn đề cần phải làm rõ nếu cấp phúc thẩm xem xét lại bản án của cấp sơ thẩm.
Xin cảm ơn ông!
Bình Minh