Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ từ 1/4: Các địa phương đã sẵn sàng

Áp lực gia tăng dân số ảnh hưởng đến vấn đề phát triển bền vững. (Ảnh minh họa - Nguồn: VNN)
Áp lực gia tăng dân số ảnh hưởng đến vấn đề phát triển bền vững. (Ảnh minh họa - Nguồn: VNN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là cuộc điều tra có quy mô mẫu lớn nhất trong các cuộc điều tra chọn mẫu và là cuộc điều tra giữa 2 kỳ điều tra dân số và nhà ở năm 2019 và năm 2029.

Những nội dung chính

Tổng cục Thống kê vừa quyết định tổ chức Tổng điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 (viết tắt là điều tra DSGK năm 2024) theo chỉ đạo của Thủ tướng. Theo kế hoạch DSGK năm 2024, từ ngày 01/4/2024, cả nước sẽ ra quân tiến hành công tác thu thập thông tin điều tra DSGK năm 2024, thời gian thu thập thông tin từ ngày 01/4 đến 30/4/2024.

Theo phương án, việc điều tra giữa kỳ nhằm mục đích thu thập thông tin về dân số và nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021 - 2025; xây dựng chính sách, lập kế hoạch dân số và nhà ở phục vụ lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2026 - 2030; giám sát thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết.

Cuộc điều tra cũng nhằm cung cấp số liệu về quy mô dân số đến cấp huyện 5 năm sau Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019; làm cơ sở rà soát, hiệu chỉnh số liệu dân số hàng năm giai đoạn 2020 - 2024; cập nhật kho dữ liệu dân số và nhà ở do Tổng cục Thống kê quản lý phục vụ nghiên cứu, phân tích và dự báo quá trình phát triển dân số và nhà ở giữa hai kỳ tổng điều tra trên phạm vi cả nước và từng địa phương; đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế.

Các thông tin chính thu thập trong lần điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ gồm: thông tin về nhân khẩu học của các thành viên hộ, thông tin về di cư, thông tin về giáo dục, thông tin về hôn nhân, thông tin về lịch sử sinh của nữ giới từ 10 - 49 tuổi, thông tin về người chết của các hộ, thông tin về nhà ở và điều kiện sống của hộ.

Gần 5 năm kể từ khi Tổng điều tra dân số 2019 được thực hiện, tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm đó là 96.208.984, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả trên, năm 2019 Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng kèm với đó là tốc độ già hoá dân số tăng nhanh.

Hiện nay, công tác dân số tại nhiều địa phương trên cả nước không hoàn thành chỉ tiêu, gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Một trong số đó có thể kể đến như mức độ gia tăng dân số, với mức độ tăng dân số cao đã làm ảnh hưởng đến vấn đề phát triển bền vững, tài nguyên, môi trường, giáo dục, việc làm, bình đẳng giới, an sinh xã hội, tệ nạn xã hội… đặc biệt là vấn đề nhà ở tại các địa phương.

Công tác chuẩn bị đã sẵn sàng

Ngày 15/2/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia. Theo đó, Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ được tổ chức giữa 2 kỳ Tổng điều tra dân số và nhà ở vào các năm có số tận cùng là 4. Ngày 14/7/2023, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ký Quyết định số 629/QĐ-TCTK về việc ban hành Phương án Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024.

Đây là cuộc điều tra được thực hiện trên phạm vi cả nước tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngoại trừ 4 huyện đảo: Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng; Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị; Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng; Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Có thể nói, đây là hoạt động nằm trong kế hoạch chung được thực hiện trên phạm vi cả nước, các địa phương đã và đang tích cực chuẩn bị cho DSGK 2024 và đến nay, mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng.

Trên địa bàn TP Hà Nội, theo Cục Thống kê TP Hà Nội, điều tra DSGK 2024 sẽ được thực hiện trên phạm vi 30 quận, huyện, thị xã. Từ ngày 30/10/2023, Cục Thống kê TP Hà Nội đã liên tiếp ban hành quyết định, kế hoạch, công văn, thông báo có liên quan DSGK 2024 nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và nâng cao chất lượng thông tin thu thập được từ cuộc điều tra.

Trả lời truyền thông, ông Hoàng Văn Thức - Phó Cục trưởng Cục Thống kê TP Hà Nội cho biết: “Đến nay, các khâu chuẩn bị cho cuộc DSGK 2024 đã được các cấp thực hiện và hoàn thiện. Toàn thành phố đã hoàn thành công tác rà soát địa bàn, lập bảng kê hộ điều tra theo đúng hướng dẫn của Tổ công tác Trung ương. Công tác tập huấn lập bảng kê hộ điều tra, tập huấn nghiệp vụ và sử dụng CAPI (phiếu điện tử trên thiết bị điện tử di động) cho điều tra viên, giám sát viên các cấp đã được tổ chức xong; công tác tuyên truyền đang được đẩy mạnh để đúng ngày 1/4/2024, toàn Thành phố đồng loạt ra quân xuống các địa bàn điều tra theo đúng quy định của Phương án và Kế hoạch điều tra”.

Trong đợt triển khai công tác DSGK 2024, tỉnh Quảng Ninh cho biết sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập (phiếu CAPI), xử lý số liệu và công bố kết quả giúp nâng cao chất lượng thông tin; minh bạch trong xử lý thông tin; rút ngắn quá trình xử lý thông tin, công bố sớm kết quả tổng điều tra phục vụ kịp thời Đảng, Nhà nước các cấp trong việc hoạch định, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, đến nay tỉnh Quảng Ninh đã và đang tổ chức 28 lớp tập huấn cho giám sát viên, điều tra viên các cấp (14 lớp lập bảng kê và 14 lớp triển khai phương án) với 611 người là lượng nòng cốt tham gia thực hiện cuộc điều tra (giám sát viên cấp tỉnh: 35 người, cấp huyện: 58 người, điều tra viên: 518 người) trên tổng số 638 địa bàn điều tra với 19.140 hộ sẽ được phỏng vấn điều tra trực tiếp trên toàn tỉnh...

Đọc thêm

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.

Lời chia buồn

Lời chia buồn
(PLVN) -  Đảng ủy, Ban biên tập Báo Pháp luật Việt Nam được tin:

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm cả nước

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1-2/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Ngày mai (27/4) nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm các khu vực trên cả nước.

Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

Các đại biểu ấn nút phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Sáng 26/4, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.