Văn hóa & Pháp luật

Diễn đàn Doanh nhân, Doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa

Diễn đàn Doanh nhân, Doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -

Diễn đàn Doanh nhân, Doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa nằm trong chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm “Ngày hội di sản văn hoá Việt Nam”.

Tại diễn đàn diễn ra Đối thoại với Di sản với chủ đề Di sản văn hoá và phát triển bền vững. Các vấn đề được diễn giả đưa ra nhằm tháo gỡ các rào cản, khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa và khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng, của doanh nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội bảo tồn và phát triển di sản văn hóa.

Phát biểu tại Diễn đàn “Doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hoá”, ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, di sản văn hóa luôn là nguồn tài nguyên quý giá, góp phần làm nên giá trị văn hóa, tinh thần hồn cốt, hình ảnh của mỗi quốc gia, dân tộc.

Lãnh đạo VCCI cho rằng: “Việc bảo tồn và gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ là công tác của nhà nước mà còn là trách nhiệm của cộng đồng xã họi và người dân, trong đó có các cá nhân là doanh nhân, doanh nghiệp”. Cụ thể, nhà nước đóng vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lý và cơ chế, chính sách; còn nhân dân, trong đó có cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị di sản.

Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Đồng hành với doanh nhân, doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục đề cao sứ mệnh của mình là tổ chức cầu nối cùng các doanh nhân, doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, VCCI tiếp tục tập hợp và phản ánh ý kiến của doanh nghiệp, phản ánh và báo cáo kịp thời các ý kiến, kiến nghị của doanh nhân, doanh nghiệp tới Chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan liên quan đến phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong đó có công tác quan trọng là bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa Việt Nam.

“Cùng với việc đề cao các giá trị văn hoá cốt lõi của doanh nhân và đẩy mạnh hoạt động định hướng, vận động xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, VCCI cũng chủ động thực hiện tuyên truyền, vận động để cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp tham gia tích cực hơn công tác bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa Việt Nam ở trung ương và các địa phương như là một trong những trách nhiệm xã hội quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân đối với cộng đồng và đất nước”, ông Bùi Trung Nghĩa cho biết.

Chia sẻ tại Diễn đàn, Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng, bảo tồn và gìn giữ di sản văn hoá là vấn đề rất lớn và rất khó. Giáo sư đã dẫn chứng một số câu chuyện cụ thể, từ đó gợi ra một vài suy nghĩ, quyết định về thái độ mà ở đây là các doanh nghiệp doanh nhân. Về phía nhà nước, mới đây, Hà Nội vừa quyết định trích 4.000 tỷ đồng để "cấp cứu" 5.000 di tích, di sản, kiến trúc văn hóa, tâm linh.

TS Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu du lịch Việt Nam cho hay, ở những giai đoạn trước, việc bảo tồn du lịch thường tập trung vào "vị bảo tồn", nhưng ở thời điểm hiện tại, bảo tồn vị nhân sinh đang được phát huy. Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa chuyển hóa thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Quang cảnh Diễn đàn Doanh nhân, Doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa.

Quang cảnh Diễn đàn Doanh nhân, Doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa.

Ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã nhấn mạnh: Cần huy động trí tuệ, công sức, sáng kiến của toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của cộng đồng, các doanh nhân, doanh nghiệp trong việc sáng tạo, duy trì và trao truyền di sản văn hoá. Trong đó, cần lưu tâm đến thách thức là xử lý hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, giữa giữ gìn và khai thác, mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hoá đồng thời bảo tồn di sản một cách bền vững.

Ông Trần Văn Mạnh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.

Ông Trần Văn Mạnh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.

Theo ông Trần Văn Mạnh, cần đề cao vai trò của cộng đồng - chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo, duy trì và trao truyền di sản văn hoá. Công ước của UNESCO khẳng định: không có văn hoá nếu không có sự tham gia tự giác của người dân và cộng đồng.

Bàn thêm về vai trò của cộng đồng, ông Trần Văn Mạnh cho rằng, không thể bỏ qua vai trò của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hưởng lợi từ di sản. Để khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp tham gia bảo tồn di sản, cần có chính phù hợp, tuyên truyền nâng cao nhận thức để doanh nhân, doanh nghiệp nhận thức trách nhiệm tự giác chăm lo, bảo vệ vun đắp các di sản. Doanh nhân, doanh nghiệp cần thông tin, trang bị kiến thức, kỹ năng để tham gia hiệu quả vừa đạt được mục tiêu kinh tế vừa góp phần lan toả giá trị di sản hài hoà, nhân văn và có bản sắc.

Ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hoá (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) nhất trí với các ý kiến được các nhà nghiên cứu, nhà khoa học phát biểu tại diễn đàn. Theo ông, việc gìn giữ, bảo tồn, phát triển và trao truyền di sản văn hoá cho các thế hệ mai sau cần đảm bảo yếu tố quan trọng là tính khoa học, chứ không bảo tồn theo hình thức.

Diễn đàn Doanh nhân, Doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam chỉ đạo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Trung tâm UNESCO Hỗ trợ Bảo tồn & Phát triển Nghệ Thuật Việt Nam tổ chức.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Cẩn trọng trước những thông tin lịch sử 'ảo' trên mạng xã hội

Người trẻ cần phải nghiên cứu thật kỹ các kiến thức văn hóa, lịch sử trước khi làm nội dung trên các nền tảng mạng xã hội. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Xu hướng tìm hiểu về lịch sử văn hóa truyền thống của giới trẻ Việt Nam đang trở thành một trào lưu xã hội rộng lớn, thu hút hàng chục ngàn lượt người tham gia. Bên cạnh các kênh kiến thức chính thống, bổ ích, còn đó những thông tin sai lệch vẫn bị lan truyền một cách thiếu tìm hiểu trên mạng xã hội.

Sẵn sàng phương án bảo đảm sức khỏe cho vận động viên tham gia giải leo núi ‘Bước chân trên mây - Chinh phục đỉnh Tà Xùa"

Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu sẽ thường trực về công tác y tế, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho lực lượng tham gia giải leo núi “Bước chân trên mây”.
(PLVN) -  Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) đã  ban hành một kế hoạch rất bài bản, sẵn sàng các phương án nhằm xử lý kịp thời mọi tình huống có thể xảy ra, mục tiêu nhằm đảm bảo sức khỏe của vận động viên tham gia  giải leo núi ‘Bước chân trên mây - Chinh phục đỉnh Tà Xùa".

Quảng bá mạnh mẽ di sản Việt Nam trên nền tảng số

Các bạn trẻ cùng nhau đồng lòng quảng bá di sản văn hóa Việt trên nền tảng số. (Ảnh: Thái Sơn)
(PLVN) - “Đổi mới và bảo tồn di sản trong thế giới số” là chương trình triển khai các hoạt động đưa di sản văn hóa tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản, kết hợp công nghệ biến những giá trị truyền thống trở thành nguồn cảm hứng sống động, “quốc tế hóa” di sản Việt.

Thuận lợi để “khởi động” mùa du lịch hè 2025

Ngay từ đầu mùa du lịch hè, nhiều bãi biển đã nhộn nhịp đón du thuyền đến tham quan. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kết thúc tháng 3, sang đến đầu tháng 4, ngành Du lịch Việt Nam đang nhanh chóng chuẩn bị bước vào mùa du lịch hè 2025. Năm nay, ngay từ tháng 4, mùa du lịch hè đã có những bước đà thuận lợi với hai kỳ lễ dài là Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) và dịp kỷ niệm 30/4 - 1/5.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sắp diễn ra tại Cà Mau

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sắp diễn ra tại Cà Mau
(PLVN) - Nằm trong Chương trình Sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2025”, tỉnh Cà Mau chuẩn bị tổ chức Lễ Hội Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 6 - 7/4 (nhằm ngày mùng 9 - 10/3 năm Ất Tỵ 2025) tại Đền thờ Vua Hùng (ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).

Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc

Tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh quảng bá các điểm đến, nét văn hóa độc đáo. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc” sẽ diễn ra vào giữa tháng 4/2025 có nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.

Trịnh Công Sơn – Gửi lại cho đời một cõi tình yêu

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
(PLVN) - Ngày 1/4 hằng năm, những người yêu nhạc Trịnh lại cùng nhau tưởng nhớ một người nhạc sĩ tài hoa, người đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nền âm nhạc Việt Nam – Trịnh Công Sơn. Hơn hai thập kỷ kể từ ngày ông rời xa cõi tạm, những ca từ của ông vẫn sống mãi, vang vọng trong trái tim bao thế hệ.