Điểm sáng giữa tình thế bế tắc trong xung đột Nga-Ukraine

Các nước kêu gọi đàm phán hòa bình cho cuộc xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: Reuters)
Các nước kêu gọi đàm phán hòa bình cho cuộc xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: Reuters)
0:00 / 0:00
0:00
Tuyên bố của các bên liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine đang làm dấy lên hy vọng về triển vọng đàm phán hòa bình có cơ hội diễn ra.

Phát biểu hôm 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga mong muốn chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine và sẽ cần phải có một giải pháp ngoại giao cho vấn đề này. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba thì nói rằng Kiev có kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về kế hoạch hòa bình cho xung đột tại nước này với vai trò trung gian của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres.

Với các nước phương Tây, dù tăng cường cấm vận Nga nhưng những tiếng nói ôn hòa bắt đầu xuất hiện. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết muốn duy trì đối thoại với ông Putin nhằm giải quyết khủng hoảng. Còn theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nếu Kiev đặt ra những điều kiện cho một thỏa thuận hòa bình, ông sẵn sàng trở thành trung gian trao đổi với ông Putin.

Cho đến nay, xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn 10 tháng. Kể từ tháng 5/2022, các cuộc đàm phán đã rơi vào bế tắc khi sự can dự từ bên ngoài ngày càng mạnh hơn và tư duy muốn giành ưu thế trên chiến trường bắt đầu lấn át.

Tuy nhiên, diễn biến trên chiến trường cho thấy cuộc xung đột đang đi vào ngõ cụt. Mùa Đông băng giá, mặt đất biến thành bùn, chiến sự trở nên khó khăn. Nga tăng cường phòng thủ, các cuộc tấn công của Ukraine thì không đủ sức giành lại các khu vực đã mất, chiến hào của hai bên hầu như không thay đổi thời gian gần đây.

Tất nhiên, hiện quan điểm của Moscow và Kiev còn rất khác nhau. Trong khi Ukraine kiên quyết đòi Nga phải rút quân và trả lại các vùng lãnh thổ, thì Nga cho rằng hoặc Ukraine chấp nhận các đề xuất của Nga hoặc quân đội Nga sẽ quyết định.

Nhưng mọi cuộc đối đầu rồi cũng phải kết thúc bằng đàm phán ngoại giao và việc các bên liên quan thừa nhận đàm phán là giải pháp có thể coi là điểm sáng trong tình thế bế tắc hiện nay.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.