Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Quang cảnh buổi họp.
Quang cảnh buổi họp.
(PLVN) -Sáng 9/8, Bộ Tư pháp Họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Ông Lê Đại Hải Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế chủ trì thẩm định.

Phát biểu tại phiên họp, ông Nguyễn Quốc Hưng, đại diện Bộ Tài chính cho biết, thực hiện chủ trương xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ nông dân, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Qua 24 năm thực hiện, chính sách miễn, giảm thuế SDĐNN đã thể hiện tác động to lớn tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông dân; qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hoá.

Ông Nguyễn Quốc Hưng, đại diện Bộ Tài chính trình bày tại buổi họp

Ông Nguyễn Quốc Hưng, đại diện Bộ Tài chính trình bày tại buổi họp

Theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, Bộ Công thương, Bộ Tài chính cho thấy: Giai đoạn 2001-2010, giai đoạn đầu thực hiện miễn, giảm thuế SDĐNN, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam từ 1 con số đã tăng lên 2 con số: Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 4,7 tỷ USD; năm 2010 đạt 19,15 tỷ USD (tăng gần 5 lần so với năm 2001). Giai đoạn 2011-2018 (giai đoạn tiếp tục mở rộng đối tượng được miễn, giảm thuế SDĐNN và tiến tới miễn thuế SDĐNN), kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa Việt Nam lọt vào top 15 nước xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới. Giai đoạn 2021-2023 (giai đoạn kéo dài thời hạn miễn thuế SDĐNN theo Nghị quyết số 107/2020/QH14): Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng từ 48,70 tỷ USD (năm 2021) đến 53,22 tỷ USD (năm 2022, 2023).

Vì vậy, để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng cường cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, phấn đấu đến năm 2030 đưa nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới thì việc tiếp tục miễn thuế SDĐNN là một giải pháp khuyến nông cần thiết để nâng cao giá trị gia tăng và kết nối chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đều nhất trí việc kéo dài thời gian miễn thuế SDĐNN. Tuy nhiên, về thời hạn miễn thuế, ông Lê Bá Ngọc, đại diện Bộ Công Thương đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá kỹ các ưu điểm, nhược điểm giữa 2 phương án kéo dài thời hạn miễn thuế 5 năm hay 10 năm để có sự lựa chọn phù hợp.

Ông Đinh Khắc Hiển, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đóng góp ý kiến.

Ông Đinh Khắc Hiển, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đóng góp ý kiến.

Ông Đinh Khắc Hiển, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, chu kỳ sản xuất của ngành nông nghiệp thường kéo dài, tính chất mùa vụ của ngành nông nghiệp, do đó, để thể hiện tính ưu việt, ổn định của chính sách, ông Đinh khắc Hiển đề nghị lựa chọn phương án miễn thuế SDĐNN trong 10 năm.

Theo đại diện Bộ Nội vụ, thống nhất với hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm thể chế hoá chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm nông nghiệp, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên cần bổ sung đánh giá từng loại đất và nhóm đối tượng được hưởng ưu đãi để tăng tính thuyết phục đối với Nghị quyết.

Bà Trịnh Thị Hương Trà, UBND TP Hà Nội trình bày ý kiến.

Bà Trịnh Thị Hương Trà, UBND TP Hà Nội trình bày ý kiến.

Bà Trịnh Thị Hương Trà, UBND TP Hà Nội lựa chọn phương án kéo dài thời hạn miễn thuế SDĐNN là 5 năm để đảm bảo mục tiêu phù hợp với quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và tình hình kinh tế xã hội thực tiễn. Bên cạnh đó, về nội dung Tờ trình đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết, bà Trịnh Thị Hương Trà đề nghị chỉnh sửa mục về thời gian Luật Đất đai số 21/2024/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (thay vì từ ngày 01/01/2025 như trong dự thảo Tờ trình).

Đọc thêm

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

(PLVN) - Nằm trong chuỗi hoạt động Chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam, sáng 17/10, tại Hà Nội, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức khóa học với chủ đề "Thần thái đẹp - Phong cách sang", nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp chị em phụ nữ trở nên xinh đẹp, thần thái và sang trọng hơn.

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao
(PLVN) - Với việc đưa ra giải pháp đôn đốc kiên trì, quyết liệt... thời gian thi hành án trong năm của TP Đà Nẵng cũng được rút ngắn đáng kể; lượng án có điều kiện trên 1 năm nhưng chưa thi hành xong đã giảm rõ rệt từ gần 1.700 việc vào đầu năm công tác, xuống chỉ còn gần 900 việc khi kết thúc năm công tác.

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng
(PLVN) -Ngày 16/10, tại Hà Nội, thừa uỷ quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã chủ trì buổi lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và quyết định điều động Đại tá Hoà Quang Tưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc: Con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc. Ảnh Phạm Hằng- Tuấn Anh
(PLVN) -  Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức sáng 15/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có bài tham luận sâu sắc. Báo PLVN trân trọng giới thiệu tham luận của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc về vấn đề này. 

Người cựu chiến binh tâm huyết với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Ông Lê Văn Chương làm báo cáo viên tại một Hội nghị PBGDPL do Hội CCB tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.
(PLVN) - Với suy nghĩ việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ khó đạt mục tiêu đề ra nếu thiếu sự tham gia của người dân, hơn 10 năm qua, ông Lê Văn Chương - Chánh Văn phòng Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng như người dân địa phương. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế ở cơ sở.

Ủy ban Dân tộc đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành, chiều 14/10, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Hồ Quang Huy cùng các thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại Ủy ban Dân tộc.

Tâm hướng thiện của doanh nhân làm “bố đỡ đầu” cho hàng trăm đứa trẻ

Trong những năm qua, doanh nhân Hoàng Nguyễn Trọng Dũng nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu 111 cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khó khăn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
(PLVN) - Trước khi trở thành bố của cô con gái 6 tháng tuổi, Hoàng Nguyễn Trọng Dũng đã làm "bố đỡ đầu" cho hàng trăm em nhỏ mồ côi. Từ tấm lòng nhân hậu và khát khao sẻ chia, doanh nhân trẻ Trọng Dũng đã không ngừng lan tỏa yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các em vượt qua nghịch cảnh và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi: Đồng hành cùng người cao tuổi vượt qua khó khăn

Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước Việt Nam. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cục TGPL - Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng theo Quyết định số 2156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ, ngành Tư pháp mà trực tiếp là các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý) đã tích cực triển khai, đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đồng hành với người cao tuổi gặp khó khăn cho cuộc sống.