Đề xuất quy định rõ vị trí pháp lý trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Đề xuất quy định rõ vị trí pháp lý trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân (gọi chung là trường đào tạo, bồi dưỡng). Đáng chú ý, dự thảo Nghị định quy định rõ vị trí pháp lý của các trường đào tạo bồi dưỡng.

Nhiều hạn chế, bất cập

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), thực trạng về hệ thống văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các trường đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) chưa thống nhất, còn chồng chéo và đã lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống tổ chức của các trường ĐTBD còn cồng kềnh, manh mún, phân tán, chồng chéo, thiếu tính quy hoạch trong xây dựng hệ thống; chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động còn nhiều bất cập; chồng chéo thực hiện nhiệm vụ giữa các trường ĐTBD ở Trung ương và địa phương; trong cùng một bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiều đầu mối cùng thực hiện một chức năng.

Việc thực hiện các chương trình bồi dưỡng được phân công, phân cấp của các trường ĐTBD còn hạn chế. Một số trường ĐTBD của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và trường chính trị tỉnh vẫn chưa đủ năng lực tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý. Các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện chủ yếu thực hiện các khóa bồi dưỡng cho đối tượng phát triển đảng, phổ biến tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, chưa đủ năng lực thực hiện các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Việc biên soạn tài liệu theo nhiệm vụ được phân công còn thiếu sự chủ động, có tâm lý chờ đợi, sử dụng các bộ tài liệu mẫu sẵn có do các cơ quan Trung ương biên soạn, ban hành.

Chính vì thế, để khắc phục những hạn chế, bất cập và để thực hiện những yêu cầu mới đặt ra, theo Bộ GDĐT, việc xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định số 125/2011/NĐ-CP là cần thiết.

Quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động

Theo đó, về địa lý pháp lý, trường ĐTBD là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và Nghị định này. Cụ thể, trường của cơ quan nhà nước hoạt động theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập và theo quy định của Nghị định này, trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước.

Trường của tổ chức chính trị hoạt động theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập và theo quy định của Nghị định này, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ; Tỉnh ủy, Thành ủy và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Huyện ủy, Quận ủy, Thành ủy, Thị ủy và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường của tổ chức chính trị - xã hội hoạt động theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập và theo quy định của Nghị định này, trực thuộc cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. Trường của lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động theo quy định của lực lượng vũ trang nhân dân và theo quy định của Nghị định này, trực thuộc các cấp quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, nằm trong tổ chức, biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam.

Về cơ cấu tổ chức của trường ĐTBD thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội phải phù hợp với cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập, theo quy định của pháp luật có liên quan, trong đó bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng (hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc); Hội đồng khoa học và đào tạo; khoa, bộ môn, phòng chức năng; đơn vị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Cơ cấu tổ chức của trường ĐTBD thuộc tổ chức chính trị thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật có liên quan. Cơ cấu tổ chức của trường ĐTBD thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của lực lượng vũ trang nhân dân. Ngoài ra, việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các trường ĐTBD phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Đảng, quy định của lực lượng vũ trang nhân dân và quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với nhà giáo đang tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các trường ĐTBD thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ giáo dục đại học được áp dụng mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chế độ, chính sách của giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học; nhà giáo đang tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các trường ĐTBD thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng được áp dụng mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chế độ, chính sách của giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của trường ĐTBD đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.

Người học đang tham gia học tập và nghiên cứu khoa học theo chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tại các trường ĐTBD thực hiện nhiệm vụ và quyền theo quy định đối với người học của Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan. Còn người học là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang được cơ quan, tổ chức cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường ĐTBD thực hiện theo quy định về quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

Tin cùng chuyên mục

Từ 31/01/2025, quy mô của trường mầm non được nâng lên tối đa 30 nhóm, lớp. (Ảnh: Hồng Thương)

Quy mô của trường mầm non được nâng lên tối đa 30 nhóm, lớp

(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 23/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT.

Đọc thêm

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.

Miễn thu phí đi phà loạt đối tượng từ 1/1/2025

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Theo thông tư số 33/2024/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải mới ban hành, kể từ 1/1/2025, có 12 đối tượng sẽ được miễn phí tiền sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.