Đề xuất mới của doanh nghiệp về cơ chế điều hành giá xăng dầu

Cần sửa nghị định để xăng dầu có thị trường đúng nghĩa. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Cần sửa nghị định để xăng dầu có thị trường đúng nghĩa. (Ảnh minh họa: TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Việc đề xuất các thương nhân phân phối (TNPP) không được mua bán lẫn nhau và cơ chế điều hành giá xăng dầu vẫn đang tiếp tục gây tranh luận khi mới đây, đại diện khối TNPP đã có văn bản chính thức gửi Bộ Công Thương đề cập về vấn đề này.

TNPP lo bị rơi vào vị thế phụ thuộc

Tại văn bản, TNPP cho rằng, việc đề xuất các TNPP không được mua hàng lẫn nhau của Bộ Công Thương đưa TNPP vào vị thế phụ thuộc vào các thương nhân đầu mối (TNĐM) và việc này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Cụ thể, hiện các TNĐM đang có lợi thế tự nhiên khi nhiều năm qua, trên thị trường có 1 doanh nghiệp (DN) chiếm tới 51% thị phần và có đủ các loại hình kinh doanh trong chuỗi cung ứng xăng dầu, gồm nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ tới tận người tiêu dùng. Cùng với đó, có thêm 6 DN lớn cũng là TNĐM và nhóm DN này đang chiếm khoảng 88% thị phần từ nhập khẩu đến bán buôn và bán lẻ.

Như vậy, theo cơ chế quản lý nhà nước hiện nay và nếu tiếp tục duy trì các quy định như dự thảo Nghị định thì chưa phù hợp với Luật Cạnh tranh.

Ngoài ra, văn bản của cộng đồng này cũng đề cập đến vấn đề cơ chế điều hành giá xăng dầu. Theo đó, tại dự thảo Nghị định đề xuất trao quyền cho DN tự định giá xăng dầu. Cụ thể, Nhà nước chỉ công bố giá sản phẩm xăng dầu thế giới, chi phí tạo nguồn, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức. TNĐM tính toán, công bố giá bán xăng dầu, sau đó, TNĐM - TNPP công bố giá bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân trên thị trường, không cao hơn giá bán xăng dầu theo công thức đã quy định. Sau khi công bố, thương nhân thông báo giá bán cho cơ quan nhà nước để giám sát.

Đại diện TNPP cho rằng, quy định đổi mới chưa thực sự thay đổi khi vẫn quy định chi phí tạo nguồn, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức… là một mức cụ thể. Tức là, vẫn theo công thức là Nhà nước định giá, nhưng chỉ khác quy định cũ là DN thay Nhà nước thực hiện phép tính cộng.

Cần quy định xăng dầu là mặt hàng bình ổn giá

Là nhóm thương nhân chịu sự tác động trực tiếp và lớn nhất của nghị định kinh doanh xăng dầu, cộng đồng TNPP và DN bán lẻ kiến nghị cần có giải pháp để hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa trong phân phối và bán lẻ, phù hợp với tinh thần, mục tiêu của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa.

Do đó, nhóm này cho rằng, Bộ Công Thương cần tiếp thu một số kiến nghị cụ thể cấp bách như sửa dự thảo theo hướng cho TNPP được mua bán lẫn nhau. Bởi khi đó, các TNPP có lực lượng bổ sung cho nhau, chủ động điều hoà cung - cầu cho phạm vi vùng mình phụ trách, bảo đảm tính linh hoạt và ứng phó kịp thời với tình trạng thiếu hụt xăng dầu, góp phần ngăn ngừa rủi ro tiềm ẩn về đứt gãy nguồn cung cục bộ xảy ra.

Ngoài ra, TNPP thường mua lô hàng lớn để được chiết khấu tốt, điều tiết phân phối ra thị trường bảo đảm chiết khấu mọi thời điểm bán cho đại lý luôn tốt nhất, qua đó không làm tăng chi phí.

Về cơ chế điều hành giá, cộng đồng TNPP cho rằng, cần phải đổi mới căn bản và thực chất việc giao quyền định giá, thỏa thuận về giá và cạnh tranh về giá theo quy định của Luật Giá theo hướng “giá xăng dầu là mặt hàng không phải do Nhà nước định giá mà là mặt hàng bình ổn giá; còn việc quy định giá là do DN tự quyết định giá”. Tức là, bảo đảm quyền cho DN tự định giá, thoả thuận về giá và cạnh tranh về giá theo tín hiệu khách quan của thị trường, chứ không phải DN được quyền tự tính giá không vượt mức chi phí, lợi nhuận (hoặc mức giá tối đa) do Nhà nước quy định như dự thảo Nghị định.

Đại diện TNPP phân tích, giao quyền định giá cho DN không có nghĩa là Nhà nước “buông” hay “thả nổi” để DN tự định giá thế nào cũng được mà Nhà nước vẫn phải kiểm soát, điều tiết quyền đó của DN bằng những hình thức thích hợp như quy định, hướng dẫn cụ thể các nguyên tắc tính giá, căn cứ tính giá, phương pháp tính giá để DN có chuẩn mực tính toán theo nguyên tắc thị trường; Đồng thời quy định rõ thẩm quyền quyết định giá, điều chỉnh giá.

Cùng với đó, Nhà nước thực hiện cơ chế hậu kiểm để xem xét, kiểm tra việc tính giá theo các hướng dẫn trên, nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường định giá bất hợp lý gây phương hại đến lợi ích của Nhà nước và người dân. Trong trường hợp thị trường có biến động thì DN phải tuân thủ và thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Nhà nước quy định.

Đọc thêm

Kinh doanh đặt cược: Cần có quy định mới trên tinh thần đổi mới

Một trường đua chó từng hoạt động ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: VNE)
(PLVN) - Sau hơn 7 năm triển khai Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, đến nay mới chỉ có một nhà đầu tư kinh doanh đặt cược đua chó được cấp phép. Có quá nhiều vướng mắc liên quan đến pháp lý xung quanh vấn đề đang được xã hội quan tâm này.

Tương lai của hệ sinh thái Ngân hàng mở

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (Fintech) và sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ số, hệ sinh thái ngân hàng mở (Open Banking) đã trở thành một trong những xu hướng quan trọng nhất của ngành tài chính hiện nay.

Nỗ lực giảm chi phí logistics

Thuế vận chuyển và kho bãi là 2 phương thức được nhiều DN áp dụng để giảm chi phí logistics. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Chi phí logistics Việt Nam được nhận diện cao gần gấp đôi chi phí bình quân của thế giới, có giai đoạn chiếm đến 20% GDP (trung bình trên thế giới là 10,6%). Do đó, tối ưu hóa quy trình logistics là một trong những giải pháp quan trọng để giảm chi phí, từ đó giúp hàng hóa Việt Nam tăng thêm sức cạnh tranh trên toàn cầu.

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Nguồn năng lượng mới, kỳ vọng mới

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững Kỳ 3: Đưa quan hệ đối tác phát triển thực chất, đi vào chiều sâu

Một hội thảo chuyên đề của ngành Hải quan lấy ý kiến doanh nghiệp. (Ảnh: TH)
(PLVN) -   Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, trong thời gian tới, công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan cần phải được tiến hành cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 2: Cần khắc phục một số tồn tại, hạn chế

Cơ quan Hải quan và doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác. (Ảnh: Châu Long)
(PLVN) -  Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp thì cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục để đưa công tác này gặt hái thêm nhiều thành quả hơn nữa.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 1: Được thực hiện toàn diện, xuyên suốt

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn thường niên Hải quan - Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” hồi tháng 9/2024. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác được thực hiện ở cả 3 cấp Tổng cục, Cục, Chi cục; trong đó tại cấp Tổng cục, hoạt động đối tác tập trung vào các vấn đề về chính sách, phương thức quản lý; tại cấp Cục hoạt động đối tác gắn với các vấn đề tổ chức thực thi; tại cấp Chi cục, các hoạt động đối tác gắn với các hoạt động thường xuyên hàng ngày của đơn vị. Việc thực hiện gồm 4 nhóm giải pháp lớn: thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác.

Các tỉnh miền Bắc xốc lại kế hoạch trồng trọt sau thiên tai

Các tỉnh miền Bắc xốc lại kế hoạch trồng trọt sau thiên tai
(PLVN) - Sáng ngày 26/11 tại Thái Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của các tỉnh phía Bắc. Dự và chủ trì hội nghị có ông Hoàng Trung  - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ; ông Phạm Văn Nghiêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.