Đề xuất cơ chế hỗ trợ cơ sở y tế công lập thu không đủ chi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Y tế đang dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ chi thường xuyên cho các cơ sở y tế công lập thu không đủ chi do tác động của dịch COVID-19.

Nguồn thu sự nghiệp của nhiều đơn vị bị giảm sút

Theo Bộ Y tế, từ năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của nhiều đơn vị sự nghiệp y tế công lập, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại các địa bàn có diễn biến dịch phức tạp như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang… Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giảm, trong khi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa kết cấu đủ chi phí theo lộ trình (mới tính chi phí trực tiếp và tiền lương).

Chính vì thế, dẫn tới nguồn thu sự nghiệp của nhiều đơn vị bị giảm sút, bên cạnh đó các bệnh viện phải thực hiện giãn cách trong bệnh viện, giảm số lượng bệnh nhân, hạn chế tiếp nhận người bệnh không phải trường hợp cấp cứu; các bệnh viện phải tăng chi để thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 như mua trang phục chống dịch, dung dịch sát khuẩn, khử khuẩn, kit test, sinh phẩm xét nghiệm...

Trước tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay, mặc dù các đơn vị đã thực hiện nhiều giải pháp rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi, tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết để ưu tiên nguồn kinh phí chi trả tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo tiền lương cho cán bộ, viên chức, bảo đảm một số nội dung chi thường xuyên thiết yếu của đơn vị; tuy nhiên do nguồn thu bị giảm sút, nhiều đơn vị không đủ kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên, đặc biệt là các đơn vị tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên, có đơn vị không có nguồn để chi lương, chi thu nhập tăng thêm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của cán bộ, viên chức và người lao động.

Thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đó giao Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ chi thường xuyên cho các cơ sở y tế công lập thu không đủ chi do tác động của dịch...

Mức hỗ trợ chi thường xuyên

Bộ Y tế đề xuất đối với mức hỗ trợ chi thường xuyên: mức hỗ trợ chi thường xuyên là số bổ sung dự toán bằng số dự kiến chênh lệch thu nhỏ hơn chi thường xuyên năm 2021 của cơ sở y tế công lập sau khi trừ đi các điểm sau đây: dự toán chi thường xuyên năm 2021 đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ (nếu có).

Trường hợp đơn vị được ngân sách nhà nước thanh toán chi phí xét nghiệm, điều trị COVID-19 theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc theo nguyên tắc thực thanh, thực chi theo quy định từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch COVID-19, kinh phí chi trả tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương cho cán bộ tăng cường chống dịch (kinh phí không giao tự chủ) thì đơn vị phải tổng hợp số được ngân sách nhà nước thanh toán vào số thu và số chi của đơn vị để xác định chênh lệch thu - chi thường xuyên trong năm.

Số chênh lệch thu - chi được xác định theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế thí điểm tự chủ của một số bệnh viện. Các đơn vị báo cáo bổ sung số liệu thực hiện thu - chi thường xuyên năm 2019, năm 2020 để cấp có thẩm quyền có cơ sở xem xét, hỗ trợ kinh phí trong năm 2021.

Theo dự thảo Thông tư, việc hỗ trợ chi thường xuyên cho các cơ sở y tế công lập thu không đủ chi do tác động của dịch COVID-19 được thực hiện trong năm 2021.

Ngân sách trung ương hỗ trợ chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế thu không đủ chi do tác động của dịch COVID-19 thuộc các bộ, cơ quan trung ương quản lý. Ngân sách địa phương hỗ trợ chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế thu không đủ chi do tác động của dịch COVID-19 thuộc địa phương quản lý. Trường hợp địa phương chưa tự cân đối được ngân sách không bảo đảm được thì ngân sách trung ương xem xét hỗ trợ.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm

Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2024

Ảnh minh hoạ
(PLVN) -  Quy chuẩn quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của ngành y tế… là một trong những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 4/2024.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Nhiều thay đổi trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh: laodong.vn)
(PLVN) - Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực như: Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi THPT năm 2024; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng…

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.
(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.