Đề Vật Lý dài và khó

Trái ngược với tình trạng nộp bài, rời phòng thi sớm ở môn Toán, môn Lý chiều nay, thí sinh tận dụng hết giờ thi mới ra khỏi phòng. Tuy nhiên, các thí sinh đánh giá đề Lý khó, dài, phần bài tập nhiều và khó.

[links()] Trái ngược với tình trạng nộp bài, rời phòng thi sớm ở môn Toán, môn Lý chiều nay, thí sinh tận dụng hết giờ thi mới ra khỏi phòng. Tuy nhiên, các thí sinh đều đánh giá đề Lý khó, dài, phần bài tập nhiều và khó.

Tại TP.HCM, bạn Võ Nhất Tùng (quê Bình Phước) cho biết, em làm trọn vẹn chưa đến 50% bài thi, còn nhiều câu còn lại em chưa biết kết quả đúng hay sai.

“Môn thi thứ 2 nên tâm lý em thoải mái hơn nhưng em thấy đề Lý khó hơn Toán. Các thí sinh trong phòng cũng rất uể oải. Đề có khả năng phân loại rất cao, tuy nhiên hơi dài, một số câu đòi hỏi quá nhiều thời gian”, Tùng cho biết.

LNH_0172.JPG
Nhiều thí sinh vẫn không hoàn thành hết đề thi môn Lý.

Tại Hà Nội, gần như không có một nụ cười mãn nguyện nào sau khi kết thúc môn thi. Các em đều cho biết đều khoanh hết đáp án nhưng có đến khoảng 30 - 40% là chọn may rủi.
 
“Đề thi khá dài lại tính toán nhiều nên em không có đủ thời gian để làm. Toát mồ hôi em chỉ làm được 30-35 câu, còn lại em chọn bừa”, một thí sinh đến từ Thanh Hóa dự thi trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết.
 
Nhiều thí sinh ở các Hội đồng thi khác như ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Khoa học Tư Nhiên – ĐH Quốc gia HN đều nhăn mặt với môn Lý chiều nay.

Hương, thí sinh đến từ Thanh Hóa dự thi ĐH Kinh tế Quốc dân không chia sẻ: “Mục tiêu của em là khối D. Đăng ký thi khối A là để tập dượt. Mặc dù em học môn Lý không đến nổi tệ nhưng chật vật cũng chỉ làm được 40%, còn lại đành phải cầu may. Với hai môn Toán, Lý đã làm chắc chắn em không có cơ hội nhưng nó giúp em bình tĩnh hơn trong đợt thi sau”.

Thí sinh Thanh Hải (quê Hải Dương) than thở: “Kết quả tệ lắm anh ạ. Hi vọng ngày mai môn Hóa sẽ gỡ gạc được. Môn này là môn sở trường của em”.

Sau 2/3 thời gian thi, nhiều thi sinh đã nộp bài, rời phòng thi khiến nhiều phụ huynh ở bên ngoài chờ con thấp thỏm...
Nhiều phụ huynh thấp thỏm mong chờ kểt quả thi tốt từ con em...

Tại cụm thi Cần Thơ, sau khi kết thúc môn Vật lý chiều nay, không có nhiều gương mặt tươi cười tại các điểm thi. Hầu hết các thí sinh đều có nhận định, đề Vật lý cũng không dễ ăn, có thể còn khó hơn năm trước.

Nhiều thí sinh cho hay, đề có 50 câu, khá dài, thời gian chỉ trong 90 phút không đủ để làm trọn vẹn. Trong đó phần lý thuyết chiếm khoảng 40%, phần này cũng có những câu dễ nhưng cũng có những câu rất khó.

Thí sinh Đăng Khoa (điểm thi THCS Chu Văn An) chia sẻ: "Khi mở đề đọc từ trên xuống dưới đã thấy khó mà làm hết được. Em chỉ đánh được từ 7 - 8 câu là chắc chắn đúng, còn lại thì chủ yếu là đánh theo cảm tính, hy vọng là có thể đúng. Cùng với môn Toán hồi sáng làm không hết, hai môn cộng lại chỉ được 6 - 7 điểm. Môn Hóa mà khó ăn nữa thì chắc em không lòng vào đại học".

Nhận định về đề thi, thầy Đặng Quang Hùng, Giáo viên ở Trung tâm Học Mãi nhấn mạnh: “Với đề thi này để đạt được điểm trung bình không phải là dễ”. Cũng theo thầy Hùng đây là một đề thi có tính phân loại cao, bám sát chương trình sách giáo khoa. Tuy nhiên đề thi hơi dài so với thời gian làm bài là 90 phút. Các câu hỏi khó chủ yếu tập trung vào phần điện và cơ.
 
Như vậy ngày thi đầu tiên đã kết thúc. Phần lớn các thí sinh dự thi đều cho rằng với mức độ đề thi Toán, Lý tương đối khó và có tính phân loại tốt.
 
Ngày mai thí sinh bước vào môn thi cuối là Hóa học đối với khối A và môn Ngoại Ngữ với khối A1.

PL (tổng hợp)



 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Sẵn sàng cho giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9

Đông đảo người dân đến chương trình KCB, cấp thuốc miễn phí nằm trong khuôn khổ giao lưu HNQPBG Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
(PLVN) - Sự kiện giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 là điểm nhấn kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, góp phần cụ thể hóa nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng thực chất.

Sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị: Hoàn thiện thể chế phải đi trước một bước

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ 3 về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Ngày 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Ban Chỉ đạo) tổ chức Phiên họp lần thứ 3. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì phiên họp.

Ưu tiên cơ sở vật chất dôi dư phục vụ mục đích công ích, công cộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Ngay chiều 14/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo để triển khai Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 2: Không ai bị bỏ lại, niềm tin được củng cố

Sau 17 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội luôn duy trì mức tăng trưởng cao, giữ vai trò, vị thế là trung tâm kinh tế của Vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước. (Ảnh: thanglong.chinhphu.vn)
(PLVN) -  Sự thống nhất trong chỉ đạo, minh bạch trong thực thi và bảo đảm đầy đủ chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ thuộc diện sắp xếp… là nền tảng vững chắc cho “cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Bởi lẽ, niềm tin và sự đồng thuận cao cũng là mục tiêu mà mọi cải cách hướng đến.

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 14/4, Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành đón Nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Lễ đón. (Ảnh VGP)
(PLVN) - Ngày 14/4/2025, Báo Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) đã đăng bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc” của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng đăng toàn văn bài viết:

Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.

Việt Nam - Trung Quốc: Làm vững chắc hơn nữa nền tảng tin cậy chính trị

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: BNG)
(PLVN) -  Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa và kỳ vọng của chuyến thăm, đặc biệt năm nay là dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025).

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 1: Nhu cầu bức thiết, đòi hỏi khách quan

Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV là tìm cách xử lý những “điểm nghẽn” về thể chế để bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại sao việc tinh gọn tổ chức bộ máy lại trở thành yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và vì sao người dân ngày càng tin tưởng, kỳ vọng vào quá trình đổi mới này? Những câu hỏi đó đang dần có lời đáp bằng những quyết tâm, quyết sách hòa quyện “ý Đảng, lòng dân”, nhằm giải quyết những bức thiết đặt ra từ thực tiễn.

Đảng hành động vì tương lai, vì Nhân dân và sự hưng thịnh của đất nước

TS Trịnh Như Quỳnh.
(PLVN) - Nhiều cán bộ, đảng viên và Nhân dân bày tỏ sự tin tưởng và đánh giá cao những quyết sách sáng tạo, đúng đắn tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII (Hội nghị). Những việc làm này thể hiện rõ quyết tâm đổi mới, cho thấy Đảng ta đang hành động vì tương lai, vì Nhân dân và vì sự hưng thịnh của đất nước.

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - “Có thể khẳng định Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Rất nhiều đồng chí Trung ương đề nghị Bộ Chính trị ghi nhận đây là Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta” - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh khi phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra chiều 12/4.

Thủ tướng: Thể chế phải mở đường, không để 'không quản được thì cấm'

Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP.
(PLVN) - Kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn về thể chế, khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, mở đường cho đổi mới sáng tạo và phát triển. Cần dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, “không biết thì không quản”, thay vào đó là hoàn thiện hành lang pháp lý để tháo gỡ rào cản thể chế...

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII. Ảnh: Chinhphu.vn
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư cho biết, Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương: về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp Tỉnh (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương), cấp Xã (Xã, Phường, Đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...