Để tuyến đầu y tế luôn sung sức

Hình minh họa.
Hình minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chỉ trong bốn ngày, Bộ Y tế liên tiếp có hai văn bản chỉ đạo về vấn đề lực lượng y bác sĩ tại các bệnh viện (BV), đặc biệt là tại các BV điều trị bệnh nhân COVID-19.

Ngày 4/9, Bộ có văn bản chỉ đạo các Sở Y tế bảo đảm nhân lực làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh. “Các trường hợp tự ý bỏ việc hoặc vi phạm quy định về đạo đức hành nghề gửi về Bộ Y tế sẽ bị xem xét kỷ luật hành chính hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề”, Bộ Y tế nêu rõ.

Nói cách khác, trong thời điểm dịch bệnh hoành hành tại một số địa phương, thì việc y bác sĩ tự ý nghỉ việc là điều không thể chấp nhận, như chiến sĩ buông súng rời chiến trường. Và “hình phạt” “tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề” là điều mà bất cứ thầy thuốc nào cũng lo sợ.

Nhưng vấn đề là vì sao Bộ Y tế lại lo ngại có trường hợp y bác sĩ tự ý nghỉ việc? Vào ngày sau, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt về phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế tại TP HCM đã có công văn gửi BCĐ phòng chống dịch COVID-19 TP. Trong công văn này đã nêu thực tế một số y bác sĩ đang phải vất vả ra sao.

Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế cho biết tại một số BV dã chiến (DC) điều trị bệnh nhân COVID, mỗi bác sĩ, điều dưỡng hàng ngày phải chăm sóc quản lý 140-150 bệnh nhân, khiến chất lượng điều trị và chăm sóc bị giảm sút, và thầy thuốc quá tải.

Mỗi ca làm việc thường kéo dài 8-10 tiếng/ngày trong điều kiện mặc trang phục bảo hộ liên tục có thể gây mất nước và điện giải. Thầy thuốc cũng thường xuyên phải trực cấp cứu 12 tiếng/ngày nếu được điều động tăng cường. BVDC không bố trí được thời gian nghỉ ca trực. Sau khi kết thúc công việc chuyên môn, cán bộ y tế tiếp tục phải làm hồ sơ hành chính liên tục (có ngày lên đến 12 giờ). Một số BV rút nhân lực, không bổ sung được nhân lực mới, tăng thêm áp lực cho các nhân viên còn lại. Áp lực công việc quá lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhân viên y tế.

Về chăm lo đời sống nhân viên y tế, hàng ngày mỗi người được phát cơm hộp với suất ăn 120.000 đồng/ngày. Nhưng khẩu vị không được điều chỉnh phù hợp khiến nhiều người khó ăn, không đảm bảo sức khỏe.

Có những vấn đề lực lượng tuyến đầu y tế phải đối mặt mà văn bản của Bộ Y tế không chỉ ra, nhưng thực tế vẫn đang tồn tại. Đó là nỗi day dứt của một số thầy thuốc khi chứng kiến một số bệnh nhân COVID-19 lần lượt ra đi. Đó là nỗi nhớ nhà dù nhà chỉ cách vài cây số, không ít người không dám về nhà mà ở luôn tại BV sau ca trực để tránh nguy cơ lây nhiễm cho người thân. Đó là nỗi băn khoăn vì sao mình là thầy thuốc, là lực lượng chủ lực trong cuộc chiến chống dịch và dễ bị lây nhiễm, nhưng những người thân của mình là đối tượng có thể bị lây nhiễm từ con em mình mang từ BV về; lại không được ưu tiên chích ngừa vaccine?...

Theo thống kê, từ đầu đại dịch năm 2020 tới 9/8, có hơn 2.300 nhân viên y tế bị lây nhiễm khi làm việc, ba người tử vong trong cuộc chiến chống COVID-19. Đến nay, hơn 16.000 y bác sĩ từ miền Bắc, Trung đã vào tâm dịch phía Nam chi viện. Ngoài đối mặt lây nhiễm, y bác sĩ còn chịu áp lực nặng về tâm lý khi bệnh nhân quá đông, trở nặng nhanh, tỷ lệ tử vong cao; thiếu trang thiết bị, máy móc, đồ bảo hộ; ăn uống, ngủ nghỉ qua loa...

Vì thế, để đảm bảo sức chiến đấu của nhân viên y tế, nâng cao tinh thần phục vụ người bệnh và chất lượng điều trị; không chỉ cần cách điều phối lực lượng khoa học hợp lý, mà còn cần có chính sách riêng cho lực lượng y tế tuyến đầu như phụ cấp, hỗ trợ tâm lý, quan tâm và có những ưu tiên nhất định với hậu phương của đội ngũ thầy thuốc… Sử dụng tình nguyện viên là người nhiễm SARS-CoV-2 đã khỏi bệnh cũng là một phương án tính toán để giảm tải cho lực lượng y tế.

Tin cùng chuyên mục

Bạn đọc cho rằng bị chiếm đoạt tài sản thông qua thẻ tín dụng: Trả lời của Ngân hàng VPBank

Bạn đọc cho rằng bị chiếm đoạt tài sản thông qua thẻ tín dụng: Trả lời của Ngân hàng VPBank

(PLVN) - Báo PLVN mới nhận được văn bản phản hồi từ phía Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) liên quan đến đơn của ông Hoàng Đức Thiện (trú tại thôn Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) phản ánh về dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức nhờ mở thẻ tín dụng. Đơn của ông Thiện được Báo PLVN chuyển đến VPBank.

Đọc thêm

Báo tin giả đến công an có bị xử phạt không?

Báo tin giả đến công an có bị xử phạt không?
(PLVN) - Việc báo tin giả hoặc trình báo thông tin sai sự thật đến các cơ quan, lực lượng chức năng đều là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính và thậm chí là bị xử lý hình sự.

Diễn biến sự việc đề xuất tặng công trình vi phạm cho Hải Dương: Một số sở, ngành nêu quan điểm “không tiếp nhận”

Công trình xây dựng vi phạm tại BVYHCT tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Theo báo cáo mới đây của Sở TN&MT tỉnh Hải Dương, sau khi được UBND tỉnh giao tham mưu xử lý nội dung Cty TNHH MTV Đại Sơn đề nghị tặng lại Bệnh viện Y học cổ truyền (BVYHCT) Hải Dương toàn bộ tài sản là công trình xây dựng vi phạm mà Cty đã xây dựng trên diện tích đất của bệnh viện; Sở TN&MT đã có công văn gửi các sở, ngành liên quan đề nghị cho quan điểm về nội dung trên.

Sự việc Công ty Phúc Thanh Vinh (Cần Thơ) 1 nhà đất, bán 2 lần: Sổ đỏ 68 nền đất của dự án đang ở đâu?

Nhiều hộ dân trong dự án do Cty Phúc Thanh Vinh xây nhà vẫn chưa nhận được sổ đỏ. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại một dự án bất động sản ở Cần Thơ, nhiều năm qua, một số khách hàng có đơn cho rằng Cty TNHH MTV Xây dựng Phúc Thanh Vinh lấy nhà đất đã bán cho người trước, tiếp tục bán cho người khác. Với nhiều hộ đã chuyển vào ở tại dự án do Cty Phúc Thanh Vinh xây nhà, vẫn chưa nhận được sổ đỏ, vì thực tế Cty này chưa trả hết tiền cho Cty Nhà Cần Thơ là DN đã chuyển nhượng dự án.

Sự việc doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho tỉnh Hải Dương: Sở Tài chính tổ chức cuộc họp hướng dẫn thủ tục

Công trình xây dựng vi phạm trên đất BVYHCT. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Liên quan việc Cty TNHH MTV Đại Sơn đề nghị tặng công trình xây dựng vi phạm cho Bệnh viện Y học cổ truyền (BVYHCT) để quản lý sử dụng vào mục đích khám, chữa bệnh, ông Nguyễn Đồng Kim, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hải Dương cho biết đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan đơn vị liên quan.

Lâm Đồng không xem xét cho chuyển nhượng dự án thuỷ điện Cam Ly

Công trường Nhà máy thủy điện Cam Ly.
(PLVN) - Liên quan vướng mắc trong chuyển nhượng dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly (TP Đà Lạt), UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chính thức. UBND tỉnh đồng ý với đề xuất của Sở KH&ĐT, không xem xét cho chuyển nhượng dự án từ nhà đầu tư Cty CP Xây dựng số 1 Việt Hưng (trụ sở TP HCM) sang Cty TNHH Thủy điện Cam Ly. Lý do không đáp ứng điều kiện chuyển nhượng theo khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư và Quyết định chủ trương đầu tư 1834/QĐ-UBND ngày 28/8/2019.

Sự việc nhiều năm xin cấp sổ đỏ tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu làm việc với người có đơn

Ông Đức (người giơ tay) tại khu đất đề nghị được cấp sổ đỏ. (Ảnh: Hiếu Huỳnh)
(PLVN) - Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT)) vừa tổ chức cuộc làm việc nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND TP Vũng Tàu về việc triển khai Văn bản 1021/UBND-VP của UBND tỉnh BR-VT và chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ với nội dung phản ánh của ông Đổng Phước Đức.

Vụ người dân tố cáo hành vi nâng khống hóa đơn tại Hà Tĩnh: Công an mời người tố cáo đến cung cấp thông tin, tài liệu

Ảnh minh họa
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Công văn 325/CAT- VPĐT của Công an tỉnh Hà Tĩnh trả lời đơn của bà Cao Thị Huê (ngụ xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) tố cáo hành vi nâng khống và sử dụng trái phép hóa đơn tài chính trong thanh lý hợp đồng xây dựng một công trình. Đơn do Báo PLVN chuyển đến.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú

Đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú. (Ảnh minh họa: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú được quy định tại Luật Cư trú 2020.

Có được xây 2 căn nhà trên cùng một thửa đất không?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Quang Huy (Ba vì, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có một mảnh đất rộng 500m2. Trước đó bố tôi đã xây nhà một phần trên mảnh đất đó. Nay tôi lấy vợ muốn xây thêm một căn nhà bên cạnh để ở riêng. Vậy cho tôi hỏi, có thể xây 2 căn nhà trên 1 thửa đất của bố tôi hay không? Nếu không được xây thì tôi phải làm gì để được xây thêm nhà trên thửa đất đó?