Để người trẻ yêu Tuồng

Cảnh trong vở diễn “Nghêu Sò Ốc Hến” của Nhà hát Tuồng Việt Nam.
Cảnh trong vở diễn “Nghêu Sò Ốc Hến” của Nhà hát Tuồng Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện nay, có một điều đặc biệt là rất nhiều bạn trẻ từ tò mò, lạ lẫm đã bắt đầu có thói quen mua vé đi xem diễn Tuồng và đã có những người trẻ làm cho bộ môn nghệ thuật cổ điển, khó xem này đi vào đời sống giải trí. Phóng viên đã có buổi trò chuyện với Bùi Yến Linh - Trưởng nhóm Marketing - Truyền thông, thuộc Phòng Tổ chức Biểu diễn Nhà hát Tuồng Việt Nam về cách làm mới thu hút người trẻ mua vé xem tuồng như đi nghe nhạc trẻ.

Sức hút từ vẻ đẹp cổ điển

Cách làm mới để một nhà hát chưa từng biểu diễn có thu thành nhà hát thường xuyên sáng đèn có khó làm không, nhất là khi nghệ thuật Tuồng chưa thực sự có nhiều quan tâm của công chúng?

- Nhìn chung nghệ thuật biểu diễn truyền thống gặp rất nhiều khó khăn, càng khó khăn hơn khi đó là nghệ thuật Tuồng. Bởi nghệ thuật Tuồng đã chịu khá nhiều điều tiếng thiệt thòi, ví dụ như bị hiểu nhầm là văn hoá Trung Quốc. Theo nghiên cứu, Tuồng đã có tuổi đời gần 1.000 năm, trong khi Hý Kịch mới chỉ xuất hiện khoảng 200 năm. Trong quá trình phát triển xã hội, các nền văn hoá có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và Tuồng cũng không ngoại lệ. Song điều này lại là một lợi thế trong việc đa dạng hoá Tuồng. Ta có Tuồng Bắc, Tuồng Trung, Tuồng Nam, dù có những điểm khác nhau trong cách hát, trang phục, mặt nạ… nhưng nhìn chung sân khấu Tuồng vẫn được biết đến là sân khấu của những người anh hùng. Do sự phổ biến và nhận thức của cộng đồng còn hạn chế, vì vậy phần lớn cộng đồng gắn cho Tuồng cái mác ngoại lai, từ đó tạo tâm lý hoài nghi, né tránh thậm chí là bài trừ. Bị lãng quên sẽ là cái kết đầy tiếc nuối đối với nghệ thuật Tuồng.

Phó Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam Tạ Văn Sốp từng chia sẻ rằng đã có khoảng thời gian Nhà hát Tuồng Việt Nam không dám sử dụng tên của mình khi đi biểu diễn, phải thay thế bằng tên gọi “Nhà hát Ca Kịch Trung ương”. Họ sợ rằng nếu không làm vậy sẽ chẳng còn khán giả đi xem Tuồng nữa… Cứ thế, Tuồng cứ sống mà chẳng phải là Tuồng, có tồn tại nhưng không ai nhận thức được sự hiện diện.

Ngoài ra, dưới sức ép của việc hoà nhập với những biến chuyển chóng mặt của xã hội, Tuồng bị đặt vào thế khó giữa việc giữ lại những tinh tuý của Tuồng song vẫn phải sáng tạo, đổi mới theo thời thế. Trong khi, Tuồng là loại hình sân khấu bác học. Từ xa xưa, một sân khấu Tuồng thành công không chỉ phụ thuộc vào sự sáng tạo của những người nghệ sĩ, những người biểu diễn, mà còn là sự phối hợp sáng tạo của cả khán giả thưởng thức nghệ thuật. Sự ước lệ được thể hiện ở trí tưởng tượng của cộng đồng, người biểu diễn cần vẽ được lên bức tranh sống động, người thưởng thức cần hiểu để hoà mình vào bối cảnh. Một cách giao tiếp độc đáo với ngôn ngữ của các thế hệ đi trước, những giá trị truyền thống tồn tại hàng trăm năm.

Cách để bạn đưa sân khấu Tuồng tiếp cận với công chúng là gì để có thể thuyết phục được họ mua vé và chọn lựa xem tuồng thay vì xem ca nhạc, phim?

- Nghệ thuật truyền thống nói chung và Tuồng nói riêng có nhiều khía cạnh để khai thác. Các chất liệu Tuồng đã và đang được các nghệ sĩ đương đại ứng dụng rất nhiều trong đa dạng lĩnh vực: mỹ thuật, điện ảnh, âm nhạc, giải trí… Không những thế, Tuồng khơi dậy cảm hứng sáng tạo thông qua việc cung cấp các thông tin hữu ích nhằm phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm… Từ đó, Nhà hát Tuồng Việt Nam cùng cộng đồng tái tạo lại kho thông tin, kiến thức về Tuồng và nghệ thuật truyền thống một cách khoa học có hệ thống, chỉ là thông cảm tính, trải nghiệm của nghệ sĩ.

Nghệ thuật Tuồng có thể góp phần thiết yếu trong đổi mới công tác giáo dục. Các kịch bản Tuồng thường là những điển tích, các tác phẩm văn học mẫu mực, được nghệ sĩ chuyển thể qua ngôn ngữ sân khấu. Đây có thể được cân nhắc là một phương pháp học độc đáo và đem lại nhiều hiệu quả cả về văn hoá và nghệ thuật. Tìm hiểu về Tuồng cũng là tìm hiểu về lịch sử. Các vở Tuồng phản ánh rất rõ nét những câu chuyện, bài học từ xã hội xưa, nổi bật là tính quân quốc, bi hùng đầy cuốn hút. Kết hợp với tính nghệ thuật trong đa dạng hình thức biểu đạt, nghệ thuật Tuồng chắc chắn sẽ đem tới những phút giây đắm chìm vào thế giới thần tiên, nơi có ông Bụt, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh…

Bởi Tuồng còn ít sự tiếp cận với khán giả trẻ, vì vậy cần khơi dậy sự tò mò, mong muốn tìm hiểu về Tuồng, từ đó tạo tiền đề cho sự đam mê và yêu thích. Với những giá trị sẵn có trong suốt bề dày lịch sử, Tuồng hoàn toàn có thể trở thành thương hiệu quốc gia của Việt Nam, đặc sắc không kém các loại hình biểu diễn truyền thống đến từ những đất nước khác. Để làm được điều đó, Tuồng cần sự đồng hành của cả cộng đồng, trong đó thế hệ trẻ đóng vai trò quan trọng nhất.

Chúng tôi đã bán được vé cho người trẻ

Được biết, Nhà hát đã có nhiều chương trình đến với người trẻ. Vậy những dự án và cách tiếp cận, thu hút của người trẻ cụ thể ra sao?

- “Sân khấu học đường” là một trong những chương trình được Nhà hát duy trì thực hiện hàng năm, dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Đây là chương trình hướng tới các khán giả trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường nhằm giới thiệu và quảng bá nghệ thuật Tuồng. Không những thế, hoạt động này còn hỗ trợ phát triển và giáo dục tư duy đa chiều cho các em học sinh.

Năm 2024, Nhà hát Tuồng khởi động chương trình “Tuồng hàng tháng”, hướng tới khán giả trẻ với mức giá ưu đãi, thúc đẩy người trẻ tìm đến với nghệ thuật truyền thống và văn hoá thưởng thức sân khấu. Nhà hát Tuồng Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị, tổ chức, các nghệ sĩ đương đại nhằm làm mới Tuồng, đưa Tuồng đến gần với khán giả hơn. Gần đây, phải kể đến sự kiện Công diễn vở múa “Đối Diện với Vô Cùng”, được thực hiện bởi Lên Ngàn và biên đạo múa Tú Hoàng. Dự án nằm trong chương trình phát triển khán giả trẻ của nhà hát Tuồng Việt Nam với chuỗi sự kiện hướng công chúng vượt ra ngoài giới hạn nghệ thuật quen thuộc và tiếp cận với di sản sân khấu truyền thống theo cách thức sáng tạo hơn.

Ngoài ra, Nhà hát Tuồng cũng hỗ trợ đồng hành, tạo điều kiện cho các chương trình do học sinh, sinh viên tổ chức với Tuồng là chủ đề chính. Các dự án đã phối hợp cùng nhà hát như "Tuồng Kể" (sinh viên ĐH Khoa học, Xã hội và Nhân văn), "Tuồng DATE" (sinh viên Học viện Ngoại giao), "Tuồng sắc" (học sinh Trường THPT Chuyên Bắc Ninh). Chương trình tuyển thực tập sinh quý 3/2024.

Bùi Yến Linh trao đổi với phóng viên.

Bùi Yến Linh trao đổi với phóng viên.

Công chúng bây giờ xem Tuồng vì tò mò, vì đam mê hay vì cách làm rất mới của các bạn?

- Phần lớn khán giả trẻ đến với Tuồng đều xuất phát từ sự tò mò. Họ tò mò về một loại hình đã từng rất quen thuộc với tuổi thơ của mình. Chính bởi những ký ức đã sẵn được thiết lập như vậy, cộng với việc tự do tiếp cận với đa dạng nền văn hoá, con người sẽ có xu hướng tìm lại những thứ thuộc về bản thể của mình. Đó là lý do vì sao các từ khóa “chữa lành”, “nuôi dưỡng đứa trẻ bên trong”... lại trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Tôi nghĩ rằng cách làm mới sẽ không có hiệu quả nếu khán giả không có sự quan tâm nhất định. Tôi tin rằng Việt Nam là một đất nước nổi bật với lòng tự tôn dân tộc cao, họ nhận thức được rõ ràng giá trị bản sắc của đất nước. Việc thiết lập tiếng nói dân tộc riêng trên bản đồ thế giới chỉ là công việc sớm hay muộn, vì vậy, con đường này sẽ còn rất dài…

Có thông số từ khi vận hành cách làm mới đưa Tuồng tiếp cận đa dạng với công chúng, lượng người xem đến nhiều hơn không?

- Từ khi kênh truyền thông của Nhà hát Tuồng Việt Nam (Facebook) đi vào hoạt động một cách bài bản, số lượng khán giả quan tâm tới Tuồng ngày một tăng, đặc biệt là các bạn trẻ bởi đây là tệp khán giả có hành vi sử dụng mạng xã hội chiếm phần lớn.

Sau gần một năm hoạt động (10/2023 - 10/2024), Nhà hát Tuồng Việt Nam đã tự tổ chức được 8 đêm diễn hàng tháng, số lượng vé bán ra luôn duy trì ở mức tối thiểu là 60 vé. Vở diễn thu hút được nhiều khán giả nhất là vở “Nữ tướng Đào Tam Xuân”, thành công bán ra gần 100 vé.

Bên cạnh đó là các sự kiện phối hợp với các trường học, học sinh, sinh viên. Nổi bật phải kể đến Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Tuồng Kể), Học viện Ngoại giao (Tuồng DATE), Đại học RMIT (Peaking Point), Tinh hoa Bắc Bộ (Tuồng sắc)...

Lần đầu tiên, Nhà hát Tuồng Việt Nam mở đơn tuyển thực tập sinh (quý 3/2024), phối hợp cùng dự án sinh viên “Tuồng DATE’’. Chương trình đã thành công ngoài mong đợi, tất cả là nhờ màn biểu diễn đầy ấn tượng của đoàn truyền thống Nhà hát Tuồng Việt Nam. Chỉ sau 5 ngày mở đơn, Nhà hát đã nhận về 72 hồ sơ đăng ký. Em tin rằng các nghệ sĩ đã làm rất tốt trong việc lan tỏa ngọn lửa yêu nghề của mình đến với các bạn trẻ.

Xin cảm ơn bạn và chúc cho Nhà hát Tuồng Việt Nam luôn sáng đèn!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.