Đề nghị Sri Lanka có tiếng nói tích cực hơn trong vấn đề Biển Đông

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội kiến với Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội kiến với Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe.
(PLO) -Ngày 27/8, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội kiến với Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đang sang Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị Ấn Độ Dương (IOC). 

Tại cuộc hội kiến, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đánh giá hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước thời gian qua đã có nhiều tiến triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của hai nước và nhất trí sớm tổ chức họp Tiểu ban Thương mại Hỗn hợp lần thứ 2 tại Việt Nam để kiểm điểm và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm đưa kim ngạch thương mại hai nước vượt mức 1 tỷ USD vào 2020.

Hai bên nhất trí sớm ký Bản ghi nhớ về hợp tác ngư nghiệp giai đoạn 3 năm tới; dành ưu tiên và tạo thuận lợi mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng khác như giáo dục-đào tạo, viễn thông, thông tin và kỹ thuật số, dầu khí, kết nối hàng không, vận tải hàng hải, chế biến và phân phối nông sản và thủy sản…

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống với Sri Lanka; cảm ơn Sri Lanka đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và đề nghị Sri Lanka có tiếng nói tích cực hơn trong vấn đề Biển Đông, cụ thể là ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN, nhất là trong các nội dung có tính nguyên tắc như tự do hàng hải và hàng không, tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 

Đọc thêm

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu kiến tạo tương lai

Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 19/02/2025. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đổi mới sáng tạo lan tỏa mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tư duy lập pháp truyền thống - vốn nặng tính phản ứng, đối phó với các vấn đề phát sinh - đang trở thành lực cản lớn nhất đối với sự phát triển. Đã đến lúc tư duy xây dựng pháp luật không chỉ chạy theo “vá lỗ hổng” thực tiễn mà cần chuyển sang kiến tạo tương lai.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam sau 50 năm đất nước thống nhất vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tháng 4/2025 mới đây được xem là Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta. (Nguồn: TTXVN)
(PLVN) -  Ngày 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Kết tinh của sức mạnh văn hóa quân sự Việt Nam

Niềm vui giải phóng của người dân Sài Gòn ngày 30/4/1975. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên mới hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đại thắng mùa Xuân 1975 là kết quả của nhiều nhân tố tạo thành, trong đó có kết tinh sức mạnh văn hóa quân sự Việt Nam - sức mạnh của con người Việt Nam, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, đặc biệt là sức mạnh của một dân tộc biết đoàn kết đứng lên đấu tranh cho khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình 'Mùa xuân thống nhất'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình 'Mùa xuân thống nhất'
(PLVN) - Tối 29/4, Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng lãnh đạo các nước trên thế giới, các chính đảng và bạn bè quốc tế dự chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” diễn ra tại Công viên Sáng tạo, TP Thủ Đức, TP HCM.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng Nhà nước dâng hoa tại Công viên Tượng đài Bác Hồ (Quận 1, Hồ Chí Minh). Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), chiều 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng không có sự khác biệt vượt trội thì không thu hút được các nhà đầu tư. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Chiến thắng của một dân tộc 'biết ấp ủ khát vọng lớn'

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các anh hùng, dũng sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc ngày 28/2/1969. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 15/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Lịch sử đã cho thấy, tương lai thuộc về những dân tộc biết ấp ủ khát vọng lớn và chung tay hành động vì lợi ích chung”.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Đảng trong mùa Xuân đại thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Đảng trong mùa Xuân đại thắng'
(PLVN) - Tối 28/4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
Chiều 28/4, tại tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3 - Cảng Vũng Áng - một trong những công trình quan trọng kết nối kinh tế giữa hai nước và dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương
Tại hội đàm sáng 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính; xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương. Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).