Đẩy mạnh hợp tác quốc tế khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin

Các đại biểu tham dự Hội thảo. (Ảnh: Lam Hạnh)
Các đại biểu tham dự Hội thảo. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Việt Nam còn nhiều điểm nóng về ô nhiễm chất độc hóa học (CĐHH)/dioxin với khối lượng lớn cần được xử lý. Còn nhiều nạn nhân CĐHH/dioxin cần chăm sóc y tế, cải thiện chất lượng cuộc sống, việc làm.

Do đó, Hội thảo quốc tế “Khoa học và công nghệ xử lý, giảm thiểu ảnh hưởng của CĐHH/dioxin tồn lưu sau chiến tranh đối với con người, môi trường ở Việt Nam” do Cục Khoa học Quân sự (Bộ Quốc phòng) phối hợp tổ chức mới đây, đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác quốc tế để sớm hoàn thành các mục tiêu trong kế hoạch quốc gia; nhằm giúp khắc phục hậu quả CĐHH/dioxin sau chiến tranh.

Nhiều năm qua, với sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã nỗ lực nghiên cứu, khắc phục, xử lý, giảm thiểu ảnh hưởng CĐHH/dioxin với con người và môi trường, đạt được nhiều kết quả.

Các điểm nóng ô nhiễm CĐHH/dioxin từng bước được ngăn chặn, xử lý, góp phần giảm nguy cơ ảnh hưởng với sức khỏe con người và môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều nạn nhân chất độc da cam/dioxin đã được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, được hưởng chế độ, chính sách.

Thiếu tướng, PGS.TS Ngô Văn Giao, Cục trưởng Cục Khoa học Quân sự cho biết, đáng chú ý là việc thực hiện thành công dự án hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ xử lý ô nhiễm dioxin sân bay Đà Nẵng năm 2018, với khoảng 150.000m3 đất/trầm tích được xử lý từ nguồn vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Hoa Kỳ (khoảng 110 triệu USD) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (60 tỷ đồng); bàn giao khoảng 32,4ha đất sạch mở rộng sân bay quốc tế Đà Nẵng.

Còn có việc hoàn thành xử lý đất nhiễm dioxin tại khu vực sân bay (KVSB) A So (tỉnh Thừa Thiên Huế) năm 2023, bàn giao khoảng 9ha đất sạch cho địa phương; triển khai dự án xử lý ô nhiễm dioxin KVSB Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), giai đoạn 1 từ 2019 - 2028, dự kiến xử lý khoảng 440.000m3 đất nhiễm dioxin. Sau 5 năm, dự án đã thực hiện được nhiều hạng mục và bàn giao khoảng gần 10ha đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Về hiện trạng và kế hoạch thực hiện dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại KVSB Biên Hòa, ông David Liu, đại diện Tetra Tech (nhà thầu dịch vụ kiến trúc - kỹ thuật II của USAID) cho biết, với kinh nghiệm từ Đà Nẵng, đến cuối 2023, các nhà thầu của USAID đã hoàn thành khoảng 35% diện tích xử lý dự kiến và 15% khối lượng đất nhiễm được ước tính trong kế hoạch tổng thể. Các bên xác định xử lý bằng phương pháp gia nhiệt (TCH) là công nghệ xử lý dioxin được lựa chọn để xử lý 111.170m3 (khối lượng nguyên thổ) đất và trầm tích ô nhiễm nồng độ cao (nồng độ dioxin TEQ bằng hoặc lớn hơn 1.200 ppt) cho giai đoạn 1 của dự án.

Bàn về giải pháp thiết kế công nghệ xử lý dioxin KVSB Biên Hòa giai đoạn tiếp theo, ThS Nguyễn Xuân Trọng, Quân chủng Phòng không - Không quân, nêu ý kiến, trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo các yêu cầu, tiêu chí như: Bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường và pháp luật Việt Nam; an toàn về sức khỏe con người và môi trường; ưu tiên lựa chọn công nghệ đã được thử nghiệm, được áp dụng trong các dự án trước đây và hiệu quả kinh tế - xã hội; cần nhận được sự chấp thuận từ cộng đồng, nhằm bảo đảm không còn rủi ro phơi nhiễm dioxin.

Ông Nguyễn Hữu Tùng, Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học và môi trường (NACCET) cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 4,5 triệu người bị phơi nhiễm chất độc da cam, trong đó khoảng 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam; 75.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2; 35.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3…

NACCET đã phối hợp USAID nỗ lực thúc đẩy công tác hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam dioxin, đồng thời, đưa ra kiến nghị Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện dự án hỗ trợ nạn nhân và người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam và mở rộng thực hiện ra các tỉnh khác.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Quân khu 5: Sáng tạo, hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Quân khu 5: Sáng tạo, hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Cục Chính trị Quân khu (QK) 5 đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào xây dựng các video ngắn, tranh cổ động, tuyên truyền về pháp luật đăng trên các trang, nhóm Zalo, Facebook, Mocha của các cơ quan, đơn vị; chỉ đạo mở mục “Hỏi - đáp pháp luật” trên fanpage tài khoản Facebook “Đất và Người Khu 5” vào Chủ nhật hàng tuần, tạo được lượng tương tác lớn, hiệu quả.

BĐBP tỉnh Cà Mau bàn giao thêm 'Nhà đồng đội'

BĐBP tỉnh Cà Mau bàn giao thêm 'Nhà đồng đội'
(PLVN) - Ngày 1/11, tại ấp Nhà Vi, Xã Trần Thới (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cà Mau phối hợp với Chi nhánh Viettel Cà Mau tổ chức bàn giao “Nhà Đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn thuộc Đồn Biên phòng Rạch Gốc (BĐBP Cà Mau).

Bất diệt tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào

Đại tướng Phan Văn Giang, Đại tướng Chansamone Chanyalath chụp ảnh chung với các đại biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - 40 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất Lào, Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng quân và dân Lào chiến đấu mưu trí, dũng cảm, kiên cường, lập nên biết bao chiến công hiển hách, trở thành khúc tráng ca bất diệt về tình đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và Nhân dân hai nước, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Việt Nam và Lào.

Hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống ma túy trên biên giới Việt Nam - Lào

Lực lượng chức năng Việt Nam - Lào phối hợp diễn tập đánh án ma túy. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) -  Với đường biên giới chung trải dài 2.340km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 10 tỉnh biên giới của Lào, hai nước cùng chịu rất nhiều áp lực của tình hình tội phạm ma túy (TPMT) từ khu vực “Tam giác vàng”. Những năm qua, lực lượng bảo vệ biên giới hai nước Việt Nam - Lào đã phối hợp chặt chẽ, duy trì trao đổi thông tin, hợp tác hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biên giới, nhất là TPMT.

Quân đội giúp dân phòng, chống bão số 6

Bộ đội hỗ trợ dân di dời tài sản. (Ảnh: Hoài Nam).
(PLVN) -  Theo thống kê, để phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 6 (bão Trà Mi), lực lượng, phương tiện của Quân đội sẵn sàng tham gia với hơn 275.000 người, hơn 6.000 ô tô, tàu, xuồng, máy bay.

Công an tỉnh An Giang thăm và tặng quà cho gia đình và con của phạm nhân

Công an tỉnh An Giang thăm và tặng quà cho gia đình và con của phạm nhân
(PLVN) - Ngày 24/10, đoàn công tác Công an tỉnh An Giang do Đại tá Nguyễn Thế Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh đến các xã, phường trên địa bàn huyện Thoại Sơn và TP Long Xuyên thăm hỏi, động viên, tặng quà cho gia đình và con của các phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại tạm giam, trại giam trên địa bàn.

Thừa Thiên Huế thực hiện tốt công tác phòng không Nhân dân

Kiểm tra SSCĐ của Trung đội dân quân 12,7mm thị xã Hương Trà.
(PLVN) - Ngày 24/10, Đoàn công tác Ban chỉ đạo Phòng không Nhân dân Trung ương do Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo Phòng không nhân dân Trung ương làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng không Nhân dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào: Thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước

Hai Bộ trưởng BQP thực hiện nghi lễ chào cột mốc. (Ảnh: Phạm Cường)
(PLVN) -  Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Lào lần thứ 2 diễn ra tại tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã để lại ấn tượng sâu đậm. Thành công của chương trình góp phần củng cố tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương và Nhân dân khu vực biên giới hai nước cũng như quan hệ giữa hai Quân đội Việt Nam - Lào.

Giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2: Bộ trưởng Quốc phòng hai nước ký kết văn kiện hợp tác

Giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2: Bộ trưởng Quốc phòng hai nước ký kết văn kiện hợp tác
(PLVN) -  Chiều 22/10/2024, tại Khách sạn Mường Thanh (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại tướng Chansamone Chanyalath (Chăn-sạ-mỏn Chăn-nha-lạt), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào đã đồng chủ trì Hội đàm, ký kết văn kiện hợp tác giữa Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào.

Cứu 5 thuyền viên bị chìm tàu trên biển

Cứu 5 thuyền viên bị chìm tàu trên biển
(PLVN) - Sáng 22/10, Thiếu tá Trần Thanh Ngoan - Chính trị viên Đồn Biên phòng Sông Đốc (BĐBP Cà Mau) cho biết, đơn vị đã huy động ngư dân phối hợp cứu nạn thành công 5 thuyền viên bị chìm tàu trên biển.