Đại biểu Quốc hội: Cần thiết hình thành Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh

Hình ảnh tại phiên họp.
Hình ảnh tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 30/5, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh (CNQP,AN) và động viên công nghiệp, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết hình thành Quỹ CNQP,AN để tập trung huy động nguồn lực, có cơ chế linh hoạt, chủ động cho xây dựng, phát triển CNQP,AN.

Đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt (Đoàn TP Hà Nội) nhấn mạnh, CNQP,AN có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi nền tảng khoa học quân sự, vũ khí công nghệ cao là một trong những yếu tố then chốt để phòng ngừa và giành lợi thế trong các cuộc chiến.

Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển đều thành lập quỹ tài chính để phục vụ cho lĩnh vực này.

“Việc huy động nguồn vốn hợp pháp ngoài ngân sách nhằm xây dựng, phát triển CNQP,AN sẽ góp phần giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước”, Đại biểu nói.

Theo Đại biểu, việc hình thành quỹ tài chính hỗ trợ ngân sách nhà nước phục vụ cho phát triển CNQP,AN là giải pháp cơ chế đặc thù vượt trội và có ý nghĩa chiến lược, nhất là trong triển khai các chương trình, dự án đầu tư có tính cấp bách, nghiên cứu, chế tạo vũ khí, trang bị có ý nghĩa chiến lược.

Đồng quan điểm, Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn Bắc Giang) cũng cho rằng việc quy định Quỹ như tại dự thảo Luật là hoàn toàn cần thiết, có đủ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn.

Về nội dung này, trước đó, trình bày Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, nhiều ý kiến đề nghị hình thành Quỹ CNQP, AN để tập trung huy động nguồn lực, có cơ chế linh hoạt, chủ động cho xây dựng, phát triển CNQP, AN nhất là thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, chiến lược, rủi ro cao, đồng thời quy định bảo đảm chặt chẽ, khả thi; ý kiến khác đề nghị không quy định về Quỹ này để phù hợp với chủ trương hạn chế hình thành các quỹ tài chính ngoài ngân sách.

Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã dự kiến 2 phương án.

Phương án 1, xây dựng Quỹ CNQP, AN, dự thảo Luật bổ sung 01 Điều (Điều 22) quy định về Quỹ CNQP, AN; phương án 2, không quy định về Quỹ phát triển CNQP, AN.

Sau khi xin ý kiến Hội nghị đại biểu QH hoạt động chuyên trách, các đoàn đại biểu QH, các cơ quan của QH và các cơ quan có liên quan, đa số ý kiến tán thành quy định về xây dựng Quỹ CNQP, AN để hỗ trợ ngân sách nhà nước phục vụ cho phát triển CNQP, AN; nhiều ý kiến cho rằng, đây là giải pháp, cơ chế đặc thù, vượt trội, có ý nghĩa chiến lược, nhất là trong triển khai các chương trình, dự án đầu tư có tính cấp bách, nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt, có tính rủi ro cao.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển đều có các quỹ tài chính phục vụ cho lĩnh vực này.

Để đảm bảo tránh chồng lấn nhiệm vụ chi, tại khoản 1 Điều 22 đã quy định Quỹ CNQP, AN chỉ nhằm mục đích hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách hoặc nghiên cứu, phát triển sản phẩm QPAN có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt, có tính mới, rủi ro cao. Đây là những nhiệm vụ mà ngân sách nhà nước chưa kịp bố trí hoặc bố trí nhưng chưa đủ.

Trên cơ sở ý kiến đại biểu QH, UBTVQH đã chỉ đạo nghiên cứu, quy định cụ thể nội dung về mục đích của Quỹ, nguồn hình thành, nguyên tắc hoạt động của Quỹ và giao Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ CNQP, AN như Điều 22 dự thảo Luật.

Đọc thêm

Thừa Thiên Huế hoàn thành tốt công tác quân sự, quốc phòng

Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh tặng bằng khen của Bộ quốc phòng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
(PLVN) -  6 tháng đầu năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế đã duy trì nghiêm các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, chính quyền địa phương không để bị động bất ngờ trước mọi tình huống; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống mua bán người

Thiếu tướng Trần Duy Hòa và Đại tá Nguyễn Thị Thu Hiền tặng quà cho CBCS có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống mua bán người
(PLVN) -Thực hiện chỉ đạo của Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Ban Phụ nữ Quân đội (PNQĐ) phối hợp với Cục Chính trị và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tổ chức chương trình Truyền thông hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống mua bán người”, “Tháng hành động vì trẻ em”, “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình”.

Kiểm tra quy chế dân chủ ở cơ sở ở Binh chủng Hóa học

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu kiểm tra kết quả thực hiện QCDCCS ở Binh chủng Hóa học. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) -  Đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở (QCDCCS) của Quân ủy Trung ương do Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT) làm Trưởng đoàn; vừa kiểm tra kết quả thực hiện QCDCCS ở Binh chủng Hóa học.

Tăng cường phổ biến chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ biên giới tổ quốc

Hội nghị tập huấn “Tuyên truyền về chính sách pháp luật bảo vệ biên giới của Tổ quốc”
(PLVN) - Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, 21/6, Tại TP HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi tập huấn “Tuyên truyền về chính sách pháp luật bảo vệ biên giới của Tổ quốc” cho các phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên, cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, thông tin, báo chí - xuất bản thuộc các Sở, phòng Văn hóa thông tin cấp huyện khu vực phía Nam.

Hiệu quả chuyển đổi số công tác hậu cần trong Quân đội

Tổng cục Hậu cần tập huấn chuyển đổi số năm 2024. (Ảnh trong bài: Thăng Bảy)
(PLVN) -  Từ những kết quả bước đầu trong năm 2022 khi được Bộ Quốc phòng chọn làm đơn vị điểm về thực hiện chuyển đổi số (CĐS), Đảng ủy, chỉ huy Tổng cục Hậu cần (TCHC) tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh CĐS công tác hậu cần Quân đội (HCQĐ). Nhờ đó, công tác CĐS trong TCHC đạt hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng bảo đảm hậu cần trong tình hình mới.

6 tháng BTL Vùng Cảnh sát biển 3 triệt phá 13 vụ án, chuyên án mua bán trái phép ma tuý

6 tháng BTL Vùng Cảnh sát biển 3 triệt phá 13 vụ án, chuyên án mua bán trái phép ma tuý
(PLVN) -  Phó Chính ủy BTL Cảnh sát biển Việt Nam chúc mừng những thành tích mà Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 (BTL Vùng CSB 3) đạt được và yêu cầu đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nắm chắc tình hình các vùng biển, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật và tìm kiếm cứu nạn.