Dấu tích chùa cổ trên núi Thét

Dấu tích chùa cổ trên núi Thét
(PLVN) -  Tại khu vực núi Thét (xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) đã phát hiện dấu tích kiến trúc của một công trình tín ngưỡng, tôn giáo cổ. Theo người dân địa phương, tại đây từng tồn tại một ngôi chùa cổ từ thời Hậu Lê.
Hải Lựu là xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đông Bắc xã được chắn bởi dãy núi Thét, một nhánh ngang của địa hình núi Sáng (thuộc sơn hệ Tam Đảo hùng vĩ). Những bằng chứng về địa chất, khảo cổ, các tín ngưỡng nguyên thủy, hội hè, phong tục tập quán đều cho thấy khu vực núi Thét nói riêng, địa bàn Sông Lô – Lập Thạch nói chung là vùng đất cổ. Hải Lựu cũng nổi tiếng với Lễ hội Chọi Trâu gắn với truyền thuyết về Thừa tướng Lữ Gia, tương truyền có từ thế kỷ thứ II trước công nguyên. Trong ảnh: Người dân theo đường mòn lên núi lễ Phật.

Hải Lựu là xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đông Bắc xã được chắn bởi dãy núi Thét, một nhánh ngang của địa hình núi Sáng (thuộc sơn hệ Tam Đảo hùng vĩ). Những bằng chứng về địa chất, khảo cổ, các tín ngưỡng nguyên thủy, hội hè, phong tục tập quán đều cho thấy khu vực núi Thét nói riêng, địa bàn Sông Lô – Lập Thạch nói chung là vùng đất cổ. Hải Lựu cũng nổi tiếng với Lễ hội Chọi Trâu gắn với truyền thuyết về Thừa tướng Lữ Gia, tương truyền có từ thế kỷ thứ II trước công nguyên. Trong ảnh: Người dân theo đường mòn lên núi lễ Phật.

Trong bài viết “Đất cổ Lập Thạch” có nêu thông tin: trong đợt kiểm kê di tích toàn tỉnh năm 1965, đã phát hiện “Trên núi Thét ở xã Hồng Phong (xã Hải Lựu bây giờ) có một hang đá; trong hang có nhiều mảnh gốm rất xưa, có thể là nơi cư trú của người nguyên thủy”. Ảnh: Một hang đá trên núi Thét.

Trong bài viết “Đất cổ Lập Thạch” có nêu thông tin: trong đợt kiểm kê di tích toàn tỉnh năm 1965, đã phát hiện “Trên núi Thét ở xã Hồng Phong (xã Hải Lựu bây giờ) có một hang đá; trong hang có nhiều mảnh gốm rất xưa, có thể là nơi cư trú của người nguyên thủy”. Ảnh: Một hang đá trên núi Thét.

Theo kết quả khảo sát của cơ quan chức năng vào năm 2015 thì trên khu vực núi Thét có 3 địa điểm phát hiện những dấu tích vật liệu kiến trúc và đồ dùng sinh hoạt của công trình tín ngưỡng cổ. Tại các địa điểm này đều có những cấp nền được kè bằng đá chắc chắn, đồng thời cũng phát hiện nhiều mảnh ngói mũi, đồ dùng sinh hoạt như bát, lon sành, đặc biệt trong số đó có các mảnh trang trí của một ngôi tháp cổ…

Theo kết quả khảo sát của cơ quan chức năng vào năm 2015 thì trên khu vực núi Thét có 3 địa điểm phát hiện những dấu tích vật liệu kiến trúc và đồ dùng sinh hoạt của công trình tín ngưỡng cổ. Tại các địa điểm này đều có những cấp nền được kè bằng đá chắc chắn, đồng thời cũng phát hiện nhiều mảnh ngói mũi, đồ dùng sinh hoạt như bát, lon sành, đặc biệt trong số đó có các mảnh trang trí của một ngôi tháp cổ…

Đáng chú ý, ở phía Đông Bắc của cấp nền thứ nhất có một bệ đá bằng phẳng (ảnh), được đục các bậc lên, xuống. Phần chính giữa có đục lõm xuống khoảng 1,5cm, đường kính 15cm. Theo phỏng đoán đây có thể là nơi đặt bát hương, tiến hành các nghi lễ.

Đáng chú ý, ở phía Đông Bắc của cấp nền thứ nhất có một bệ đá bằng phẳng (ảnh), được đục các bậc lên, xuống. Phần chính giữa có đục lõm xuống khoảng 1,5cm, đường kính 15cm. Theo phỏng đoán đây có thể là nơi đặt bát hương, tiến hành các nghi lễ.

Tại các cấp nền còn phát hiện các tảng kê chân cột bằng đá (ảnh). Dựa vào các hiện vật thu được trong quá trình khảo sát, ngành chức năng bước đầu nhận định đây là dấu tích của một ngôi chùa có quy mô khá lớn. Theo đó, địa điểm thứ nhất có thể là khu vực nhà tam quan hoặc nhà ở các nhà tu hành, địa điểm thứ hai là khu vực bếp và địa điểm thứ ba là khu vực nền chùa chính.

Tại các cấp nền còn phát hiện các tảng kê chân cột bằng đá (ảnh). Dựa vào các hiện vật thu được trong quá trình khảo sát, ngành chức năng bước đầu nhận định đây là dấu tích của một ngôi chùa có quy mô khá lớn. Theo đó, địa điểm thứ nhất có thể là khu vực nhà tam quan hoặc nhà ở các nhà tu hành, địa điểm thứ hai là khu vực bếp và địa điểm thứ ba là khu vực nền chùa chính.

Nổi bật trong số các di vật là một bia đá (ảnh) có kích thước khá lớn: cao 1,9m, rộng 1,26m, dày 0,26m đang trong quá trình chế tác. Dựa vào những dấu tích đã phát hiện, cơ quan văn hóa địa phương bước đầu nhận định ngôi chùa có niên đại xây dựng rõ nhất từ thời Hậu Lê, có dấu tích thời Trần nhưng khá mờ nhạt.

Nổi bật trong số các di vật là một bia đá (ảnh) có kích thước khá lớn: cao 1,9m, rộng 1,26m, dày 0,26m đang trong quá trình chế tác. Dựa vào những dấu tích đã phát hiện, cơ quan văn hóa địa phương bước đầu nhận định ngôi chùa có niên đại xây dựng rõ nhất từ thời Hậu Lê, có dấu tích thời Trần nhưng khá mờ nhạt.

Trải qua những biến động của lịch sử cùng sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đến nay công trình cổ trên núi Thét chỉ còn lại dấu tích. Tuy nhiên, quá trình canh tác, người dân địa phương vẫn biết và truyền tai về khu vực “nền chùa cổ”. Cũng theo tư liệu người dân cung cấp thì ngôi chùa cổ trên núi Thét có tên là “Long Động Tự” được xây dựng từ khoảng thế kỷ XII, thờ Phật và thờ tể tướng Lữ Gia. Tương truyền, ngôi chùa cũng được nhà thơ Cao Bá Quát đề cập trong một bài thơ. Và trong bia “Lập thạch phong thổ” (do quan huấn đạo Lập Thạch Vũ Lân khắc ghi triều vua Thành Thái – 1907) có đoạn: “Núi Kẻng động tại xã Bạch Lưu Hạ (nay là xã Hải Lựu) cao ước trăm trượng, trên núi có Chùa cổ còn di chỉ 3 cái nền chùa…”.

Trải qua những biến động của lịch sử cùng sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đến nay công trình cổ trên núi Thét chỉ còn lại dấu tích. Tuy nhiên, quá trình canh tác, người dân địa phương vẫn biết và truyền tai về khu vực “nền chùa cổ”. Cũng theo tư liệu người dân cung cấp thì ngôi chùa cổ trên núi Thét có tên là “Long Động Tự” được xây dựng từ khoảng thế kỷ XII, thờ Phật và thờ tể tướng Lữ Gia.

Tương truyền, ngôi chùa cũng được nhà thơ Cao Bá Quát đề cập trong một bài thơ. Và trong bia “Lập thạch phong thổ” (do quan huấn đạo Lập Thạch Vũ Lân khắc ghi triều vua Thành Thái – 1907) có đoạn: “Núi Kẻng động tại xã Bạch Lưu Hạ (nay là xã Hải Lựu) cao ước trăm trượng, trên núi có Chùa cổ còn di chỉ 3 cái nền chùa…”.

Năm 2013, trên cơ sở đơn, biên bản họp thôn dân cư thôn Dừa Cả, Nghị quyết của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Hải Lựu, tâm nguyện của nhà sư Thích Nữ Trung Nhã…, Ban Chấp hành Đảng bộ Xã Hải Lựu đã có Nghị quyết “nhất trí cho khôi phục lại chùa theo nguyện vọng của các tổ chức và nhân dân xã Hải Lựu”, UBND huyện Sông Lô đã có Quyết định số 436 ngày 4/5/2013 đồng ý cho khôi phục chùa Núi Thét, xã Hải Lựu. Từ đó đến nay, nhân dân thôn Dừa Cả và các thôn lân cận thuộc xã Hải Lựu vẫn duy trì lên thắp hương vào những ngày rằm, mùng một và những ngày lễ tết của Phật giáo. Mong muốn tha thiết hiện nay của nhà sư Thích Nữ Trung Nhã và đông đảo bà con nhân dân địa phương là sớm phục dựng được ngôi chùa cổ, làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng. Mong rằng ước muốn chính đáng đó sớm trở thành hiện thực.

Năm 2013, trên cơ sở đơn, biên bản họp thôn dân cư thôn Dừa Cả, Nghị quyết của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Hải Lựu, tâm nguyện của nhà sư Thích Nữ Trung Nhã…, Ban Chấp hành Đảng bộ Xã Hải Lựu đã có Nghị quyết “nhất trí cho khôi phục lại chùa theo nguyện vọng của các tổ chức và nhân dân xã Hải Lựu”, UBND huyện Sông Lô đã có Quyết định số 436 ngày 4/5/2013 đồng ý cho khôi phục chùa Núi Thét, xã Hải Lựu.

Từ đó đến nay, nhân dân thôn Dừa Cả và các thôn lân cận thuộc xã Hải Lựu vẫn duy trì lên thắp hương vào những ngày rằm, mùng một và những ngày lễ tết của Phật giáo. Mong muốn tha thiết hiện nay của nhà sư Thích Nữ Trung Nhã và đông đảo bà con nhân dân địa phương là sớm phục dựng được ngôi chùa cổ, làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng. Mong rằng ước muốn chính đáng đó sớm trở thành hiện thực.

Theo Điều 4 Luật Di sản Văn hóa (văn bản hợp nhất số 10/VPHN-VPQH) thì, “Phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó”.

Trong đó, Di tích lịch sử - văn hóa được hiểu là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bắc Ninh khởi công dự án Trường Liên cấp Trần Quốc Toản nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Trần Quốc Toản (giai đoạn 3).
(PLVN) - Hòa chung không khí chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tại thành phố Bắc Ninh đã tổ chức lễ Khởi công Dự án đầu tư xây dựng Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Trần Quốc Toản (giai đoạn 3) với tổng mức đầu tư hơn 132 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh làm chủ đầu tư.

Khởi công Dự án thành phần 2 Cao tốc Chơn Thành - Gia Nghĩa

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án.
(PLVN) - Sáng 28/4, tại xã Đắk Ru (huyện Đắk R’Lấp), UBND tỉnh​ Đắk Nông đã tổ chức Lễ khởi công Dự án thành phần 2: Đầu tư đường gom, cầu vượt ngang đoạn qua tỉnh Đắk Nông thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Sự kiện trên hướng tới chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cố đô Huế rợp cờ hoa mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

Khắp những tuyến đường tại Cố đô Huế được trang hoàng cờ hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(PLVN) - Những ngày này, trên khắp các nẻo đường tại Cố đô Huế, những băng rôn, pano, áp phích, cờ hoa... xuất hiện tràn ngập tạo nên bầu không khí lễ tưng bừng, phấn khởi chào đón 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Lâm Đồng: Tính toán nhà ở công vụ, phương tiện phục vụ công tác sau khi sáp nhập tỉnh

Lâm Đồng: Tính toán nhà ở công vụ, phương tiện phục vụ công tác sau khi sáp nhập tỉnh
(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông thực hiện tốt công tác cán bộ sau sáp nhập; quan tâm đến nhà ở công vụ, phương tiện phục vụ công tác và nhu cầu đi lại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để ổn định điều kiện làm việc tại đơn vị hành chính mới sau sắp xếp, bà Phạm Thị Phúc - Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng lưu ý khi bế mạc kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Lâm Đồng khoá X sáng 28/4.

Cần có khung pháp lý phù hợp để chuyển đổi số không ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc

Cần có khung pháp lý phù hợp để chuyển đổi số không ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc
(PLVN) - Hôm nay (28/4) là Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc, nhân dịp này, Giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bà Kaori Nakamura-Osaka đã có bài viết đề cập đến việc khai thác tiềm năng của cách mạng số để xây dựng nơi làm việc an toàn, lành mạnh hơn.

Sân bay Tà Cơn - Chứng tích hào hùng giữa miền đất lửa hồi sinh

Máy bay vận tải của quân đội Mỹ tại Khu di tích sân bay Tà Cơn.
(PLVN) - Nằm giữa vùng đất đỏ bazan của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, sân bay Tà Cơn không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng sống động về tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Gặp lại chồng sau nửa thế kỷ chờ đợi: Hành trình yêu thương giữa hòa bình và nước mắt

Gặp lại chồng sau nửa thế kỷ chờ đợi: Hành trình yêu thương giữa hòa bình và nước mắt
(PLVN) - Giữa bao cuộc hội ngộ trong ngày đất nước thống nhất, có một cuộc hội ngộ không lời nào diễn tả hết: người vợ già 90 tuổi đứng lặng bên mộ chồng - người lính đã ngã xuống ở chiến trường miền Nam hơn nửa thế kỷ trước. Đó không chỉ là cuộc trở về của một linh hồn liệt sĩ, mà còn là cái kết đẹp cho một lời hẹn ước từ thời máu lửa: “Chờ anh về, ngày Nam - Bắc sum họp...”.

Ngọn lửa của lòng yêu nước

Ngọn lửa của lòng yêu nước
(PLVN) - 7h sáng ngày 27/4, khi ngọn lửa từ 21 nòng pháo bên bến Bạch Đằng đồng loạt chớp sáng khai hỏa mở màn lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chuẩn bị Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); phố phường và không khí TP HCM nói riêng, cả nước nói chung, nơi nơi đều rực rỡ những sắc hoa cùng màu cờ đỏ sao vàng như lửa cháy. Và trong tim cả trăm triệu người dân Việt Nam đều cảm thấy đang mãnh liệt cháy một ngọn lửa.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, khu vực Bắc Bộ trời mát, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối có khả năng mưa rào và dông.

Thiêng liêng hai chữ 'đồng bào'!

Bức ảnh Dân quân già Trần Văn Ong bắn hạ máy bay F4H ngày 16/11/1967 tại xã Đức Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình, do Nhà báo Chu Chí Thành chụp. (Ảnh trong bài nguồn: Tư liệu)
(PLVN) - Tròn 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Việt Nam vươn mình trở thành một đất nước hiện đại, phát triển. Thế nhưng, ký ức chiến tranh, những năm tháng ác liệt bom rơi, đạn nổ, nghĩa tình đồng bào son sắt luôn tiềm ẩn trong tim mỗi người Việt...