Dấu ấn Việt Nam

 Đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN là trọng tâm chính trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam năm 2010. Sau đúng 10 năm, Việt Nam lại một lần nữa chèo lái con thuyền ASEAN, để lại một dấu ấn riêng rất đặc sắc...

Đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN là trọng tâm chính trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam năm 2010. Việt Nam lại một lần nữa chèo lái con thuyền ASEAN, để lại một dấu ấn riêng rất đặc sắc...

Dấu ấn Việt Nam ảnh 1
 

Tích cực, chủ động, có trách nhiệm

Dù được thành lập từ cách đây khá lâu và đạt không ít thành tựu trong quá trình phát triển, ASEAN hiện tại vẫn là một tổ chức liên kết khu vực khá lỏng lẻo, mức độ liên kết nội khối và hợp tác với bên ngoài cũng như nguyên tắc hoạt động khác nhiều so với EU và các tổ chức khu vực khác. Vì thế, hoạt động của ASEAN phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của Chủ tịch đương nhiệm.  

Với phương châm “Tích cực, chủ động và có trách nhiệm” và chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN - Từ tầm nhìn đến hành động” cho cả nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN lần này, Việt Nam  hướng tới mục tiêu tạo chuyển biến mới về chất, có ý nghĩa thật sự thiết thực cho tiến trình phát triển của ASEAN.

Vấn đề đặt ra đối với ASEAN hiện tại cũng như trong tương lai là song hành giữa tăng cường liên kết theo chiều sâu và mở rộng, đẩy mạnh hợp tác với bên ngoài trên nền tảng là vai trò trung tâm của ASEAN, đóng góp nhiều hơn nữa vào việc giúp các thành viên giải quyết những khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội, vào việc giải quyết những thách thức mới đối với khu vực và thế giới cũng như vào hoà bình, an ninh và phát triển bền vững ở các thành viên và ở cả khu vực.

Dấu ấn Việt Nam

Dấu ấn trước hết của Việt Nam trong năm đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN là chủ động thúc đẩy ASEAN tiến triển mạnh mẽ hơn nữa trong việc thực hiện những ý tưởng và kế hoạch, chương trình và dự án liên kết và hợp tác đã được ký kết như triển khai kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng chính trị - an ninh (ASPC), Kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC), Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN… để đưa những dự định lớn lao này của ASEAN nhanh chóng trở thành thực tế, hiện diện ngày càng nhiều hơn trong cuộc sống của người dân ở các nước thành viên và định hình ngày càng rõ nét hơn diện mạo ASEAN trong tương lai.

Việt Nam đã tỏ rõ dấu ấn sau khi hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN
Việt Nam đã tỏ rõ dấu ấn sau khi hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN

Dấu ấn của Việt Nam còn là củng cố sự đồng thuận đã có, gây dựng sự đồng thuận quan điểm trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác trong những vấn đề còn để ngỏ hoặc mới nảy sinh. Việt Nam đã khéo léo, linh hoạt tham vấn quan điểm, thúc đẩy đối thoại xây dựng và thẳng thắn, dung hòa lợi ích và ưu tiên chính sách giữa các thành viên ASEAN và các đối tác. Tìm ra được và kiên định mẫu số lợi ích chung luôn là phương cách hữu hiệu nhất để hóa giải bất hòa, tiến tới đồng thuận.

Dấu ấn của Việt Nam cũng thể hiện ở vai trò của Việt Nam trong việc tạo nên những chuyển biến mới cho ASEAN trong quá trình tăng cường liên kết theo chiều sâu và mở rộng hợp tác với các đối tác ngoài khu vực. Vấn đề đặt ra ở đây là nâng cao tính thực chất, hiệu quả thiết thực của mọi hoạt động và tiến trình của ASEAN, do ASEAN làm đầu tầu.

Chủ đề bao trùm của năm Việt Nam làm Chủ tich ASEAN “Tiến tới Cộng đồng ASEAN – Từ tầm nhìn đến hành động” đã bao hàm dấu ấn đó theo nghĩa rộng của nó. Sức sống cơ bản của ASEAN không phải nằm ở những ý tưởng lớn hay chương trình to tát đã được nhất trí thông qua, mà  chính ở tính khả thi của chúng, ở quyết tâm của ASEAN thực hiện những gì đã quyết định và theo đuổi, ở tác dụng thiết thực của chúng đối với các thành viên và đối tác mà người dân ở trong ASEAN và các đối tác đều có thể cảm nhận được trong cuộc sống hàng ngày. 

Trên phương diện này phải kể đến việc mở rộng diễn đàn Cấp cao Đông Á (EAS) cho Nga và Mỹ kể từ năm 2011. Cùng với việc coi trọng hơn nữa các diễn đàn ASEAN với các nước đối thoại, nâng cấp quan hệ ASEAN – Mỹ thành quan hệ đối tác chiến lược và với các đối tác còn lại thành quan hệ đối tác toàn diện, việc kết nạp Nga và Mỹ vào EAS đem lại chất lượng mới cho diễn đàn này mà vẫn duy trì vai trò chủ đạo then chốt của ASEAN.

Tưng bừng đại gia đình ASEAN
Tưng bừng đại gia đình ASEAN

Dấu ấn của Việt Nam còn đậm nét ở chỗ, Việt Nam chủ động và tích cực nỗ lực đề cao vị thế quốc tế của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề chính trị an ninh ở khu vực và các vấn đề quốc tế khác. Từ chuyện Biển Đông đến tình hình trên bán đảo Triều Tiên, từ các vấn đề nội bộ ở Myanmar đến Thái Lan, và đặc biệt trong việc đối phó với các vấn đề toàn cầu như khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, chống khủng bố và bảo vệ khí hậu trái đất, cải tổ LHQ và thực hiện những Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ….
Việt Nam đã phấn đấu để ASEAN có tiếng nói chung, có sáng kiến và đề xuất. Sự tham gia của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN tại các cuộc cấp cao Nhóm G20 là ví dụ điển hình.

Việc đảm nhận thành công nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN đánh dấu bước trưởng thành mới của ngoại giao Việt Nam, cũng là xác lập một vị thế quốc tế mới của Việt Nam và tầm vóc mới của Việt Nam trong ASEAN.

Vy Nhân

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh

(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư Việt Nam 2025, chiều 16/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức khai mạc Triển lãm tăng trưởng xanh với chủ đề "Sáng tạo nhỏ - tác động lớn". Lễ khai mạc có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế.

Đọc thêm

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013 phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật, nghị quyết có liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 3: Giải pháp để bộ máy tinh gọn, vận hành hiệu quả

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Sắp xếp, tinh gọn bộ máy là một “cuộc cách mạng” với sự thay đổi lớn về tư duy, hành động, về thể chế, con người... Với cách làm phù hợp, chắc chắn, khoa học, giải pháp đồng bộ, bám sát thực tiễn, việc tinh gọn không chỉ giúp khơi thông nguồn lực, tạo đà cho sự phát triển bền vững của đất nước mà còn góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, thù địch.

Sẵn sàng cho giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9

Đông đảo người dân đến chương trình KCB, cấp thuốc miễn phí nằm trong khuôn khổ giao lưu HNQPBG Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
(PLVN) - Sự kiện giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 là điểm nhấn kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, góp phần cụ thể hóa nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng thực chất.

Sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị: Hoàn thiện thể chế phải đi trước một bước

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ 3 về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Ngày 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Ban Chỉ đạo) tổ chức Phiên họp lần thứ 3. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì phiên họp.

Ưu tiên cơ sở vật chất dôi dư phục vụ mục đích công ích, công cộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Ngay chiều 14/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo để triển khai Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 2: Không ai bị bỏ lại, niềm tin được củng cố

Sau 17 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội luôn duy trì mức tăng trưởng cao, giữ vai trò, vị thế là trung tâm kinh tế của Vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước. (Ảnh: thanglong.chinhphu.vn)
(PLVN) -  Sự thống nhất trong chỉ đạo, minh bạch trong thực thi và bảo đảm đầy đủ chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ thuộc diện sắp xếp… là nền tảng vững chắc cho “cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Bởi lẽ, niềm tin và sự đồng thuận cao cũng là mục tiêu mà mọi cải cách hướng đến.

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 14/4, Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành đón Nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Lễ đón. (Ảnh VGP)
(PLVN) - Ngày 14/4/2025, Báo Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) đã đăng bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc” của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng đăng toàn văn bài viết:

Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.

Việt Nam - Trung Quốc: Làm vững chắc hơn nữa nền tảng tin cậy chính trị

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: BNG)
(PLVN) -  Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa và kỳ vọng của chuyến thăm, đặc biệt năm nay là dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025).