Đánh bắt trái phép: Đa hệ lụy

239  ngư dân được tàu CSB 8001 đưa từ Indonesia về.
239 ngư dân được tàu CSB 8001 đưa từ Indonesia về.
(PLO) - Từ đầu năm 2017 đến nay đã có hơn 1.000 ngư dân Việt Nam bị lực lượng chức năng Indonesia bắt giữ với cáo buộc đánh cá trái phép trở về nước. Dù đã được tuyên truyền, buộc viết cam kết trước khi rời bến nhưng tình hình đánh cá trái phép tại vùng biển nước ngoài vẫn tiếp diễn. Thực trạng này đã gây ra thiệt hại kinh tế, tài sản của chính ngư dân và hệ lụy kéo theo cho Nhà nước, các cấp chính quyền cũng như quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước.

Ngày 6/10, tại cảng PTSC (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức tiếp nhận 239 ngư dân Việt Nam bị lực lượng chức năng Indonesia bắt giữ, được tàu Cảnh sát Biển số hiệu CSB 8001 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 đưa từ Indonesia trở về Việt Nam. Các ngư dân bị lực lượng chức năng Indonesia bắt giữ được trao trả về nước lần này thuộc 6 tỉnh gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Tiền Giang, Bình Định, Kiên Giang và Bạc Liêu.

Trong đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có số lượng đông nhất với 112 ngư dân, Bạc Liêu có số lượng ít nhất với 8 ngư dân. Đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh BĐBP, Vùng Cảnh sát Biển 3, Sở Ngoại vụ, Bộ Chỉ huy BĐBP và Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành tiếp nhận, hướng dẫn ngư dân thực hiện các thủ tục theo quy định.

Ngay sau khi tiếp nhận, Bộ Chỉ huy BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức bàn giao các ngư dân cho lực lượng BĐBP và đại diện các địa phương về đoàn tụ cùng gia đình. Riêng các ngư dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã đưa về Đồn BP Chí Linh và phối hợp với lực lượng Công an tỉnh để tiến hành thẩm vấn, xác minh và chăm sóc sức khỏe, sau đó bàn giao cho chủ phương tiện đưa về đoàn tụ với gia đình.

Đại tá Đào Quang Hiển - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Bà Rịa-Vũng Tàu thông tin: “239 ngư dân bị bắt giữ từ tháng 7/2017 đến nay. Đây là lần thứ hai trong năm 2017, BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp nhận ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển Indonesia, bị nước sở tại bắt giữ và trao trả về nước. Lần đầu tiên vào ngày 11/6/2017 với 659 ngư dân”.

Đại tá Phạm Văn Phong - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: “Đa số ngư dân trả về là nạn nhân của thuyền trưởng, họ chỉ đi theo tàu đánh bắt cá. Trong số những ngư dân này, có cả những thuyền trưởng đã bị nước bạn phạt tù, nay mãn hạn trở về. Những thuyền trưởng vi phạm bị nước bạn phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nay trở về, các thuyền trưởng vi phạm sẽ bị tịch thu bằng thuyền trưởng. BĐBP và ngành chức năng đã và sẽ yêu cầu chủ phương tiện, thuyền trưởng cam kết không đánh bắt vi phạm vùng biển nước bạn”.

Từ ngày 1/1/2013 đến 31/3/2017, 134 tàu cá/1.014 ngư dân của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bị nước ngoài bắt giữ vì lý do đánh bắt hải sản vi phạm vùng biển của nước bạn. Trong đó, Indonesia bắt 132 tàu cùng 997 ngư dân, Malaysia bắt 2 tàu cùng 17 ngư dân. 

Trong năm 2016 có đến 1.110 ngư dân Việt Nam (nhiều gần gấp đôi năm 2015 và gấp 4 lần năm 2012) bị phía Indonesia tạm giữ ở các đảo Batam, Natuna, Pontianak, Tarempa, Bitung Sulawesi, Papua vì cáo buộc đánh cá trái phép trong vùng biển nước này. Bốn tháng đầu năm 2017 đã có 42 tàu với 392 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ. Chỉ trong tháng 3, số tàu vi phạm và bị bắt đã tăng đột biến, lên con số 35 tàu với 330 ngư dân. Từ đầu năm 2017 đến nay, Việt Nam đã tổ chức nhiều đợt tiếp nhận ngư dân Việt bị lực lượng chức năng Indonesia bắt giữ. 

Ngày 9/6/2017, Vùng Cảnh sát Biển 3 đã cử hai tàu Cảnh sát Biển số hiệu CSB 8001 và CSB 8005 tiếp nhận 695 ngư dân Việt Nam được trao trả tại cảng Batam, tỉnh Riau của Indonesia.  695 ngư dân trở về này từ 100 tàu của 9 tỉnh của Việt Nam gồm: Bà Rịa - VũngTàu, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bến Tre, Bình Thuận, Tiền Giang, Bình Định, Khánh Hòa và Kiên Giang đã được trở về nước lần này, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu đông nhất với 311 ngư dân, Phú Yên ít nhất với 5 ngư dân. Các ngư dân bị tạm giữ tại các đảo Pontianak, Tanjung Pinang, Tarempa và Natuna. Từ đầu năm 2017 đến tháng 6/2017, đã có 1.035 ngư dân Việt Nam được đưa về nước, bằng số ngư dân được trao trả trong cả năm 2016. Trước đây, việc trao trả được thực hiện qua đường hàng không, do số lượng ngư dân bị bắt giữ quá lớn nên trao trả trên biển là hình thức vận chuyển an toàn, hiệu quả nhất.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng nhức nhối trên là do ngư dân cố tình vi phạm vì hám lợi mà bất chấp tất cả, do ngư trường cạn kiệt. Thực trạng trên còn có nguyên nhân do tàu cá nước ngoài móc nối để trục lợi, một số cá nhân thuộc lực lượng chấp pháp của nước bạn “bảo kê”, “hợp đồng chui” cho các tàu cá Việt Nam khai thác hải sản tại vùng biển của mình.  

Một số trường hợp ngư dân bị lực lượng chức năng Indonesia bắt giữ trên vùng biển Việt Nam. Do bất đồng ngôn ngữ, trình độ hiểu biết hạn chế, hơn nữa lại không có lực lượng chấp pháp của Việt Nam nên ngư dân buộc phải ký vào biên bản vi phạm. Ngư dân Nguyễn Văn Nhỏ (xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) đã dẫn chứng: “Vào ngày 19/4/2017, ba tàu cá của Phước Tĩnh bị hải quân Indonesia bắt tại vị trí 07012’ vĩ độ Bắc- 108037’ kinh độ Đông”. Theo ông Nhỏ, vị trí này thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam. 

Về nguyên nhân ngư trường cạn kiệt, ông Trần Văn Cường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: “Là do cách khai thác tận diệt bằng hình thức đánh giã cào (cào bay, cào lết). Đồng thời còn có nguyên nhân đánh bắt bằng thuốc nổ, đèn cao áp, hóa chất, xung điện, kích điện. Thực trạng này đã gây ra thiệt hại kinh tế, tài sản của chính ngư dân và hệ lụy kéo theo cho Nhà nước, các cấp chính quyền cũng như quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước”.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Đọc thêm

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.