Dân tộc, tôn giáo - “tưởng xa hóa gần”

Tác giả Phùng Hải Yến nhận Giải Nhất thể loại thơ Cuộc thi “Tìm hiểu giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống gia đình và thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2023. (Nguồn: HLHPN - Ảnh: PV)
Tác giả Phùng Hải Yến nhận Giải Nhất thể loại thơ Cuộc thi “Tìm hiểu giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống gia đình và thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2023. (Nguồn: HLHPN - Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 27/11/2023, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã trao giải cho các tập thể và cá nhân tác giả có các tác phẩm tiêu biểu của Cuộc thi “Tìm hiểu giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống gia đình và thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2023.

Cuộc thi thuộc Đề án 219 của Chính phủ hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc tôn giáo; qua đó góp phần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo.

Tiếng thơ từ Sin Suối Hồ

Ở thể loại thơ, Giải Nhất được trao cho tác giả Phùng Hải Yến - Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lai Châu với tác phẩm “Người thêu thổ cẩm”. Phùng Hải Yến là người dân tộc Dao Khâu vùng Sìn Hồ, Lai Châu nên đọc thơ của Phùng Hải Yến luôn thấy tràn ngập một không gian miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc. “Người thêu thổ cẩm” cũng là bài thơ như vậy với những câu thơ chứa chan tình đất trời, tình người, văn hóa dân tộc: “Những người phụ nữ Mông cặm cụi bên hiên/Vẽ họa tiết thổ cẩm trên vải sáp ong dung dị/Màu thổ cẩm lan dần vuông vải/Những mái đầu chụm lại/Chiếc váy hoa hiện ra rực rỡ mùa lúa chín bản mường…”.

Trao đổi với phóng viên Pháp luật Việt Nam bên lề Lễ trao giải, Phùng Hải Yến cho biết: Bản Sin Suối Hồ thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu nổi tiếng là một bản du lịch cộng đồng được vinh danh tiêu biểu trong nước và ASEAN. Một bản nhỏ trên đỉnh trời cao hơn 1.400m so với mực nước biển, hơn 100 hộ dân đều theo Đạo Tin Lành và có truyền thống đoàn kết, bảo tồn văn hóa dân tộc Mông và xây dựng quê hương.

“Ba bài thơ trong đó có bài “Người thêu thổ cẩm” đạt Giải Nhất cuộc thi, tôi viết từ ý tưởng ở vùng đất nơi đây. Có một bản nhỏ từng chìm đắm trong làn khói độc chết người của “nàng tiên nâu” đã hồi sinh. Những người phụ nữ Mông không hề nhu nhược, mà ngược lại niềm tin tôn giáo của họ sắt đá như đá tảng, giúp họ vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để xây đắp ngày mai cho những đứa con của mình tươi sáng hơn. Tôi nghĩ, đối với chủ đề dân tộc, tôn giáo, nếu những người dân tin, thực hiện theo đúng đường và chấp hành nghiêm túc mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì đó là điều tốt đẹp để xây dựng quê hương, gia đình ngày càng ấm no”, chị Yến chia sẻ.

Nhà thơ Phùng Hải Yến (ngoài cùng bên phải) trong bộ trang phục dân tộc Mông chụp tại bản Sin Suối Hồ. (Nguồn ảnh: NVCC)

Nhà thơ Phùng Hải Yến (ngoài cùng bên phải) trong bộ trang phục dân tộc Mông chụp tại bản Sin Suối Hồ.

(Nguồn ảnh: NVCC)

Có thể nói, văn hóa, con người của mảnh đất Tây Bắc, đặc biệt là quê hương Lai Châu đã mang lại cảm hứng cho Phùng Hải Yến, để qua qua các sáng tác của mình người phụ nữ dân tộc Dao góp phần làm nên diện mạo văn nghệ trẻ Lai Châu, góp một làn gió mới cho văn nghệ dân tộc thiểu số Tây Bắc.

“Em làm ai” - rất thời đại, rất trẻ nhưng cũng rất Việt Nam

Tháng 11/2023, giới trẻ xôn xao với sự xuất hiện của MV “Em là ai” của Vinh Khuất, Sèn Hoàng Mỹ Lam, Benjamin sáng tác riêng cho Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam với thông điệp an toàn, bình đẳng và phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Tuy là một bài hát truyền thông nhưng cả phần lời, phần nhạc và cảnh quay trong MV rất hấp dẫn, “rất thời đại, rất trẻ, nhưng cũng rất Việt Nam” theo nhận xét của người xem: “Tuổi còn đến trường hãy đừng lấy vợ, lấy chồng/Tuổi còn đến trường em đừng tay bế, tay bồng/Còn nhiều ước vọng hãy đừng nhốt chặt trong lồng/Bầu trời cao vời sải cánh bay tới cầu vồng/Không cần biết em là ai/Dù là gái hay là trai/Một thế giới không phân biệt ai/Mình như nhau vai kề vai/Chung tay xây dựng tương lai...”.

Ý tưởng của MV thuộc bản quyền Hội LHPN Việt Nam này đến từ một chàng trai rất trẻ - Lê Ngọc Khoa, chuyên viên Ban Dân tộc Tôn giáo, Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Trò chuyện với phóng viên, Ngọc Khoa cho biết, Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là một trong những mô hình cốt lõi của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, do Hội LHPN Việt Nam thực hiện.

Hoạt động của mô hình bên cạnh mục tiêu nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng bào DTTS, còn là một sân chơi, một diễn đàn thực sự bổ ích dành cho trẻ em xã điểm và các địa phương lân cận trên địa bàn tỉnh có thêm nơi sinh hoạt giao lưu tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp ngoài các buổi học chính khóa tại trường. Chính vì thế, qua thực tế triển khai, vận hành mô hình câu lạc bộ (CLB) cũng như tổng hợp những ý kiến từ chính các thành viên của CLB và các em học sinh đồng bào DTTS khi trực tiếp đi xuống thực địa tại các địa bàn điểm của Dự án 8, Khoa đã nghiên cứu và đề xuất sáng tác ca khúc, vũ đạo và sản xuất video clip phù hợp dựa trên độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi và hoàn cảnh của đối tượng mục tiêu.

Một cảnh trong MV “Em là ai”. (Ảnh cắt từ clip)

Một cảnh trong MV “Em là ai”. (Ảnh cắt từ clip)

Bên cạnh đó là bám sát thực tế trong thời kỳ công nghệ số bùng nổ, Khoa đã đề xuất lồng ghép các yếu tố vùng miền, văn hóa bản sắc của đa dạng dân tộc vào các sản phầm truyền thông như ca từ, giai điệu trong ca khúc, vũ đạo của bài hát và hình ảnh cụ thể trong video clip. Từ các yếu tố trên đã tạo nên các sản phẩm truyền thông dành riêng cho CLB nói riêng và là điểm nhấn về công tác tuyên truyền bình đẳng giới dành cho trẻ em DTTS trên cả nước.

“Khi lựa chọn ca sĩ để đặt hàng ca khúc chúng tôi hướng các tác giả trẻ là người DTTS, hoặc các tác giả trẻ có các bài hát về DTTS đang nổi trong thời gian gần đây. Vinh Khuất tuy là một nhạc sĩ trẻ sinh ra và lớn lên tại Đức nhưng anh có bề dày các tác phẩm sáng tác sử dụng chất liệu dân gian và nhạc cụ dân tộc được giới trẻ đón nhận. Hội cũng đã liên hệ được với Benjamin tên thật là Y Dân sinh 1999, người dân tộc M'nông - một người con của Tây Nguyên đại ngàn. Là một rapper trẻ có cá tính nhưng Benjamin vẫn giữ được màu sắc văn hóa dân tộc của mình và anh vẫn luôn tự hào về điều đó”, Ngọc Khoa cho biết.

MV “Em là ai” đã được đón nhận nhiệt tình và yêu thích của trẻ em qua các cuộc giao lưu gắn với Ngày hội Thiếu nhi với Văn hóa các dân tộc năm 2023 của Hội đồng đội Trung ương tại Bắc Kạn, Huế, Bình Phước và đang được sử dụng tại các buổi sinh hoạt và trong công tác tuyên truyền của 703 CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi trên địa bàn Dự án 8. Bên cạnh đó, tính từ thời điểm ngày 11/11/2023 khi đăng tải các sản phẩm trên các kênh mạng xã hội đã có trên Facebook (9.000 lượt xem, 2.000 lượt thích, 300 bình luận); trên Youtube (54.000 lượt xem, 5.000 lượt thích) và con số vẫn tiếp tục tăng.

Hai câu chuyện văn hóa trên đây có thể thấy, chính cội nguồn văn hóa đã giúp từng cá nhân, từng cộng đồng và cả quốc gia vượt lên những khó khăn, như “hoa thơm lấn át cỏ dại”, lan tỏa mạnh mẽ về khát vọng xây dựng Tổ quốc phồn vinh, hạnh phúc, xây dựng cộng đồng các dân tộc Việt Nam đoàn kết, ấm no.

Hai nội dung bình đẳng giới và tảo hôn là điểm nhấn thể hiện trong ca khúc "Em là ai". Có một câu chuyện vui là khi bắt đầu bắt tay sáng tác, vì sinh ra và lớn lên tại Đức nên Vinh Khuất không hiểu nghĩa của từ “tảo hôn”, nhưng chính điều đó lại khiến Vinh sử dụng những từ ngữ dễ hiểu để truyền tải nội dung đó.

Về phần giai điệu với yêu cầu là tươi vui, bắt tai, phù hợp giới trẻ nhưng phải có sử dụng các nhạc cụ dân tộc trong đó kèm với sự đa dạng về vùng miền, Vinh Khuất đã cùng cán bộ phụ trách lựa chọn những nhạc cụ tiêu biểu cho từng vùng như phía Bắc có sáo, khèn Mông, miền Trung - Tây Nguyên sử dụng đàn t'rưng, cồng chiêng. Ca khúc sáng tác là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai nhạc sỹ, là người phụ trách chính cho ca khúc, Vinh Khuất đã làm rất tốt điều này khi đưa vào phần rap do Benjamin thể hiện. Và với cá tính và chất của người con Tây Nguyên thì Benjamin đã gửi gắm nhiều thông điệp về bình đẳng giới vào MV một cách tinh tế.

Đọc thêm

Toạ đàm về 'Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên'

Toạ đàm về 'Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên'
(PLVN) - Chiều nay, 12/12, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương và Ths. Trần Trọng Đại - Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội toạ đàm về “Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên” tại Báo Pháp luật Việt Nam.

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Lâm Đồng

Phỏng vấn trực tiếp ngay tại chương trình.
(PLVN) - Chương trình Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hướng nghiệp diễn ra chiều 11/12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ (xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hơn 500 học sinh cùng đông đảo phụ huynh, người lao động, cơ sở đào tạo tham gia. Đặc biệt, 7 đơn vị tuyển dụng là các doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem tới chương trình hàng trăm cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

Cần tiến tới việc luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là hình thức sàng lọc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dân số. (Ảnh: BV Phụ sản Hà Nội)
(PLVN) - “Khám sức khỏe trước hôn nhân chuẩn bị hành trang đón thế hệ vàng” là 1 trong 5 thông điệp của Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2024. Đây cũng là thông điệp phù hợp với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc” của năm nay.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.