Đắm say với Cát Cát

Đắm say với Cát Cát
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bản Cát Cát là một ngôi làng H’Mông cổ, được hình thành từ giữa thế kỉ 19. Nơi giữ gìn và bảo tồn những nét đẹp văn hóa độc đáo của người H’Mông. Một chốn lý tưởng cho những người muốn hưởng thụ một chuyến du lịch an yên, lánh xa nhịp sống gấp, ồn ào và bụi bặm của đô thị.

Nét văn hóa riêng biệt

Nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai khoảng 2km và tọa lạc dưới dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, bản Cát Cát là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất luôn được du khách ưu ái lựa chọn mỗi khi đặt chân tới Sa Pa.

Bản Cát Cát là một ngôi làng H’Mông cổ, được hình thành từ giữa thế kỉ 19Bản Cát Cát là một ngôi làng H’Mông cổ, được hình thành từ giữa thế kỉ 19

Người H’Mông ở bản Cát Cát sống bằng nghề se lanh, dệt vải, chạm trổ bạc, rèn nông cụ. Ở Cát Cát khó phân định ranh giới giữa việc giữ nghề truyền thống để làm du lịch và giữ nghề truyền nối thuần túy trong gia đình, bởi đồng bào dân tộc ở đây họ thật sự đã thổi được cái “hồn” của văn hóa bản địa vào sự tinh túy của nghề…

Đây là nơi giữ gìn và bảo tồn những nét đẹp văn hóa độc đáo của người H’MôngĐây là nơi giữ gìn và bảo tồn những nét đẹp văn hóa độc đáo của người H’Mông

Để hiểu hết về văn hóa của một vùng đất, hãy lắng nghe chính con người ở nơi đó kể lại. Tại bản Cát Cát, dễ dàng gặp rất nhiều người dân tộc H’Mông mến khách và được nghe họ giới thiệu về các sản phẩm làm từ làng nghề của mình như những bộ trang phục, những tấm vải nhuộm chàm, những vật dụng đan thồ đơn sơ, những bộ trang sức được làm từ bạc… Đây là niềm tự hào của người H’Mông qua bao thế kỷ.

Tất cả các sản phẩm đều được tạo ra từ sự khéo léo của đôi tay và giữ nguyên vẹn những công đoạn mà tổ tiên để lại. Phải đến đây, tận mắt chứng kiến quá trình làm nên một tấm vải thô được từ lúc se lanh, dệt vải, vẽ sáp ong bạn thấy cảm phục nền văn hóa ấy đến nhường nào. Ngoài việc bảo tồn văn hóa bản H’Mông như: se lanh, dệt vải, vẽ sáp ong,... đến với bản Cát Cát du khách có cơ hội tìm hiểu thêm về làng nghề truyền thống Đan thồ. Những sản phẩm được làm từ nguyên liệu chính là tre, trúc vô cùng bình dị gần gũi quen thuộc được kết từ những đôi bàn tay khéo léo của người dân nơi đây tết bện đan tạo thành những vật dụng để phục vụ đời sống thường nhật.

Vẽ sáp ong một nghề truyền thống của người H'MôngVẽ sáp ong một nghề truyền thống của người H'Mông

Những sản phẩm của người dân Cát Cát đã lặng lẽ theo chân du khách về những vùng đất mới với sứ mệnh giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa đa dạng của dân tộc Việt Nam. Không chỉ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho bà con dân tộc H’Mông, việc giữ gìn và phát huy nghề truyền thống cũng góp phần giảm các tệ nạn xã hội, nạn chèo kéo, ăn xin tại khu du lịch Sa Pa.

Để có thể tìm hiểu về các nghề này, bạn có thể tới tham quan làng nghề thủ công truyền thống. Những ai sinh ra ở thành thị và chưa từng một lần trải qua nếp sống ở miền quê đặc biệt là vùng núi, chắc sẽ không giấu nổi sự ngạc nhiên bởi nhịp sống bình dị tại nơi này, là đàn cừu, dê, thong dong gần suối cạn, là những đứa trẻ chân trần vui cười bên thác nước, là những cụ già an nhiên bên khung cửi…

Nghề truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông ở bản Cát CátNghề truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông ở bản Cát Cát

Người trẻ hay e dè khi tìm hiểu về văn hóa, truyền thống của những vùng đất đặc thù. Nhưng không hiểu sao mỗi khi đến Cát Cát, ai cũng muốn được bước chân vào một ngôi nhà truyền thống của dân tộc H’Mông để tìm hiểu thật gần hơn một nền văn hóa riêng biệt. Khác với trung tâm thị trấn, nơi có những công trình bê tông mọc lên san sát, thì người H’Mông ở bản Cát Cát vẫn thế – hiền lành, thật thà, một lòng với tín ngưỡng và giữ được nhiều phong tục tập quán, nghi lễ hội hè trong kho tàng văn hoá của dân tộc mình.

Cũ và mới, gần gũi và khác biệt

Hơn cả một điểm đến, đó là một hành trình. Điều mà Cát Cát đem lại cho những ai đã từng đặt chân đến nơi này là một thứ cảm xúc thật khó có thể dùng ngôn từ để miêu tả. Những nét nguyên sơ xen lẫn vô vàn điều mới lạ.

Một chốn lý tưởng cho những người muốn hưởng thụ một chuyến du lịch an yên, lánh xa nhịp sống gấp, ồn ào và bụi bặm của đô thị.Một chốn lý tưởng cho những người muốn hưởng thụ một chuyến du lịch an yên, lánh xa nhịp sống gấp, ồn ào và bụi bặm của đô thị.

Mỗi lần quay trở lại, nơi đây lại cho người ta nhiều điều thú vị hơn. Nếu ai yêu Cát Cát và tinh ý một chút thì sẽ thấy khu vườn hoa biểu tượng độ này rực rỡ hơn với những đóa hoa hồng cổ, sẽ thấy cây cầu qua suối Cát Cát mới mẻ và độc đáo hơn, sẽ thấy vườn hoa giữa bản là đã được thay bằng một loại hoa mới, sẽ thấy nhà trưng bày nhiều vật dụng được trang trí hơn một chút. Đặc biệt, sẽ thấy cây thông tình yêu độc đáo dưới chân thác Tiên Sa hùng vĩ. Mỗi lần thay đổi, là thêm một chút tỉ mỉ, một chút tinh tế, một chút chỉn chu...

Hãy cứ đến Cát Cát bằng một trái tim trần trụi nhất, để rồi nhận về những gì ban sơ nhấtHãy cứ đến Cát Cát bằng một trái tim trần trụi nhất, để rồi nhận về những gì ban sơ nhất

Hãy cứ đến Cát Cát bằng một trái tim trần trụi nhất, để rồi nhận về những gì ban sơ nhất. Bạn sẽ thấy, Cát Cát e ấp như một cô gái H’Mông giản dị, nhưng càng nhìn càng thấy say, càng trò chuyện càng thấy cuốn hút. Hãy đi Sapa một lần trong đời, để thấy rõ Tây Bắc đẹp đến thế nào. Hãy đến Cát Cát một lần khi bạn còn trẻ, để thấy mình còn nhỏ bé ra sao. Để thấy tầm mắt của mình được mở rộng trước sự khôn cùng của một nền văn hóa đã tồn tại hàng trăm năm. Và quan trọng nhất, để thấy rằng, đôi khi chúng ta tưởng chừng mình đã đi hết những sông, núi, biển, hồ. Cát Cát còn nhắc chúng ta về một Tây Bắc mãnh liệt và say đắm đến nhường nào.

Đọc thêm

Du lịch Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Việt Nam có nhiều điểm đến nổi tiếng thế giới nhưng cần xác định tầm nhìn xa để khai thác tiềm năng các điểm này bền vững. (Ảnh: Nụ cười Mekong)
(PLVN) - Ngành Du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình với những khát vọng lớn lao. Với mục tiêu trở thành một cường quốc du lịch, Việt Nam cần tận dụng các cơ hội hiện tại và triển khai những chiến lược cụ thể để đạt được sự phát triển vượt bậc vào năm 2025 và xa hơn.

Sôi động lễ hội đua thuyền truyền thống ở Quỳnh Nhai

Các vận động viên tham gia tranh tài. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Ngày 7/2, hàng nghìn người đã đổ về khu vực cầu Pá Uôn, thuộc thị trấn Mường Giàng (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) để cổ vũ, trải nghiệm Lễ hội đua thuyền truyền thống đầu xuân năm mới. Đây là hoạt động nằm trong các hoạt động tại Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch Quỳnh Nhai năm 2025.

Lên cao nguyên Mộc Châu ngắm hoa mận nở đầu xuân

Du khách ngắm hoa mận nở trên cao nguyên Mộc Châu. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Đầu xuân, khi những tia nắng vàng ấm áp rọi xuống xuyên qua từng kẽ lá, xua tan đi cái lạnh buốt của mùa đông, đem đến một không gian rạng rỡ, căng tràn sức sống, cũng là lúc những vạt rừng mận trên cao nguyên Mộc Châu, Sơn La bung nở trắng xóa, một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, thu hút đông đảo du khách thập phương đến thăm quan, trải nghiệm, chiêm ngưỡng.

Du lịch Kiên Giang đặt mục tiêu đón 10,6 triệu lượt khách năm 2025

Quang cảnh Hội nghị tổng kết ngành du lịch 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ 2025
(PLVN) - Chiều 6/2, Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết ngành du lịch năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự và chỉ đạo hội nghị, có ông Lê Trung Hồ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Bùi Quốc Thái - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành; các đơn vị, hiệp hội doanh nghiệp tiêu biểu; các huyện, thành phố có liên quan cùng tham dự.

“Đòn bẩy” 1000 tỷ từ mùa du lịch bội thu đầu Xuân Ất Tỵ

Du khách trong và ngoài nước tham gia các hoạt động du lịch đầu năm ở Vịnh Lan Hạ, TP Hải Phòng. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, nhiều địa phương vượt mốc doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng, thậm chí có địa phương đạt doanh thu gấp nhiều lần so với năm trước. Đây là một “đòn bẩy” để ngành Du lịch Việt Nam chuẩn bị cho một năm với nhiều bước tiến mới.

Bản Cát Cát - Điểm du xuân lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá bản sắc Dân tộc

Bản Cát Cát - Điểm du xuân lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá bản sắc Dân tộc
(PLVN) - Nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 2km, Bản Cát Cát (hay còn gọi là thôn Cát Cát) thuộc xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, là một trong những điểm đến du xuân hấp dẫn dành cho du khách yêu thích khám phá văn hóa bản địa và trải nghiệm không gian sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nét văn hóa độc đáo và cuộc sống bình dị của người H’Mông, Bản Cát Cát đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Tây Bắc.

Sắc xuân tinh khôi trên cao nguyên trắng Bắc Hà

Sắc xuân tinh khôi trên cao nguyên trắng Bắc Hà
(PLVN) - Mỗi độ xuân về, khi những cơn gió lạnh dần tan, đất trời Bắc Hà (Lào Cai) lại khoác lên mình một tấm áo mới tinh khôi, rực rỡ – đó là sắc trắng muốt của hoa mận nở bung trên khắp các triền đồi. Từ thung lũng đến sườn núi, những vườn mận như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài, tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, thu hút du khách gần xa tìm đến chiêm ngưỡng.

Củng cố vị thế “điểm nhấn du lịch toàn cầu”

Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới.
(PLVN) - Trong quan niệm của rất nhiều người trung lưu và du khách nước ngoài, du lịch hang động Quảng Bình là một niềm mơ ước, khát khao. Không phải chỉ có tiền là có thể đi, mà còn phải đáp ứng nhiều tiêu chí khác như sức khỏe, thời gian, huấn luyện, sự may mắn trong ghép đoàn để bảo đảm yếu tố bảo vệ thiên nhiên… thì mới có thể được tận mắt chiêm ngưỡng kỳ quan hai lần được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới.

'Nâng bước' phát triển từ việc đa dạng các loại hình du lịch ở Việt Nam

Xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây, Ba Vì) đã có những bước phát triển nhanh chóng nhờ khai thác đa dạng các loại hình du lịch. (Ảnh: Văn Vịnh)
(PLVN) - Việt Nam sở hữu vị trí địa lý thuận lợi với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, cùng bề dày văn hóa, lịch sử lên đến hàng nghìn năm, phù hợp phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau. Tuy nhiên, để khai thác được hết tiềm năng, ngành du lịch các tỉnh, địa phương của nước ta cần có một chiến lược lâu bền.

Ngày đầu năm mới, biển người váy áo xúng xính check-in Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam

Ngày đầu năm mới, biển người váy áo xúng xính check-in Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam
(PLVN) -  “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Từ mùng 4 Tết, với người Việt chính là thời gian du Xuân, vãn cảnh, vừa để cầu mong những điều tốt lành trong năm mới, vừa có khoảng thời gian ý nghĩa bên người thân. Năm nay, Lễ hội Ánh sáng phương Đông - lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam tại Ocean City chính là điểm đến không thể bỏ lỡ của hàng triệu du khách với vô vàn trải nghiệm chưa từng có tiền lệ.

552.000 lượt du khách đến Quảng Ninh dịp Tết Ất Tỵ

Tái hiện lại không gian Tết của các gia đình thợ mỏ tại Quảng Ninh.
(PLVN) - Ngày 31/1, Thông tin từ Sở Du lịch cho biết, trong 7 ngày từ 25 /1 đến 31/1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ ) tỉnh Quảng Ninh đã đón 552.000 lượt khách, trong đó có 190.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu ước đạt 1.518 tỷ đồng.