Đắm say những làn điệu hát, múa của Quảng Ninh

Quảng Ninh với những điệu hát làm mê đắm lòng người
Quảng Ninh với những điệu hát làm mê đắm lòng người
(PLVN) - Về với Quảng Ninh, người ta dễ bị lôi cuốn bởi những làn điệu hát, múa làm “mê đắm” lòng người.

Tháng ba, về Bình Liêu nghe Soóng Cọ

Người Sán Chỉ vẫn kể cho nhau nghe câu chuyện về cô gái tên là Làu Slam được chim thần dạy cho nhiều bài hát rất hay. Cô đã đi khắp nơi để hát và dạy mọi người hát. Đi đến đâu, già trẻ gái trai đều đến nghe cô hát. Lời hát làm cho người ốm khỏe lại, nghe xong con người thấy yêu đời hơn, mạnh khỏe hơn, cây lúa trên nương trổ bông trĩu hạt, con cá dưới nước lờ đờ không bơi, con chim trời ngẩn ngơ quên hót. Cô đi mãi đến nỗi mệt lả người, chết đi và hồn hóa vào cây thông bốn mùa reo hát.

Người Sán Chỉ tôn Làu Slam làm nữ thần thi ca của dân tộc. Mỗi người nhớ một ít, họ chép lại tất cả những bài Làu Slam đã hát với rất nhiều chủ đề khác nhau, nhiều đến nỗi người ta hát 36 đêm không hết. Những bài đó người Sán Chỉ đem về hát với nhau, gọi là Soóng cọ (có nghĩa là xướng ca).

Các cô gái Sán Chỉ chỉnh lại khăn vấn đầu trước khi vào dự hội
Các cô gái Sán Chỉ chỉnh lại khăn vấn đầu trước khi vào dự hội

Vốn là một dân tộc yêu ca hát, người Sán Chỉ đã tạo nên một nét văn hóa đặc biệt “Slam nhịt hụi” - Ngày hội tháng ba, là ngày để cho người Sán Chỉ trổ tài ca hát. Được tổ chức sau khi vụ cấy đã xong, cây lá đang độ đâm chồi nảy lộc, tuần trăng tháng 3 bắt đầu, những đêm hát trở thành bữa tiệc tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn người Sán Chỉ đàm thắm, nghĩa tình... 

Vào ngày này, người Sán Chỉ ở các vùng lân cận, như các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh), cả những tỉnh lân cận có người Sán Chỉ như Vĩnh Phúc, Bắc Giang cũng có các đoàn tìm đến giao lưu. Nỗi niềm chất chứa được gửi theo câu hát. Khát khao thầm kín cũng được gửi theo câu hát. Để rồi khi bước ra từ ngày hội, trở về với gia đình, ai cũng cảm thấy mình có trách nhiệm hơn, yêu thương hơn những người bên cạnh; bắt tay vào công việc hăng say hơn; tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp và chờ mong hội hát tới...

Hát giao duyên giữa các nam thanh nữ tú người Sán Chỉ tại đạp Thánh Thìn
Hát giao duyên giữa các nam thanh nữ tú người Sán Chỉ tại đạp Thánh Thìn

Ngày hội tháng ba của dân tộc Sán Chỉ là một ngày hội văn hóa đặc sắc, huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) đã có kế hoạch bảo tồn và phát huy, xây dựng ngày hội trở thành một sản phẩm văn hóa riêng có ở địa phương. Ngoài việc cố gắng giữ nguyên những nét truyền thống của ngày hội, cộng đồng Sán Chỉ đã đưa vào nội dung ngày hội thêm các sinh hoạt văn hóa khác như các môn thể thao dân tộc, ẩm thực truyền thống nhằm tạo nên sự phong phú, đa dạng, phù hợp nhu cầu thưởng thức văn hóa của nhân dân.

Truyền thuyết về điệu Then và cây đàn Tính 

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một chàng trai khỏe mạnh tên là Xiên Cần, chàng trai này rất thích hát. Chàng đã lớn tuổi nhưng vì nhà nghèo và ăn quá khỏe nên không lấy được vợ. Một ngày nọ, Xiên Cần bắc các bậc đá lên hỏi trời, tức mẹ Hoa. Mẹ Hoa liền cho chàng một cây đàn tính có 7 dây, làm từ 7 sợi tóc của một nàng tiên. Chàng đánh đàn, lập tức hiện lên thành quách, thóc lúa đầy đồng và cả một thiếu nữ xinh đẹp chấp nhận làm vợ Xiên Cần.

Nhưng chớ trêu thay, tiếng hát của chàng và tiếng đàn lại làm mọi người say đắm, bỏ bê việc đồng áng. Mẹ Hoa thấy vậy liền xuống trần thu lại 7 sợi tóc của nàng tiên và đưa cho Xiên Cần 3 sợi dây tơ tằm có tên gọi dây mẹ (tượng trưng cho đất nước đẹp giàu), dây anh (dây trầm cho sức mạnh giữ nước), dây em (dây bổng chính là tình yêu đôi lứa). Và từ đấy, người Tày chơi đàn Tính bằng 3 dây. Nhưng điều đặc biệt ở cây đàn Tính của người Tày ở Bình Liêu là chỉ có 2 dây.

Nghệ nhân dân gian hát then Hoàng Thị Viên
 Nghệ nhân dân gian hát then Hoàng Thị Viên
Nói đến đàn Tính là phải nhắc đến làn điệu hát Then. Hát Then của người Tày ở Bình Liêu phát triển mạnh nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, góp phần tích cực động viên con em dân tộc Tày lên đường đánh giặc cứu nước. 

Sau ngày giải phóng đất nước đến nay, Bình Liêu vẫn duy trì và phát huy tốt tục hát Then, đàn Tính tại Cốc Lồng, Bản Pạt, Cáng Bắc (xã Lục Hồn); Piêng Mùng, Nà Khau, Đồng Long, Piêng Tắm (Đồng Tâm); Khe Lánh (Vô Ngại); Chang Nà, Nà Pạt, Pắc Liềng (Tình Húc); Khu Bình Công I, Bình Công II (thị trấn Bình Liêu)...

Nghệ nhân dạy hát then với chiếc đàn Tính
Nghệ nhân dạy hát then với chiếc đàn Tính

Nghệ nhân dân gian Hoàng Thị Viên (SN 1957, ở thôn Nà Làng, xã Tình Húc, huyện Bình Liêu), người vẫn còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa hát Then kể: “Từ nhỏ, tôi đã được nghe chú ruột của mình hát Then và đánh đàn Tính. Dần dần câu hát với tiếng đàn Tính đã ăn sâu vào tâm trí và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Sau đó tôi đi tham gia đội văn nghệ, đi biểu diễn hát Then trong làng, ngoài xã”. Cứ 3 năm một lần, các nghệ nhân hát Then lại tiến hành nghi thức Lẩu Then để truyền lại kỹ năng cho mọi người.

Cùng với sự phát triển du lịch cộng đồng, hát Then cũng được các nghệ nhân chế tác thêm lời mới, cải tiến nhạc dễ thực hành hơn trong cuộc sống và biểu diễn sân khấu. Cùng với đó, nội dung của các bài hát Then phản ánh sinh hoạt, tình cảm, hơi thở cuộc sống của đồng bào gắn liền với thiên nhiên miền núi, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, văn minh, nhằm phục vụ đông đảo nhân dân, khách du lịch khi đến tham quan Bình Liêu đặc biệt tìm hiểu về nền văn hóa hát then của đồng bào dân tộc Tày. 

19 vị Tiên Công và điệu hát đúm 

Hát đúm xuất hiện ở Hà Nam, thị xã Quảng Yên, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Tương truyền, năm 1434 có 19 vị Tiên Công ở phường Kim Liên, Thăng Long (nay là Hà Nội) vâng chiếu chỉ của vua mở rộng kinh thành, xuôi xuống vùng bãi bồi, họ thấy tiếng ếch kêu, biết là có nước ngọt… 19 vị này đã quai đê, lấn biển lập nên làng xã nơi đây. Và cũng trong thời kỳ này, những câu hát đúm ra đời và cứ thế được bảo tồn duy trì từ đời này sang đời khác.

Bà Phạm Thanh Quyết, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát đúm thị xã Quảng Yên cho biết, hát đúm hay còn gọi là hát ghẹo, hát đối đáp, hát tụm năm tụm ba. Nó được bắt nguồn từ những câu nói giản dị hàng ngày, trong lúc lao động sản xuất và được nhân dân biến tấu có vần điệu, sau đó được hát ngân nga thành những giai điệu ngọt ngào. 

Hát đúm là di sản văn hóa phi vật thể cần được gìn giữ
Hát đúm là di sản văn hóa phi vật thể cần được gìn giữ

Hát đúm thuộc loại hình ca dao, dân ca và chỉ duy nhất một làn điệu, không có nhạc đệm. Lời hát do dân gian sáng tác và truyền miệng từ nhiều đời, mỗi đời thêm bớt, sửa sang một chút và chủ yếu được đặt theo thể lục bát, “lục bát song thất” hay lục bát biến thể. Nhưng có lúc lại được biến tấu thành thể thơ tự do nhằm chuyển tải được ý của người hát.

Nội dung hát đúm rất phong phú, đa dạng như hát chào, hát hỏi, hát gặp, hát đố…mỗi nội dung ứng với một hoàn cảnh cụ thể nhất định. Nhưng khi hát phải sao cho tình tứ bởi hát đúm như hoa đồng cỏ nội, dịu dàng giản dị như bản tính người dân quê thôn dã, đậm chất trữ tình, phản ánh tình cảm thương yêu của lứa đôi. Nhiều bài hát có lời lẽ nôm na, mộc mạc thậm chí thất vận, thất luật nhưng nội dung vẫn đậm đà, nhiều khi lãng mạn làm chúng ta mãi mãi trân trọng, giữ gìn.

Hát đúm thời nay xúc tích hơn, người tham gia được thi thố tàng năng, mở bầu tâm sự gửi vào khúc hát giao duyên, khúc hát lao động sản xuất. Với vùng đất Hà Nam, thị xã Quảng Yên, hát đúm đã trở thành một di sản văn hóa phi vật thể, một sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hóa cần được bảo tồn và phát huy các giá trị trong kho tàng dân ca vùng biển Quảng Ninh. 

Di sản phi vật thể Hát nhà tơ – hát múa cửa đình

Hát nhà tơ - hát múa cửa đình là di sản văn hoá phi vật thể ở tỉnh Quảng Ninh tồn tại hàng nghìn năm, gắn liền với lịch sử của quá trình hình thành và phát triển cư dân ở các làng xã ven biển, đảo và vùng biên giới từ Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà, TP Móng Cái.

Hát cửa đình là di sản văn hóa phi vật thể
Hát cửa đình là di sản văn hóa phi vật thể

Đây là một loại hình được coi là một biến thể, một “mảnh vỡ” đáng quý nằm trong số 46 làn điệu của ca trù Việt Nam. Tuy nhiên, khác với ca trù, Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình coi trọng múa hơn rất nhiều. Không gian tồn tại hẹp hơn ca trù nhưng không gian diễn xướng của Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình lại rộng mở hơn. Nét đặc trưng độc đáo của thể loại này là cùng với hát đứng, hát đi đông người và luôn có múa, vai trò của trống cái, của xênh kết hợp với trống con và phách được phát huy rất nhiều tạo sự phong phú, đa dạng và không khí tưng bừng của lễ hội tại cửa đình.

Hát nhà tơ – Hát múa cửa đình được xem là lối hát thờ thần, phục vụ việc tế tự ở đình làng, làm tăng thêm phần trang nghiêm thành kính trong việc thờ cúng những vị Thần – Thành hoàng đó. 

Với mong muốn lưu giữ những nét đẹp từ làn điệu hát, múa này, Quảng Ninh đã thành lập 4 câu lạc bộ, mỗi câu lạc bộ có từ 10 đến 25 người để truyền dạy loại là loại hình âm nhạc bác học trên.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.