"Đám mây phóng xạ Nhật không bay về Việt Nam"

TS.Ngô Đặng Nhân, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, cho biết, đám mây phóng xạ hình thành sau sự kiện của nhà máy điện số 1 Fukushima đi lên phía Đông Bắc ra biển và “không có xu thế bay xuống khu vực ở Việt Nam”.

TS.Ngô Đặng Nhân, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, cho biết, đám mây phóng xạ hình thành sau sự kiện của nhà máy điện số 1 Fukushima đi lên phía Đông Bắc ra biển và “không có xu thế bay xuống khu vực ở Việt Nam”.

Không có sự bất thường

Theo kết quả của trạm quan sát phóng xạ ở khu vực Đông Bắc nước ta thì “không có sự cố bất thường ở khu vực”. Ngoài ra, Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt và Viện Nghiên cứu kỹ thuật hạt nhân có đo mẫu phóng xạ trong không khí cũng không phát hiện số liệu bất bất thường. Đến nay, “trên lãnh thổ Việt Nam chưa có ảnh hưởng bởi sự cố tại Nhật Bản”.

Ngay sau khi Nhật Bản xảy ra động đất, Bộ trưởng Bộ KH-CN Hoàng Văn Phong đã thành lập tổ công tác gồm đại diện Viện Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn bức xạ hạt nhân và Cục Năng lượng nguyên tử trực tiếp trao đổi với đại diện Công ty Phát triển điện hạt nhân quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam, các chuyên gia trong nước và quốc tế để kịp thời nắm bắt, xử lý thông tin đảm bảo cung cấp thông tin cho các ngành, các cấp và xã hội kịp thời và chính xác về sự cố nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima.

Tổ công tác đã hoạt động liên tục từ khi động đất, sóng thần xảy ra tại Nhật Bản. Hôm 15/3, Bộ cũng có báo cáo Chính phủ, Thủ tướng và cơ quan chức năng về toàn bộ sự cố xảy ra tại nhà máy số 1 Fukushima. “Bộ KH-CN sẽ thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến sự cố hạt nhân của Nhà máy điện số 1 Fukushima  trên các phương tiện truyền thông đại chúng để người dân kịp thời theo dõi”, Thứ trưởng Lê Đình Tiến khẳng định.

Học khả năng ứng phó

Tuy nhiên, ông Vương Hữu Tấn - Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam – nhận định, trước sự cố của Nhật Bản, Việt Nam phải xây dựng hệ thống ứng phó khẩn cấp, trung tâm hỗ trợ ứng phó sư cố quốc gia và tại địa phương, cần đặt các trạm thông tin đo đạc phóng xạ, sớm phân tích quan trắc để sớm phát hiện sự cố, thông tin khí tượng thủy văn cũng cần phải được tăng cường. Hệ thống ứng phó khẩn cấp với sự cố hiện được xây ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM và Khánh Hòa và lắp đặt các trạm quan trắc.

Việt Nam đang bắt tay vào xây dựng nhà máy điện hạt nhân nên sự cố của Nhật Bản đã trở thành một lời cảnh báo. Rút ra bài học từ sự cố này, ông Vương Hữu Tấn cho rằng, Bộ KH-CN phải tổ chức nghiên cứu chặt chẽ, đặt các đối tác và Nhật Bản nghiên cứu tốt, kỹ lưỡng để cho các nhà máy điện của Việt Nam; đồng thời, học tập về khả năng ứng phó của người Nhật trước thảm họa này.

TS. Ngô Đặng Nhân - Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân – lưu ý, Việt Nam dù ở khu vực không nhiều khả năng phải chịu những trận động đất như Nhật Bản nhưng cũng cần đề phòng, tính toán đầy đủ trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân để đảm bảo độ an toàn cao hơn.

Bên cạnh đó, yếu tố con người trong việc vận hành các nhà điện hạt nhân cũng rất quan trọng, cần được đầu tư thích đáng để có được đội ngũ các chuyên gia giàu kinh nghiệm lý luận và thực tiễn. Ngoài ra, việc ban hành và tuân thủ nghiêm ngặt các qui định pháp luật điều chỉnh về vận hành, bảo dưỡng, xây dựng, văn hóa an toàn, không chỉ trong nhà máy mà cả với cơ quan quản lý… để đảm bảo an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân.

Bộ KH-CN đang xây dựng tiêu chí về điều kiện dừng hoạt động của nhà máy điện hạt nhân khi có động đất và xin ý kiến bộ ngành đặt ra yêu cầu cho nhà thiết kế và sẽ có giải đáp trong thời gian sớm…

Huy Anh - Hoàng Thủy

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.