Thông tin tại Hội nghị, đại diện Cục QLXLVPHC&TDTHPL cho biết: Năm 2023, Bộ Tư pháp phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện theo dõi THPL về quản lý, điều hành các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu và lao động, việc làm trên cả nước.
Để công tác này đạt hiệu quả, Bộ Tư pháp đã ban hành Danh mục VBQPPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, tham khảo, xây dựng Hệ dữ liệu VBQPPL của bộ, ngành, địa phương mình phục vụ công tác theo dõi THPL trọng tâm, liên ngành năm 2023. Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan tiến hành kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình THPL về các lĩnh vực quản lý điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu và lao dộng, việc làm tại 4 địa phương: Cần Thơ, Hậu Giang, Yên Bái, Phú Thọ.
Tại các bộ, ngành, địa phương, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về theo dõi THPL được quan tâm, ban hành kế hoạch theo dõi THPL trong lĩnh vực thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương mình theo đúng quy định Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình THPL (sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 32/2020/NĐ-CP).
Ông Phạm Ngọc Thắng, Trưởng phòng Phòng theo dõi thi hành pháp luật, Cục QLXLVPHC&TDTHPL, Bộ Tư pháp trình bày báo cáo. |
Về việc đảm bảo các điều kiện cho THPL, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã bố trí nguồn lực về biên chế, kinh phí để triển khai thực hiện pháp luật về quản lý giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu; lao động việc làm theo yêu cầu chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao trong Luật Giá, Bộ luật Lao động, Luật Việc làm và các VBQPPL có liên quan…
Tại địa phương, việc bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy, biên chế cho công tác này cũng được quan tâm. Công tác tuyên truyền, phố biến quy định pháp luật về quản lý giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu; lao động, việc làm được thực hiện thông qua nhiều hình thức.
Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phát biểu. |
Về việc tuân thủ pháp luật, các bộ, ngành, địa phương đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ việc vi phạm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cá nhân, tổ chức…
Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ Tư pháp nhận thấy việc THPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành còn một số tồn tại. Theo đó, quy định pháp luật hiện hành về giá một số mặt hàng như thuốc, xăng dầu, khí đốt, điện, dịch vụ khám, chữa bệnh… còn hạn chế; các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bình ổn giá chưa thực sự hiệu quả.
Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp phát biểu tại Hội nghị. |
Đối với lĩnh vực lao động, việc làm hiện còn thiếu văn bản quy định chi tiết về quản lý hoạt động của hòa giải viên lao động; quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm, độ tuổi tham gia học nghề, tập sự có sự mâu thuẫn giữa các VBQPPL điều chỉnh; quy định về thời gian thử việc, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp chưa phù hợp…
Đội ngũ cán bộ, công chức thực thi pháp luật còn thiếu về số lượng, năng lực chuyên môn chưa cao do phải kiêm nhiệm; công tác phối hợp còn hạn chế, nguồn kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác theo dõi THPL còn chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác XLVPHC tại một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, kịp thời…
Đại diện Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính phát biểu tại Hội nghị. |
Trao đổi tại Hội nghị, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề xuất, kiến nghị Chính phủ thúc đẩy xem xét sớm ban hành Nghị định quy định về tổ chức đại diện người lao động và thương lượng tập thể; đẩy mạnh công tác truyền thông về theo dõi THPL; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tình hình THPL; chú trọng bố trí nguồn lực; thúc đẩy cơ chế hỗ trợ, đối thoại, giải đáp vướng mắc về chính sách pháp luật doanh nghiệp, người lao động…Đồng thời đề xuất Bộ Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu tiếp nhận phản ánh tình hình tuân thủ pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Bộ Tài chính tăng cường phân bổ kinh phí cho công tác này.
Còn đại diện Cục Việc làm, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nêu lên nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành Luật Việc làm năm 2013 từ đó đề xuất xây dựng Luật Việc làm sửa đổi. Đại diện Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính nêu lên thực trạng công tác quản lý nhà nước về giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu và một số đề xuất, kiến nghị.
Ông Nguyễn Quốc Hoàn, Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL, Bộ Tư pháp phát biểu kết luận Hội nghị. |
Phát biểu kết luận Hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hoàn, Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL ghi nhận các kiến nghị đồng thời chia sẻ về những khó khăn của bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực theo dõi THPL nói chung, trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành nói riêng như về thể chế, biên chế, kinh phí…
“Bộ Tư pháp sẽ tổng hợp các ý kiến và xem xét kiến nghị cơ quan có thẩm quyền. Trong bối cảnh các nguồn lực tiếp tục bị cắt giảm, chúng ta cần tìm các giải pháp để đổi mới cách thức theo dõi THPL để vừa đạt kết quả, vừa phù hợp nguồn lực thực tế”, ông Hoàn lưu ý.