Đại hội cổ đông bất thường MSB: Bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị

Đại hội cổ đông bất thường MSB: Bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị
(PLVN) - Sáng ngày 25/9/2020 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường, thực hiện bầu bổ sung Thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ VI (2018 – 2021), đồng thời xin ý kiến thông qua kế hoạch bán cổ phiếu quỹ theo chương trình ESOP cho CBNV và cổ đông hiệu hữu.

Theo đó, Hội đồng quản trị MSB đã trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm ông Huỳnh Bửu Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị đã có đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân và bầu bổ sung ông Nguyễn Hoàng Linh – Tổng Giám đốc MSB hiện tại trở thành thành viên Hội đồng quản trị. Cả 2 tờ trình này đều nhận được đa số phiếu tán thành.

Ông Nguyễn Hoàng Linh có 22 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đã gắn bó, đồng hành 18 năm cùng MSB. Ông Linh từng giữ nhiều vị trí quan trọng như Phó Tổng Giám đốc MSB – Tổng Giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó Tổng Giám đốc MSB phụ trách Khối Chiến lược, Tổng Giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Ông Linh cũng có những đóng góp quan trọng khi trực tiếp chỉ đạo Khối Chiến lược triển khai Dự án Tái cấu trúc và Xây dựng Định hướng Chiến lược phát triển 05 năm 2018 – 2023 dưới sự tư vấn của McKinsey. 

Ông Nguyễn Hoàng Linh (bên trái),Tổng Giám đốc MSB hiện tại trở thành thành viên Hội đồng quản trị
 Ông Nguyễn Hoàng Linh (bên trái),Tổng Giám đốc MSB hiện tại trở thành thành viên Hội đồng quản trị

Trong 8 tháng đầu năm 2020, với vai trò là Tổng Giám đốc, ông Linh đã dẫn dắt MSB bứt phá vượt bậc trong kết quả kinh doanh khi tổng tài sản cán mốc gần 162 nghìn tỷ - tăng trưởng 3.3% so với cuối năm 2019 và đạt hơn 95% kế hoạch 2020 đã được ĐHCĐ thông qua, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế trên 1.404 tỷ đồng, đạt gần 98% kế hoạch của cả năm 2020 (1.439 tỷ đồng) , lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.205 tỷ đồng, bằng 115% tổng lợi nhuận sau thuế của cả năm 2019. Các chỉ số nợ xấu và hệ số an toàn vốn đều đảm bảo tuân thủ với luật định và cam kết với cổ đông.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Hội đồng quản trị MSB nhiệm kỳ VI (2018 – 2021) vẫn có 6 thành viên, đảm bảo điều lệ của Ngân hàng cũng như Nghị quyết Đại hội cổ đông lần thứ 26.

Một nội dung khác được báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại phiên họp là MSB đang tiến hành việc nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu MSB tại Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE). Đây là những nỗ lực, thể hiện sự quyết tâm của Ban Lãnh đạo MSB khi từng bước hoàn thiện kế hoạch 2020 trước sự biến động của nền kinh tế cũng như tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Cũng tại Đại hội, MSB đã trình xin ý kiến cổ đông về phương án thưởng/bán cổ phiếu quỹ và kế hoạch sử dụng vốn. Trong đó, Hội đồng quản trị MSB dự kiến sử dụng một phần trong tổng số cổ phiếu quỹ Ngân hàng đang nắm giữ (dự kiến tối đa 18 triệu cổ phần) để thưởng và/hoặc bán cho người lao động nhằm gia tăng sự gắn kết của nhân sự với Ngân hàng, số lượng cổ phiếu quỹ còn lại (khoảng trên 82.5 triệu cổ phiếu) có thể được sử dụng để bán tiếp cho cổ đông hiện hữu để huy động thêm nguồn lực cho MSB.

Ngoài ra, liên quan tới hình thức họp Đại hội cổ đông, MSB đã trình phương án bổ sung hình thức họp trực tuyến do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và nhận được đa số sự ủng hộ. Theo đó, Hội đồng quản trị được quyết định hình thức họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử phù hợp khác dựa trên tình hình và điều kiện thực tế, đồng thời có trách nhiệm xây dựng quy định hoặc bổ sung nội dung này vào Quy chế quản trị nội bộ của MSB.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.