Đại học Việt Nam... lọt sổ

Đại học Việt Nam... lọt sổ
Theo bảng xếp hạng thường niên các trường đại học châu Á do tạp chí Times Higher Education vừa công bố, Việt Nam không có trường nào lọt vào danh sách

Đứng đầu bảng xếp hạng thường niên các trường đại học (ĐH) châu Á mà tạp chí Times Higher Education công bố là Trường ĐHQG Singapore, tiếp theo là ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh (cùng của Trung Quốc).

Giáo dục ĐH Việt Nam đang ở đâu?

Đặc biệt, năm nay Hồng Kông có tới 3 trường ĐH nằm trong tốp 10 trường xuất sắc nhất châu Á, gồm: Trường ĐH Hồng Kông (xếp thứ 4), ĐH Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (xếp thứ 5) và Trường ĐH Trung Quốc của Hồng Kông (xếp thứ 7, lần đầu tiên lọt tốp 10). Hàn Quốc cũng có 2 trong số 10 đại diện hàng đầu.

Trước đó, theo kết quả xếp hạng năm 2017 khu vực châu Á được Tổ chức xếp hạng QS công bố hồi tháng 10-2017, có 5 trường ĐH của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng này. Năm 2017, bảng xếp hạng ĐH châu Á mở rộng từ 350 đến 400 trường, trong đó 250 trường thuộc tốp đầu được xếp theo thứ hạng và 150 trường còn lại được xếp vào các nhóm 251-260, 261-270… 351-400.

Đại học Việt Nam... lọt sổ - Ảnh 1.

ĐHQG Hà Nội xếp hạng 139 trong bảng xếp hạng QS năm 2017

Dù bảng xếp hạng được mở rộng nhưng so với năm 2016, Việt Nam vẫn chỉ có 5 trường góp mặt. Trong đó, ĐHQG Hà Nội dẫn đầu nhưng xếp hạng thứ 139. Các vị trí tiếp theo là ĐHQG TP HCM (tăng từ vị trí 147 lên 142), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (tăng từ nhóm 301-350 lên nhóm 291-300), Trường ĐH Cần Thơ (từ nhóm 251-300 xuống nhóm 301-350) và ĐH Huế (từ nhóm 301-350 xuống 351-400).

Nhìn vào những bảng xếp hạng này có thể thấy vị trí của các trường ĐH Việt Nam rất khiêm tốn. Thực tế này khiến nhiều người băn khoăn, vì lý do gì mà các trường ĐH Việt những năm qua được bổ sung một lượng giảng viên là GS, PGS, tiến sĩ lại có thứ hạng thấp, thậm chí là hoàn toàn không có tên trong các bảng xếp hạng ĐH châu Á? "Giáo dục ĐH Việt Nam đang ở đâu?" là câu hỏi mà nhiều người đặt ra và đi tìm câu trả lời.

Dưới mức trung bình của thế giới!

Nói về sự phát triển vượt bậc của Trường ĐH Thanh Hoa, lãnh đạo trường này cho biết năm nay Thanh Hoa có lượng bài báo khoa học xuất bản cao hơn ĐH Bắc Kinh, đồng thời thu nhập của các nghiên cứu viên cũng tăng cao hơn.

Ông Li Jinliang, Hiệu trưởng Văn phòng Hợp tác Quốc tế của ĐH Thanh Hoa, cho hay trường đã "ban hành một loạt cuộc cải cách toàn diện kể từ năm 2012, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của trường trong bối cảnh toàn cầu". Ông cho biết thêm, các nghiên cứu hiện nay của trường tập trung vào nghiên cứu chéo, hội nhập các công nghệ quốc phòng và dân sự, nghiên cứu tiên tiến và thương mại hóa các tiến bộ công nghệ. Đồng thời, trường đã "vượt ra khỏi biểu đồ trong giáo dục tiên tiến", bằng cách thay đổi cách thức phân loại ngành học cho việc nhập học ĐH và "tăng cường giáo dục tự do".

Trả lời câu hỏi tại sao các trường ĐH Việt Nam ít có tên trong các bảng xếp hạng, GS Đào Trọng Thi, nguyên Giám đốc ĐHQG Hà Nội, cho rằng việc này là bình thường, vì không phải trường nào cũng hào hứng tham gia việc xếp hạng. "Muốn tham gia những bảng xếp hạng này phải có thời gian chuẩn bị và thực tế là không phải bảng xếp hạng nào cũng thực chất" - GS Thi nói.

Trong khi đó, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ Giáo dục và Đào tạo, không ngại ngần cho rằng chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam đang ở dưới mức trung bình chứ không phải là trung bình của thế giới. "Với chất lượng như vậy thì rất nhiều trường biết rằng mình có tham gia xếp hạng cũng chẳng được, nên họ không hào hứng với việc xếp hạng này" - TS Khuyến thẳng thắn nói.

Chia sẻ thêm về chất lượng giáo dục ĐH hiện nay, GS Đào Trọng Thi cho rằng tỉ lệ GS, PGS, tiến sĩ của các trường hiện nay chưa phải là nhiều. "Các trường ĐH lớn trên thế giới đều có khoảng 60% giảng viên là GS, PGS, số còn lại là tiến sĩ, trong khi ở các trường của ta thì rất thấp. Ngay cả trường lớn là ĐHQG Hà Nội thì tỉ lệ này cũng chưa đến 20%" - GS Đào Trọng Thi nói.

Phong GS, PGS không đúng người

GS Đào Trọng Thi trao đổi thẳng thắn, thiếu về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên cũng có nhiều vấn đề. Cái yếu của chúng ta là nhiều GS, PGS không đạt chuẩn so với yêu cầu và khoảng cách thì còn xa so với thế giới. GS phải là người đạt chuẩn chuyên môn, có đủ năng lực để thực hiện việc giảng dạy chất lượng cao cũng như nghiên cứu khoa học. Thời gian qua, các GS của chúng ta thiếu những tiêu chí đó.

"Tôi thấy có điều lạ là những điều thế giới cần thì Việt Nam lại không quan tâm mà chỉ quan tâm đến hình thức, số lượng, thủ tục. Đối chiếu những tiêu chuẩn của Việt Nam thì nhiều nhà khoa học lớn của Việt Nam đang làm việc trên thế giới đều…trượt. Tôi thấy chức danh GS, PGS được phong cho không đúng người, có những người rất bình thường thì lại được phong, trong khi những người giỏi thì lại không đáp ứng được yêu cầu không giống ai của mình" - GS Đào Trọng Thi nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).