Đại dịch COVID-19: Số cuộc gọi đến tổng đài bảo hộ công dân tăng gần 200%

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
(PLVN) - Do đại dịch COVID-19, nhu cầu bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài lớn chưa từng có, với số cuộc gọi đến tổng đài bảo hộ công dân tăng gần 200%. Chính phủ đã triển khai trên 260 chuyến bay để đưa 73.000 công dân tại 59 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới về nước an toàn.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ thông tin trên với các phóng viên, nhà báo trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí thường niên, diễn ra sáng 24/12.

Theo Phó Thủ tướng, tình hình thế giới biến động nhanh chóng, đặc biệt đại dịch COVID-19 tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội, chính trị, kinh tế và đối ngoại, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị, Việt Nam thực hiện tốt "nhiệm vụ kép" vừa kiềm chế được dịch COVID-19, vừa giữ vững môi trường ổn định và phát triển kinh tế, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương.

Bên cạnh những chuyến thăm của lãnh đạo, quan chức cấp cao các nước đến Việt Nam, đã có trên 33 cuộc điện đàm trực tuyến của lãnh đạo cấp cao của Việt Nam với hầu hết các đối tác quan trọng trên thế giới, cũng như các nước trong khu vực.

Về đa phương, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho hay, các nước trong và ngoài khu vực đều chia sẻ, đánh giá Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA, cũng như năm đầu tiên là Thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ), với những kết quả cụ thể như tiếp tục củng cố sự gắn kết, đoàn kết cũng như vai trò trung tâm của ASEAN, thời đóng góp vào giải quyết những vấn đề trong khuôn khổ HĐBA.

Với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã đưa ra chủ đề đúng đắn, đó là “Gắn kết và chủ động thích ứng” nhằm tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN và thúc đẩy từng nước thành viên, cũng như cả khối thích ứng nhanh chóng với tình hình bên ngoài. Hoàn tất toàn bộ nội dung đề ra của năm Chủ tịch ASEAN với việc thông qua trên 80 văn kiện, trong đó tập trung vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN, đánh giá kiểm điểm giữa kỳ Kế hoạch tổng thể ASEAN, rà soát lại Hiến chương ASEAN, và xây dựng tầm nhìn cho ASEAN sau 2025.

ASEAN đã thông qua 28 sáng kiến do Việt Nam đề xuất, cho thấy những sáng kiến của Việt Nam đáp ứng được sự quan tâm chung của ASEAN.

ASEAN chứng tỏ khả năng thích ứng nhanh với tình hình dịch COVID-19, thể hiện qua việc tổ chức các hội nghị đặc biệt của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác để ứng phó với COVID-19; chính thức vận hành Quỹ ASEAN ứng phó với COVID-19, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN, hoàn thành xây dựng Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai; lập Trung tâm ASEAN ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi.

Đặc biệt, ASEAN cũng đã chuyển đổi nhanh chóng phương thức hoạt động trên tất cả các trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế, và văn hóa-xã hội, thể hiện qua việc tổ chức trên 550 cuộc họp trực tuyến, trong đó có 20 cuộc họp cấp cao, 70 cuộc họp cấp bộ trưởng.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã đề xuất những nội dung mới trong chương trình nghị sự của ASEAN, như nêu cao vai trò của phụ nữ trong hòa bình và an ninh, hay tăng cường kết nối ASEAN với các tổ chức tiểu khu vực như hợp tác Mekong.

Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam mong muốn ASEAN tiếp tục gắn kết, đoàn kết và đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực để bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho các nước thành viên phát triển thịnh vượng.

Thúc đẩy đồng thuận trong HĐBA LHQ

Việt Nam đảm đương cương vị Thành viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ thứ hai với tâm thế lớn lao và vững vàng sau khi trúng cử với số phiếu cao kỷ lục trong lịch sử HĐBA, điều đó thể hiện các nước đặt lòng tin vào Việt Nam.

Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực và hiệu quả trong thúc đẩy đồng thuận tại HĐBA LHQ để giải quyết những vấn đề của khu vực và thế giới, trên nguyên tắc bảo đảm độc lập, tự chủ, tôn trọng luật pháp quốc tế và lợi ích của các nước trên thế giới.

Với vai trò Chủ tịch ngay trong tháng đầu tiên, Việt Nam đã thúc đẩy tổ chức phiên họp mở của HĐBA LHQ về việc tăng cường thực thi Hiến chương LHQ với sự tham dự đông đảo nhất trong vài năm qua tại HĐBA LHQ; HĐBA với một tổ chức khu vực là ASEAN, cũng như phát huy vai trò và hình ảnh của ASEAN tại LHQ.

Bên cạnh đó, chúng ta đã thúc đẩy những ưu tiên của Việt Nam, trong đó có vai trò của phụ nữ với hòa bình, an ninh thông qua việc tổ chức hội nghị toàn cầu vừa trực tiếp vừa trực tuyến, với sự tham gia của nhiều nước, nhiều diễn giả và đặc biệt Cam kết hành động Hà Nội được 30 nước đồng tác giả thông qua.

Ngoài ra, lần đầu tiên trong lịch sử tham gia LHQ, Việt Nam dự thảo và đưa ra thông qua tại LHQ lấy ngày 27/12 là Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh, với 106 nước đồng tác giả - một con số rất kỷ lục, đánh dấu sự vươn tầm của đối ngoại Việt Nam trên diễn đàn quốc tế.

Duy trì hòa bình, ổn định là mục tiêu xuyên suốt

Đề cập đến những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, mục tiêu xuyên suốt là duy trì môi trường hòa bình và ổn định, bảo vệ độc lập, chủ quyền biển đảo của đất nước.

Đối ngoại sẽ tiếp tục củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước, các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các nước láng giềng bằng những phương thức mới đạt hiệu quả cao.

Chủ động hội nhập quốc tế,thực hiện tốt trọng trách tại HĐBA, phát huy kết quả đạt được của năm Chủ tịch ASEAN 2020, tận dụng hiệu quả cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do…

Phó Thủ tướng khẳng định công tác bảo hộ công dân cũng sẽ tiếp tục là một trong những trọng tâm trong năm tới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện chưa kể về lần hát 'hụt' ở Trường Sa

Nghi thức thả lễ, vòng hoa tại Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Nhận được lời bài thơ qua tin nhắn điện thoại vào đêm trước khi tàu KN 491 rời cảng, nghệ sĩ Lại Hồng Toan (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định) không giấu được cảm xúc. Những giai điệu chèo quen thuộc như hòa quyện với lời thơ suốt hải trình đến với Trường Sa…

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ
Hàng triệu trái tim người con đất Việt và đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, với niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trên khắp các tuyến phố Hà Nội - cung đường đoàn tang lễ đi qua, người dân kính cẩn tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi Người yên giấc ngàn thu tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Hôm nay (26/7), ngày thứ hai Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cộng sản chân chính, nhà văn hóa lớn, người học trò rất xuất sắc, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối ưu tú của Đảng và đất nước; là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…
(PLVN) - Trên ấn phẩm đặc biệt Xuân Canh Tý 2020 của Báo Pháp luật Việt Nam với tiêu đề “Pháp quyền nở hoa”, Ban Biên tập quyết định lựa chọn phương án trang bìa là ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với mái tóc bạc trắng quen thuộc và nụ cười ấm áp, hiền từ…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành trọn niềm tin yêu, kỳ vọng vào thế hệ trẻ. (Ảnh minh họa: Dương Triều)
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái, một nhà lãnh đạo có tầm, có tâm và giàu tình cảm, Người đã dành hết đời mình cho sự nghiệp cách mạng, đến những ngày tháng cuối cùng…

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), từ 7h hôm nay - 25/7. Các đoàn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành; các đoàn nước ngoài cùng đông đảo Nhân dân các địa phương và du khách nước ngoài thành kính viếng Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Nhân dân thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
(PLVN) - Trên các cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong 3 nhiệm kỳ giữ trọng trách người đứng đầu Đảng ta, một trong những vấn đề luôn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đau đáu là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ông đã có đóng góp to lớn trong việc phát triển, hoàn thiện mô hình Nhà nước mà ở đó tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Thấm nhuần tâm nguyện của Tổng Bí thư về đổi mới hoạt động và tổ chức của Quốc hội

Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 16/7/2024. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ xúc động, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời bày tỏ quyết tâm xây dựng một Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm.

Bộ đội Biên phòng Hải Phòng khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cát Bà – ngày 10/7/2013.
(PLVN) - Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã luôn đoàn kết, đồng lòng, triển khai toàn diện, đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới biển, đảo, cửa khẩu cảng...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 24/7, Đoàn đại biểu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ và Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tỉnh Ninh Bình; thăm, tặng quà Trung tâm Điều dưỡng Thương binh huyện Nho Quan và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công trên địa bàn huyện Yên Mô và Thành phố Ninh Bình. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của sự hòa quyện giữa mẫu mực về đạo đức và kiệt xuất về tài năng. Trên nhiều phương diện, Tổng Bí thư thể hiện sự uyên bác về trí tuệ và hiệu quả thực tiễn, vươn lên tầm vóc nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.