Đà Nẵng tăng tốc xét nghiệm theo nhóm

Đà Nẵng phong tỏa khu vực lấy mẫu xét nghiệm.
Đà Nẵng phong tỏa khu vực lấy mẫu xét nghiệm.
(PLVN) - Ngày 5/8 Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng bắt đầu xét nghiệm nCoV theo nhóm 3 - 5 người cùng gia đình để đẩy nhanh tiến độ truy vết người bệnh. Theo ông Thơ, các cơ quan chuyên môn đã bàn kỹ cách xét nghiệm trên và thấy phù hợp, nên áp dụng trên địa bàn thành phố.

Chạy đua từng giây

Theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, các nhóm 3 - 5 người sẽ được lấy mẫu chung một ống để xét nghiệm; nếu có kết quả dương tính với nCoV thì xét nghiệm lại từng mẫu để tìm người nhiễm. Cách làm này giúp đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm mà vẫn đảm bảo kết quả.

“Xét nghiệm theo nhóm không phải lấy 5 ống rồi trộn vào, vì như thế thể tích tăng lên gấp 5 lần, nồng độ có thể bị giảm, gây âm tính giả. Các nhóm sẽ được lấy mẫu cùng lúc và cho chung vào một ống”, ông Thạnh giải thích thêm và cho biết trước khi thực hiện, nhân viên y tế sẽ được tập huấn, hướng dẫn cụ thể.

Từ ngày 25/7 đến 3/8, Đà Nẵng đã lấy 19.634 mẫu xét nghiệm, trong đó 13.756 mẫu có kết quả âm tính với nCoV. Thành phố đang đặt mục tiêu xét nghiệm 10.000 mẫu trên ngày khi huy động 5 cơ sở tham gia, gồm cả quân đội và công an.

Chiến lược chống dịch của Đà Nẵng trong giai đoạn này là xét nghiệm, truy vết, cách ly, phong toả, dập dịch. Những công việc này đang được thực hiện quyết liệt để “giải quyết dịch lây lan trong cộng đồng”.

Xác định xét nghiệm là chiến lược cực kỳ quan trọng hiện nay, những ngày qua Bộ Y tế liên tục hỗ trợ Đà Nẵng về nhân lực và trang thiết bị xét nghiệm. Ngay sau khi thành phố ghi nhận ca Covid-19 đầu tiên, Phó giáo sư Nguyễn Lê Khánh Hằng, Phó trưởng khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, được điều động vào Đà Nẵng, nhiệm vụ là Phó đội trưởng Đội Xét nghiệm. 

Theo Phó giáo sư Hằng, xét nghiệm để xác định trường hợp dương tính sớm là một trong những mắt xích quan trọng, hạn chế dịch lây lan ra cộng đồng cũng như giúp cơ quan chức năng sớm có các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh.

Đội Xét nghiệm đã cùng CDC Đà Nẵng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur Nha Trang, Pasteur TP HCM mỗi ngày xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm để tìm ra trường hợp dương tính với nCoV. Số mẫu xét nghiệm đang tăng đột biến từng ngày. 

Đội xét nghiệm hoạt động tại Đà Nẵng gồm 3 nhóm chính gồm:

Nhóm 1: Triển khai truy vết về kháng thể, truy vết những trường hợp từng nhiễm Covid-19 hay chưa bằng phương pháp huyết thanh học (phương pháp elisa). Số lượng mẫu thu thập khoảng 7.000, hiện đã xét nghiệm 5.000 mẫu, dự kiến có thể thu thập từ 10.000 đến 20.000 mẫu.

Nhóm 2: Gồm nhóm Viện Pasteur HCM, nhóm xét nghiệm của Bệnh viện Bạch Mai làm việc tại phòng xét nghiệm chẩn đoán sinh học phân tử và chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Nhóm 3: Nhóm thực hiện trực tiếp tại CDC Đà Nẵng tiến hành xét nghiệm sinh học phân tử để xác định những ca đang nhiễm nCoV, từ đó có biện pháp cách ly, điều trị kịp thời. Nhóm có sự tham gia trực tiếp của Viện Pasteur Nha Trang.

Thông tin tới báo chí, bà Hằng cho biết, đội xét nghiệm tại CDC Đà Nẵng phải làm việc liên tục, chạy đua từng giây, trong suốt những ngày qua bởi số lượng mẫu gửi đến tăng lên từng ngày. Ngày trước mỗi ngày xét nghiệm 500-700 mẫu, nhờ sự hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật, hệ thống máy móc tự động thì hiện tại đã thực hiện khoảng 8.000-10.000 mẫu một ngày.

Cần “chiến lược xét nghiệm”

Trước thông tin thành phố Đà Nẵng tiến hành áp dụng phương pháp gộp nhóm xét nghiệm Covid-19, PGS,TS Lê Thị Quỳnh Mai - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết việc áp dụng phương pháp này đang được Bộ Y tế nghiên cứu xây dựng quy trình để đưa vào thực hiện sớm nhất.

Trao đổi với TTXVN, bà Mai cho biết: “Chúng ta gộp như thế nào? Cách tiến hành với những đối tượng nào? Những đối tượng nào có thể gộp được? Vấn đề này đang được xây dựng một quy trình để có thể thực hiện một cách sớm nhất”.

Phương pháp gộp nhóm xét nghiệm Covdi-19 là sử dụng mẫu xét nghiệm của 3-5 người đưa vào cùng một ống để xét nghiệm. Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ xét nghiệm lại từng mẫu một, nhằm xác định đúng đối tượng.

Nhiều nơi trên thế giới đã có những bài báo công bố về cách làm thế nào để gộp mẫu xét nghiệm Covid-19 với điều kiện phải xét nghiệm với số lớn. Vì vậy, Việt Nam cũng có những chuẩn bị bước đầu cho tình huống phải xét nghiệm quá nhiều.

Bên cạnh đó, ngành Y tế cần có chính sách, chiến lược xét nghiệm để đảm bảo hiệu quả, nhất là chất lượng của xét nghiệm, tiếp đến phải tiết kiệm nhân lực, sinh phẩm hóa chất, các vật tư tiêu hao cũng như nguồn dự trữ để có thể làm việc lâu dài. Vì vậy, việc gộp mẫu cũng đã được đặt ra xem xét và nghiên cứu.

Theo bà Mai, với phương pháp gộp nhóm xét nghiệm Covid-19, ngành Y tế đã có thử nghiệm. Qua thử nghiệm cho thấy kết quả của việc gộp mẫu xét nghiệm và xét nghiệm đơn lẻ hầu như không có sự khác biệt, chỉ khác về vấn đề thời gian.

Bà nhận định bất kỳ một chiến lược nào cũng cần phải suy xét từng điều kiện mới tiến hành thực hiện. Với thành phố Đà Nẵng, tùy đối tượng để áp dụng phương pháp này. Với những trường hợp bệnh nhân nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 cần thiết phải cách ly thì không nên áp dụng và phải làm từng mẫu.

Việc xét nghiệm rộng ở cộng đồng nhằm kịp thời phát hiện ca nhiễm sớm nhất để tổ chức cách ly, cũng như tìm ra kháng thể xem xét dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.

Việc xét nghiệm trên diện rộng là chủ trương đúng, rất nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng, không riêng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Hiện nay, chỉ riêng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng công suất xét nghiệm đã lên đến 5.000 mẫu/ngày (trước đó chỉ 500 mẫu/ngày). 

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.