Đà Lạt đi ngang để nhớ dọc dài

Thành phố thu gọn giống như 1 con ốc sắc màu
Thành phố thu gọn giống như 1 con ốc sắc màu
(PLO) - Nhắc về Đà Lạt, không ai quên kể về những ngôi biệt thự cổ xưa vắng vẻ hơi người, những rừng thông bát ngát ngút cao nguyên, hay xứ ngàn hoa với hàng trăm loài quanh năm khoe sắc. Nhưng với tôi thì khác, tôi nhớ Đà Lạt vì cái sự quen thân, quen đến độ từng góc phố, con đường, quen đến độ, ở Hà Nội mà thấy đâu đây cao nguyên thơ mộng ấy, và ở thành phố ấy, lại ngỡ một góc Hà Nội mới được xắn lát ra, xếp đặt gọn ghẽ...

1. Có người nói với tôi, Hà Nội là một miền đất kì lạ. Đi thì nhớ mà ở thì chán. Nói xong, ông cười ha hả, mắt nhìn xa xăm, uống ngụm bia và khà một tiếng. Hình như lần nào cũng thế, ở đâu cũng thế, ở Hà Nội, ông cũng nói thế, đi xa, gọi chai bia Hà Nội, tu ực, ông cũng nói với tôi thế. Có lẽ, vì Hà Nội gắn với mỗi con người không bằng hiện tại đang sống mà Hà Nội gắn với mỗi tâm hồn bằng ký ức, hoài niệm, Hà Nội ghi dấu trong lòng mỗi chúng ta bằng những bối cảnh lạ mà quen.

Thế nên có lần tôi rảo bước ở Đà Lạt, chợt thấy bồi hồi, ngẩn ngơ, nhớ Hà Nội đến lạ lùng. Vì những gì ở nơi đây, cứ như mình đã từng thân quen lắm. Ấy là những con dốc nhỏ, những ngõ dài len lỏi nối từng dãy phố phường...

“Ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà tôi ở đó, đêm nằm nghe trong gió, tiếng sông Hồng thở than” ấy là người ta hay hát thế, nhưng không chỉ ở Hà Nội, người ta mới thấy ngõ nhỏ, phố nhỏ. Mà ở xứ mình, nơi những miền đất có bóng dáng của Tây Âu lướt qua, những con ngõ nhỏ nằm giữa hai hàng mái nhà lô nhô san sát, những con ngõ bám men men theo triền dốc của từng vỉa địa tầng đã trở thành bản sắc.

Và vô tình, những thành phố miền đồng bằng trung du, những thị trấn trên đỉnh mờ sương trắng tuyết, hay những thành phố thơ mộng giữa cao nguyên đều khoác lên giống nhau cái vẻ nhỏ nhắn đáng yêu của một thứ kiến trúc tinh tế, cầu kỳ.

Đà Lạt, thành phố cheo leo trên bờ vai của cao nguyên Lâm Đồng, thành phố với êm đềm của sương sớm, mưa đêm, của ngàn thông kỳ vĩ, cũng gợi nỗi thân quen bởi những con ngõ nhỏ đong đưa khắp các triền đồi.

Xung quanh mặt hồ Xuân Hương này mới là Đà Lạt...
Xung quanh mặt hồ Xuân Hương này mới là Đà Lạt...

Nói đến xứ mộng mơ này, có hàng trăm bài hát, và lứa thi sĩ, nghệ sĩ sinh sống ở đây cũng có đến cả mấy trăm người. Và nhắc về Đà Lạt, không ai lại quên tả hồ Xuân Hương, lại kể hồ Than Thở, hát về đồi thông, hay đắm mình trong vũ điệu núi rừng Liang Biang. Có một điều thú vị mà gần đây người ta mới để ý, rồi đăng báo ngợi ca, là Đà Lạt không có đèn đỏ!

Vì những con đường nơi này thưa vắng lắm, người dân bình lặng sống trầm mình giữa những lớp lang khách du lịch lao xao. Cái sự đi lại của dân bản xứ cũng không nhộn nhịp, chợ cũng tấp nập khách tour, bến xe cũng đầy khách bụi, và hàng quán cũng xao xát mấy gương mặt chỉ lui tới một lần.

Thế nên đến đây, đi lại giữa thành phố này bằng ôtô thì chóng vánh, xe đạp thì leo dốc mỏi chân, xe máy thì biếng nhác vòng vèo, chỉ có đi bộ mới cảm thấy được Đà Lạt, cảm thấy gót chân mình đặt lên những con đường lát gạch uốn quanh co mềm mại và biến tấu uyển chuyển thế nào.

2.Thành phố thu gọn lại thì giống như một con ốc màu sắc, từ trung tâm có 2 mặt hồ phẳng lặng, với những con đường chạy vòng quanh. Cái hồ phẳng đến nỗi, nếu đi về đêm, đứng bên này nhìn sang bên kia cứ ngỡ có một hàng đèn chìm dưới nước như hồ Gươm của Hà Nội chứ không phải bóng đèn đường phản chiếu nữa. Những con đường chạy vòng quanh, rồi lại lên một bậc triền đồi cao hơn, lại chạy vòng quanh, cứ thế, cái vòng be bé đan trong cái vòng lớn hơn, và luồn lách vào những mái nhà san sát đủ sắc màu thời gian.

Nhắc về Đà Lạt, không ai lại quên tả hồ Xuân Hương, lại kể hồ Than Thở, hát về đồi thông, hay đắm mình trong vũ điệu núi rừng Liang Biang...
Nhắc về Đà Lạt, không ai lại quên tả hồ Xuân Hương, lại kể hồ Than Thở, hát về đồi thông, hay đắm mình trong vũ điệu núi rừng Liang Biang...

Cảm tưởng những đường chạy vòng quanh ấy dài vô tận, vì cứ đi mãi lại thấy ngã ba, đi mãi lại vẫn ngã ba. Những ngã ba không giống nhau, đan đan như mắt lưới. Và con đường thì thơ mộng, lấy hết hoa cỏ ở triền đồi giăng giăng khắp thành phố, chờ đêm buông xuống, thơm nức cả ánh đèn vàng. Hoa ở nơi này như chim đậu đất lành, hình như cây tầm thường trồng ở đây cũng sẽ nảy nụ, nở hoa kiều diễm được.

Không phải vào thung lũng hoa, không cần đến cánh đồng hoa, hay bảo tàng hoa, vườn ươm hoa, mà chỉ cần lang thang những con đường dân sinh, những nơi không thu phí, hoa cũng đã bạt ngàn. Hoa ở nơi này cứ như mấy cô nàng trong đêm nhạc Gothic, đẹp mỏng manh, thanh tao giản dị nhưng hút hồn bởi sắc váy trắng tinh khôi. Những cây hoa bên đường cứ mọc tự nhiên như đồng nội, khóm khóm vịn vào nhau, buông lả lơi đám cánh mỏng phấp phơ, lủng lẳng như bầy chuông gọi gió. Khẽ buông hương, ấm hết cả mấy dải đường.

Đi bộ ở Đà Lạt là một thú vui tao nhã. Và nếu ai đến Đà Lạt hỏi tôi, tôi sẽ vẫn khuyên người ta đi bộ. Tôi vẫn nghĩ thế là thú vị khi trả chiếc xe máy mới thuê 120 nghìn/ngày ở khách sạn, còn đầy nguyên bình xăng. Đi chưa đầy 20 phút là cái thành phố này đã ở trọn trong tâm trí...

Tôi đi bộ để cảm thấy mình đang là cư dân của miền đất này, để nhắm mắt thỏa sức hít hà khí tiết trong veo mà bàn tay dang rộng. Tôi đi bộ để có thể đi từ con phố lớn này sang con phố lớn khác, bằng những con ngõ nhỏ rêu phong, xen xen với vách nhà cao hun hút, đi bộ, luồn qua những mái nhà, mỉm cười để chào bao nhiêu trẻ con, người già thân thiện.

Nắng trong, nhưng vì đây là cao nguyên nên vẫn có phần ran rát. Thành phố trên cao, không khí loãng hơn, nắng vẫn nóng được như miền Bắc, nhưng đi qua bóng cây lại mát xém đến rùng mình, hoặc nếu đang rảo bước đi, lau mồ hôi, nép vào góc râm của 1 căn biệt thự, cái lạnh chợt ùa qua như có kẻ trốn tìm.

Đi dọc Đà Lạt bằng xe máy thì miên man vòng lớn, vòng bé, nhưng đi ngang Đà Lạt, bằng đôi chân đệm gót giày cồm cộp thì lại khác, đó là những vách hang động thú vị, những con dốc thoải, với hàng trăm ngôi nhà lấp ló mái hiên, có cả tá bậc thang bé bé lên xuống bằng cửa phụ, có những con dốc xinh xinh cho cụ già dắt xe, có cả những máng mương chảy hương xà phòng róc rách. Những con ngõ nhỏ chất chứa bao cuộc sống bình dị giữa lòng thành phố lộng lẫy nên thơ này.

Đi ngang Đà Lạt, xuyên từ vỉa tầng này đến vỉa tầng khác, ngoằn ngoèo với những bậc thang nửa bước chân, người dân ở đây đi quen, đi tắt chỉ mất 12 phút để về trung tâm thay vì chạy 1 vòng xe máy. Có chăng, vì thế người Đà Lạt rất gần nhau? Và họ nghe tên nhau là nhớ, là quen, là biết mặt?

Chú bán cà phê ở giữa con dốc bảo với tôi, người ta đến Đà Lạt, chỉ mải mê lên Liang Biang, rồi thung lũng Tình Yêu, đồi Mộng Mơ, vườn hoa thành phố, biệt thự này kia... mà quên mất, xung quanh mặt hồ Xuân Hương này mới là Đà Lạt. Ừ nhỉ. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, hay Sài Gòn đi nữa, hình như đi du lịch, đi thăm thú, chúng ta đều đang bị trôi đi vào những vẻ đẹp hào nhoáng kỳ vĩ mới xây bằng công nghệ thế kỷ, còn bản sắc, còn những thứ bình bị đang sống trước mắt thì lại để vuột mất.

Tôi xoay xoay ly cà phê đá cho những giọt nước đọng nhỏ xuống đất long lanh, nhìn ông chủ quán. Ở nơi này hình như nhìn đâu cũng là nghệ sĩ. Ông chủ quán tóc dài muối tiêu, buộc loà xoà, hàng ria mỏng, lại thêm chòm râu ngắn tỉa tót rất phong tình. Mắt chú nhìn chăm chú về phía cuối con ngõ, nơi có những lượt người hối hả lướt qua cái khe hẹp rêu phong, chú huýt sáo khe khẽ một giai điệu quen tôi đã từng nghe trên đĩa nhạc ngày xưa. Đà Lạt nên thơ, lãng mạn ở đâu? Ở đây chứ đâu....

Nắng Đà Lạt trong, nhưng vì cao nguyên nên vẫn có phần ran rát
Nắng Đà Lạt trong, nhưng vì cao nguyên nên vẫn có phần ran rát

3. Con ngõ bây giờ như một ống kính dài, hút tầm nhìn kéo cả nghìn con người cứ trôi qua tầm mắt. Ở Đà Lạt, những con ngõ quanh co nối các con đường lớn với nhau, kết vòng quanh như mê cung nhân tạo, đi xe máy 1 vòng đã hết, mà đi bộ, lắt léo, nói chuyện với bao người, mà tôi vẫn đang loanh quanh ở gần trung tâm thành phố, loanh quanh, không bước sang nổi bên kia cầu.

Cái cảm giác thân quen cứ hay ùa về trong tâm trí nhiều hồi ức của tôi, lại nhớ Hà Nội rồi! Nhớ mấy con dốc nhỏ Đê La Thành chảy ùa ra hồ Ngọc Khánh, nhớ cả cái lối be bé Vạn Kiếp - Bạch Đằng, nhớ mấy cái ngõ Bạch Mai bé tẹo teo, mấy mái nhà rêu rêu chỗ Phùng Hưng, Hàng Cót.

Xa là thế, lạ là thế, nhưng lại quen là thế. Những vết tích trời Âu rơi rớt lại, nhuộm bằng màu thời gian hoen úa cả trăm năm, lại vô tình làm đất nước mình có những nét chấm phá đồng điệu rất riêng. Để đi đến đâu, cũng lắng mình thấy quen mà lạ. 

Tin cùng chuyên mục

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 - Tôn vinh 58 bộ sách đặc sắc trên các lĩnh vực

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (ảnh Hồng Ngọc).
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. 58 bộ sách, cuốn sách được nhận Giải thưởng đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực.