“Cứu tinh” giúp hàng ngàn người không quốc tịch có "quê hương”

Trong nhiều năm cư trú, làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, nghề nghiệp của họ chủ yếu là làm ruộng, làm rẫy, làm thợ, số ít người kinh doanh, buôn bán nhỏ. Đến nay, hầu hết số cư dân ấy đã thực sự hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam về mọi mặt đời sống, từ lao động sản xuất, sinh hoạt, học tập đến hôn nhân, việc làm…

Sau khi Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có hiệu lực thi hành, Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan đã ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành làm căn cứ pháp lý để giải quyết các vấn đề về quốc tịch, trong đó đáng chú ý có việc nhập quốc tịch Việt Nam cho đối tượng là người không quốc tịch theo quy định tại Điều 22. 

Các cơ quan chức năng, trong đó Bộ Tư pháp giữ vai trò chủ trì, vẫn đang tích cực triển khai thực hiện quy định trên để đảm bảo tiến độ giải quyết xong vấn đề trên vào cuối quý II năm 2012.

Trao quyết định nhập quốc tịch Việt Nam cho một số người dân tại Bình Phước
Trao quyết định nhập quốc tịch Việt Nam cho một số người dân tại Bình Phước

Văn bản “cứu tinh”

Người không quốc tịch, người không rõ quốc tịch nước nào cư trú trên lãnh thổ nước ta đã có từ lâu và tồn đọng từ nhiều năm nay. Số cư dân này chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam bộ (một số ít đã di chuyển vào TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương). Ngoài ra, còn cư trú ở một số tỉnh dọc biên giới Việt - Lào như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum, Thừa Thiên Huế… và ở một số tỉnh biên giới Việt – Trung như Hà Giang, Lai Châu, Quảng Ninh.

Trong nhiều năm cư trú, làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, nghề nghiệp của họ chủ yếu là làm ruộng, làm rẫy, làm thợ, số ít người kinh doanh, buôn bán nhỏ. Đến nay, hầu hết số cư dân ấy đã thực sự hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam về mọi mặt đời sống, từ lao động sản xuất, sinh hoạt, học tập đến hôn nhân, việc làm…

Điều kiện kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới phía Việt Nam phát triển tốt hơn so với một số tỉnh biên giới phía Lào và Campuchia nên nhiều người đã tự do di cư sang Việt Nam làm ăn sinh sống, định cư lâu dài. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, những người này cũng như các con, cháu của họ không có bất cứ một giấy tờ gì để chứng minh quốc tịch nên không thể đăng ký hộ tịch, không được cấp CMND, hộ khẩu, hộ chiếu, giấy tờ đăng ký tài sản....

Thực trạng đó không những làm cho cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn mà còn làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong việc quản lý dân cư tại địa phương, nhất là khu vực dọc biên giới. 

Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã đưa ra quy định về việc giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam đối với người không quốc tịch đã cư trú ổn định tại Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật có hiệu lực thi hành, nêu bật quan điểm tiến bộ và chính sách nhất quán của Nhà nước ta về hạn chế tình trạng không quốc tịch.

Đồng thời cũng thể hiện mối liên hệ với Điều 8 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008: “Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này”.

Sau khi Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có hiệu lực thi hành, Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan đã ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành nên việc nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định Điều 22 nói riêng được triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ và hiệu quả.

Thống kê sơ bộ kết quả gần đây của Bộ Tư pháp cho biết, hiện có tổng số 1.786 người đã được Chủ tịch Nước quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và họ đã được UBND cấp tỉnh phối hợp với cơ quan hữu quan của địa phương làm thủ tục trao bản sao Quyết định của Chủ tịch Nước.

Ngoài ra, các địa phương cũng tiến hành rà soát và báo cáo Bộ Tư pháp về số người đủ điều được nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 22 (song địa phương chưa gửi hồ sơ về Bộ Tư pháp), số người không quốc tịch cư trú dưới 20 năm, số người không quốc tịch nhưng chưa phân loại (không kể 801 hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam do tỉnh Kon Tum tiếp nhận).

“Chạy nước rút” hỗ trợ người không quốc tịch

Với Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, khoảng 2.000 người đã trở thành công dân Việt Nam và đây là cơ sở để họ làm tiếp các thủ tục giấy tờ khác như khai sinh, kết hôn, hộ khẩu, CMND, hộ chiếu, chứng nhận quyền sở hữu, đăng ký tài sản; có đầy đủ tư cách để làm nghĩa vụ công dân của họ đối với Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và hưởng các quyền công dân, đặc biệt là trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp năm 2011 vừa qua.

Đặc biệt người dân rất hoan nghênh quá trình giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch thuộc đối tượng quy định tại Điều 22 vì trình tự, thủ tục đơn giản và miễn lệ phí giải quyết cho họ, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Bà con ngày càng tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, vào chính quyền và cán bộ cơ sở, góp phần ổn định tình hình, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn và trên cả nước.

Tuy nhiên, so với Kế hoạch triển khai thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì việc giải quyết nhập quốc tịch cho những người không quốc tịch theo Điều 22 còn chậm. Bộ Tư pháp cũng đã thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm của mình, trong đó có việc chưa kịp thời xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngay sau thời điểm Luật có hiệu lực để các địa phương áp dụng. Nhưng vấn đề quan trọng hơn cả là phải có được các biện pháp tiếp tục giải quyết việc xin nhập quốc tịch Việt Nam cho họ.

Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định, thời hạn giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho những người không quốc tịch theo Điều 22 của Luật là 3 năm. Như vậy, thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam là đến hết ngày 31/12/2012. Hết thời hạn này mà những người thuộc Điều 22 của Luật không nộp hồ sơ thì việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ (nếu có nguyện vọng) sẽ được giải quyết theo quy định tại các điều 19, 20 và 21 Luật Quốc tịch Việt Nam, tức là theo thủ tục nhập quốc tịch thông thường cho người nước ngoài và người không quốc tịch.

Việc rà soát, lập danh sách, làm thủ tục nhập quốc tịch cho những người thuộc đối tượng quy định tại Điều 22 của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Do vậy, các địa phương cần chủ động đẩy nhanh tiến độ giải quyết việc này.

Để kịp thời gian nêu trên, Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp (Bộ Tư pháp) Trần Thất nhấn mạnh: Đến hết ngày 30/6/2012, các địa phương phải cơ bản hoàn tất việc thống kê, phân loại, lập danh sách, hoàn chỉnh hồ sơ, có văn bản đề xuất kèm theo hồ sơ của những người đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thuộc diện Điều 22 gửi Bộ Tư pháp để làm thủ tục trình Chủ tịch Nước xem xét, quyết định.

Ông Thất lưu ý, trong quá trình rà soát, xác định và lập danh sách những người không quốc tịch thuộc Điều 22 phải thống nhất nhận thức về đối tượng này bởi phần lớn họ không thể tự mình chứng minh hoặc xác định được tình trạng quốc tịch của bản thân. Song để được xem xét nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 22 thì những người không quốc tịch nêu trên phải có thời gian cư trú trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày 01/7/2009. Những người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ Việt Nam mà chưa đủ 20 năm thì không thuộc đối tượng Điều 22.

Về phía Bộ Tư pháp, một trong những giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Điều 22 của Luật được Bộ đưa ra là sẽ chỉ đạo triển khai “điểm” tại một số tỉnh có nhiều người thuộc Điều 22 như tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, An Giang. Nếu cần thiết, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức Nhóm công tác phối hợp đến các địa phương trên gồm Vụ Hành chính tư pháp, Cục trợ giúp pháp lý, Đoàn thanh niên.... tham gia hỗ trợ địa phương trong việc rà soát, lập danh sách, hỗ trợ bà con khai hồ sơ.

Gia Lâm

Tin cùng chuyên mục

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Đọc thêm

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).