Cuộc đời đẹp hơn vì có những "Người Việt trẻ"

Mặc những vệt nắng cuối hè hối hả dội xuống, mặc những dòng mồ hôi cứ hối hả tuôn rơi, các sinh viên Hà Nội vẫn miệt mài làm việc để thắp lên những tia hy vọng sống cho nhiều người.

Mặc những vệt nắng cuối hè hối hả dội xuống, mặc những dòng mồ hôi cứ hối hả tuôn rơi, các sinh viên Hà Nội vẫn miệt mài làm việc để thắp lên những tia hy vọng sống cho nhiều người.

1. Với nụ cười tươi rói trên môi, Lê Thị Thanh Vân (21 tuổi), sinh viên năm cuối Trường Đại học (ĐH) Bắc Hà, Phó trưởng Ban tổ chức chương trình “Người Việt trẻ” (do Viện Huyết học Truyền máu TƯ, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội và Hội Thanh niên vận động Hiến máu Hà Nội phối hợp tổ chức) vui vẻ cho chúng tôi hay, Vân và các bạn đã ấp ủ chương trình này từ tháng 8/2011.

Thanh Vân đang “tác nghiệp”
Thanh Vân đang “tác nghiệp”

Ngày 17/9 chương trình ra quân với 200 tình nguyện viện và 50 chiếc xe đạp rong ruổi đến các điểm xe buýt trên địa bàn quận Cầu Giấy và các khu ký túc xá, trường ĐH trong khu vực để tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo (HMNĐ). Chỉ trong 2 ngày (23 và 24/9) Vân và các bạn trong Chi hội 6/1 đã vận động được trên 200 người đăng ký tham gia HMNĐ.

Là một học sinh giỏi của Trường THPT Trần Phú, TP. Hải Phòng, lại rất mê công tác đoàn thể và xã hội nên Vân đã sớm biết ý nghĩa của hoạt động HMNĐ. Theo ý hiểu của Vân, hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp. Còn gì vui sướng hơn khi giọt máu đó cứu sống cho biết bao người bệnh, bạn bè và những người thân yêu của mình. Và Vân nuôi nấng quyết tâm sẽ hiến máu khi đủ tuổi. Nói là làm, sau khi đỗ vào Trường ĐH Bắc Hà, Vân đã đăng ký hiến máu lần đầu tiên vào ngày 11/4/2009, chỉ sau ngày Toàn dân HMNĐ 1 tuần, và hiến lần thứ hai trong dịp sinh nhật của CLB 6/1, đồng thời tham gia vào hoạt động HMNĐ của trường.

Với nhiệt huyết và sự tận tâm với hoạt động nhân đạo này, Vân được các anh chị trong Hội Thanh niên tình nguyện HMNĐ TP Hà Nội đào tạo làm tuyên truyền viên tham gia vận động hiến máu. Và rồi, những kinh nghiệm và thành công trong cuộc sống và công việc đã thúc đẩy cô học trò đất cảng mạnh dạn đưa ra sáng kiến thành lập Câu lạc bộ (CLB) Thanh niên vận động HMNĐ Trường ĐH Bắc Hà.

“Từ một cô gái nhút nhát, bị chúng bạn gọi đùa là “cớm nắng”, “gà Công nghiệp”, sau một thời gian tham gia hoạt dộng tuyên truyền, vận động HMNĐ, em đã trưởng thành, tự tin, mạnh dạn… Thậm chí, dám một mình về quê chơi, diễn thuyết trước đám đông hàng trăm người…”, Vân chia sẻ. Vân cũng tâm sự rất chân thành về dự định của mình rằng sau này về quê hương, Vân sẽ phối hợp với Hội chữ thập đỏ địa phương thành lập một nhóm tuyên truyền, vận động HMNĐ tại Hải Phòng, nhằm thúc đẩy hoạt động này ở Hải Phòng và các tỉnh lân cận (Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình...).

2. Cùng có chung quan điểm với Thanh Vân, cậu sinh viên năm thứ ba Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội Vũ Văn Chung (21 tuổi, ở Yên Khánh, Ninh Bình) cho biết: “Bọn em tham gia phong trào này vì nhiều lý do. Nhưng lý do lớn nhất là tình thương và trách nhiệm với cộng đồng”. Một trong những “kinh nghiệm xương máu” trong hoạt động tuyên truyền, vận động HMNĐ chính là sự kiên trì. Xác định được điều này, mặc dù rất bận rộn với việc học, làm thêm để lấy tiền ăn học, Chung vẫn sắp xếp thời gian tham gia vào hoạt động tuyên truyền, vận động HMNĐ.

Mai Ly và Chung tại chương trình “Người Việt trẻ”
Mai Ly và Chung tại chương trình “Người Việt trẻ”

Và, ngày ngày, khắp hang cùng, ngõ hẻm của khu vực Cầu Giấy đều in dấu bàn chân em và đồng đội của mình. Chung kể cho chúng tôi nghe, ngày mới đi tuyên truyền, vận động Chung cũng gặp không ít thất bại. Chung không thể quên được lần đầu tiên cùng một nhóm bạn vào Công viên Nghĩa Đô tuyên truyền, do còn quá ít kinh nghiệm, Chung đã bị từ chối thẳng thừng. Vào các khu phố vận động, em cũng bị người ta xua đuổi, thậm chí bị mắng té tát. Nhưng với sự kiên nhẫn và chịu đựng mà mình đã tôi luyện và học hỏi từ các anh chị đi trước, Chung dần tự tin, kiến thức và bề dày kinh nghiệm như hôm nay.

Và, sự thành công của Chung được ghi dấu bằng việc sau mỗi buổi diễn thuyết trên các giảng đường, hội nghị nào đó, Chung đều được các bạn đón nhận rất nhiệt thành. Mỗi lần ngừng bài phát động, những tiếng vỗ tay rào rào tán thưởng vang lên, chữ ký đồng ý tham gia hiến máu và dòng người đi HMNĐ ngày càng nhiều thêm. Bản thân Chung cũng đã hiến máu tới 4 lần và “em sẽ tiếp tục hiến máu đến khi nào sức khỏe còn cho phép, hiến máu đến khi hết tuổi hiến máu mới thôi…”, Chung tâm sự.

3. Không có đủ sức khỏe (vì bị bệnh hen từ nhỏ và cân nặng chỉ chưa đầy 40 kg) nên Nguyễn Ngọc Mai Ly (sinh năm 1992), sinh viên năm thứ 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền không tham gia hiến máu như anh Chung và chị Vân, nhưng cô sinh viên đóng góp cho hoạt động này bằng sự năng nổ, nhiệt tình, khả năng vận động và tuyên truyền của mình. Những lần đầu vào khu dân cư vận động, Ly cũng vấp phải không ít khó khăn. Tuy nhiên, với bản lĩnh của một sinh viên trẻ, Ly đã cùng các bạn trong Chi hội đến nhờ tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của phường, rồi đưa thư ngỏ của các bệnh nhân đã được cứu sống nhờ phong trào hiến máu đến từng nhà. Nhờ đó, hiệu quả của phong trào HMNĐ được nâng lên thấy rõ.

Mai Ly khoe: Đợt phát động khu phố hiến máu Trần Đăng Ninh vừa qua đã thu được tới gần 100 đơn vị máu ở khu vực Dịch Vọng, Cầu Giấy; rồi lần phát động hiến máu trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long, nhóm em cũng thu được hơn 1.000 đơn vị máu; nhận thức của người dân về hoạt động này cũng được nâng lên trông thấy. “Quan trọng là mình phải tạo được niềm tin của họ. Muốn vậy, phải tuyên truyền bằng chính tấm lòng của mình. Tốt nhất nên nói thẳng, nói thật. Nói một lần họ không hiểu được thì nói 2 lần, 3 lần , thậm chí 10 lần họ sẽ hiểu ra và ủng hộ mình…”, Ly chia sẻ.   Đoan Trang

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.