Cuộc chiến giá dầu mang lại cơ hội Vàng cho Châu Á?

Giá dầu giảm hoàn toàn là cơ hội vàng cho các nước châu Á vốn lệ thuộc quá nhiều vào nguồn dầu nhập khẩu. Ảnh: AP.
Giá dầu giảm hoàn toàn là cơ hội vàng cho các nước châu Á vốn lệ thuộc quá nhiều vào nguồn dầu nhập khẩu. Ảnh: AP.
(PLO) - Trong khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt mức trung bình còn Nhật Bản thì chìm sâu vào suy thoái kinh tế hơn dự kiến, nhà kinh tế Joseph Zveglich phát biểu tại DW về việc giá dầu giảm có thể tạo ra cơ hội vàng cho một số quốc gia châu Á.
Trong một báo cáo được công bố vào ngày 17/12/2014, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã dự báo tốc độ sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của 45 quốc gia châu Á đang phát  triển.  Tuy nhiên, sau đó ADB đã điều chỉnh lại những dự báo này.
Theo đó mặc dù các nước này vẫn nằm trong khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới nhưng tổng sản phẩm trong nước của khu vực (GDP) sẽ giảm nhẹ xuống 6,1 % trong năm 2014 so với  ước tính ban đầu 6,2 %, (và 6,2 % trong năm 2015, giảm từ mức 6.4%).
Triển vọng tăng trưởng của khu vực Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á cũng đã được điều chỉnh giảm xuống. Theo ADB, giá bất động sản sụt giảm và phản ứng dây chuyền trong lĩnh vực xây dựng của Trung Quốc sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng xuống còn 7,4 % trong năm 2014 và 7,2 % trong năm 2015.
Tuy nhiên, không có sự thay đổi nào được đưa ra đối với những dự đoán về triển vọng tăng trưởng của khu vực Nam Á và Thái Bình Dương.
Đồng thời, trả lời phỏng vấn của DW, Trợ lý kinh tế trưởng của ADB Joseph Zveglich cho rằng nhiều nước châu Á có thể thu lợi từ sự suy giảm giá dầu, bao gồm các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ.
Hơn nữa, ở những nước mà nhiên liệu được bán dưới giá thị trường, các cơ quan chức năng có thể sử dụng cơ hội này để loại bỏ những khoản trợ cấp nhiên liệu vốn có đối với giá nhiên liệu trong nước.

Joseph Zveglich là Trợ lý kinh tế trưởng tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ở Manila.
 Joseph Zveglich là Trợ lý kinh tế trưởng tại Ngân hàng Phát triển Châu Á 
(ADB) ở Manila.

- Các nước châu Á có thể được hưởng lợi như thế nào từ việc giảm giá dầu?

Điều đó phụ thuộc vào khoảng thời gian tồn tại của hiện tượng giảm giá này, nó có thể thúc đẩy tăng trưởng ở nhiều quốc gia. Những dự đoán sử dụng các mô hình dự báo toàn cầu cho thấy rằng ở một châu Á đang phát triển, nơi mà hầu hết các nền kinh tế là nhà nhập khẩu ròng dầu, có thể tăng thêm 0,5 % tăng trưởng trong năm 2015 nếu giá cả vẫn ở mức thuận lợi cho người mua.
Giảm giá dầu cũng tạo cơ hội tốt cho cải cách. Ở những nước mà nhiên liệu được bán dưới giá thị trường, các cơ quan chức năng có thể tận dụng lợi thế của sự sụt giảm giá dầu quốc tế để loại bỏ khoản trợ cấp nhiên liệu tốn kém vốn có đối với giá nhiên liệu trong nước.
Ấn Độ, Indonesia và Malaysia là những nước ví dụ đã cắt giảm trợ cấp nhiên liệu của họ thời gian gần đây. Nguồn lực tài chính được giải phóng từ việc giảm trợ cấp nhiên liệu cũng có thể được phân bổ lại theo hướng chi tiêu nhiều hơn cho sản xuất, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng.
Đối với các nhà sản xuất dầu, việc thua lỗ ngắn hạn này có thể tạo đòn bẩy cho những lợi ích dài hạn. Giá hàng hóa thấp có xu hướng làm cho tỷ giá hối đoái thực tế của họ trở nên cạnh tranh hơn, và vì vậy đây có thể là một thời điểm thích hợp để phát triển các ngành sản xuất của mình.

- Việc giảm giá dầu sẽ tác động gì đến các nền kinh tế châu Á?

Sự sụt giảm giá dầu và các hàng hóa khác giữ cho lạm phát trong khu vục được kiểm soát. Chúng tôi đã chỉnh sửa những dự báo về lạm phát trong Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á tháng 9 (ADO) của mình xuống 3,4% trong năm 2014 so với dự báo hồi tháng 4 là 3.6%.
Tuy nhiên do giá dầu và hàng hóa giảm mạnh hơn dự đoán, chúng tôi phải giảm mức dự báo lạm phát đối với hầu hết các nền kinh tế châu Á đang phát triển. Vì vậy, dự báo lạm phát cho khu vực này tiếp tục hạ xuống 3,2% trong năm 2014 và 3,5% trong năm 2015.
Sự sụt giảm giá dầu nhìn chung là có lợi cho nền kinh tế toàn cầu và khu vực Châu Á mới nổi nói riêng. Sự sụt giảm của giá dầu trung bình hàng năm khoảng 20% năm 2015 so với mức trung bình năm 2014 sẽ kích thích mức tăng trưởng GDP thêm 0,2 % ở các nền kinh tế công nghiệp lớn: 0,5%  ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), và 0,3%  ở các nước đang phát triển khác ở châu Á.
Tuy nhiên, nhiều khả năng cú sốc về giá này có thể sẽ làm giảm mức tăng trưởng năm 2015 ở các nước xuất khẩu dầu mỏ như ở Trung Á. Những nền kinh tế ở Trung Á vốn đang bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của Liên bang Nga và những tác động bất lợi thông qua việc giảm dòng kiều hối và nhu cầu bên ngoài bị dừng lại.

- Điều này ảnh hưởng như thế nào đến các nhà nhập khẩu dầu?

Những nhà nhập khẩu dầu sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ sự sụt giảm giá. Họ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc tiết kiệm các chi phí năng lượng và khoản chi cho ngành hàng hóa và dịch vụ.
Một ước tính từ Viện Peterson về kinh tế quốc tế cho rằng các nước nhập khẩu dầu có thể tiết kiệm tối đa hơn 500 tỷ USD từ hóa đơn nhập khẩu tổng hợp của họ nếu việc giảm giá được duy trì ổn định trong năm 2015.
Ở châu Á, giá dầu giảm rõ ràng là tín hiệu tích cực cho cán cân thương mại và tài chính của chính phủ bởi đây là khu vực nhập khẩu dầu lớn và một số quốc gia còn phải trợ cấp cho giá nhiên liệu.

- Những nền kinh tế nào được hưởng lợi nhiều nhất và tại sao?

Tờ Oxford Economics ước tính rằng Trung Quốc sẽ đạt được nhiều lợi ích nhất trong điều kiện tiết kiệm ròng như bây giờ là nước nhập khẩu ròng dầu lớn nhất vào khoảng 6,6 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Sự sụt giảm hơn 50 USD của giá dầu kể từ tháng 6/2014 đồng nghĩa với việc Trung Quốc tiết kiệm được 330 triệu USD mỗi ngày hoặc khoảng 120 tỷ USD mỗi năm nếu mức giá này vẫn ở mức này.

Ấn Độ, nước nhập khẩu ròng dầu lớn thứ tư, là kinh tế nhạy cảm nhất với giá dầu. Dầu chiếm 37% tổng nhập khẩu của Ấn Độ và tương đương với 67%  thâm hụt thương mại.

Người ta ước tính rằng Ấn Độ sẽ giảm thâm hụt thương mại khoảng 25% nếu giá dầu vẫn ở mức này.
Nhật Bản và Hàn Quốc, các nhà nhập khẩu ròng lớn thứ ba và thứ năm, tương tự sẽ được hưởng lợi từ sự sụt giảm đáng kể trong chi phí nhập khẩu dầu của họ.
Những tác động của giá dầu giảm đối với các nền kinh tế đảo nhỏ thường bị bỏ qua. Ví dụ như Palau có nhập khẩu nhiên liệu ròng tương đương gần 22% GDP. Đối với Maldives, nhập khẩu ròng của khối lượng nhiên liệu chiến gần 15% của GDP. Sự sụt giảm giá dầu sẽ tiết kiệm đáng kể cho những nền kinh tế này.

- Ông cho rằng giá dầu giảm  như vậy sẽ duy trì trong bao lâu?

Giá dầu thô Brent tụt xuống còn một nửa của năm 2014, giảm 45% kể từ cuối tháng sáu đến dưới 64 USD/thùng vào ngày 11/12. Mức trung bình từ đầu năm đến nay khoảng 101 USD/thùng, thấp hơn 6,8% so với mức giá trung bình năm 2013, và thấp hơn nhiều so với dự báo 105 USD trong Bản cập nhật tháng Chín của chúng tôi.
Sau thông báo ngày 28/11 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ rằng tổ chức này sẽ duy trì sản xuất ở mức 30 triệu thùng/ngày, giá dầu trong thời gian tới vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp trên thị trường, và dầu thô Brent được dự kiến sẽ đạt mức trung bình khoảng 70 USD mỗi thùng vào năm 2015.

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.