Bộ Chính trị quyết định một số trường hợp nhân sự

Ảnh: TTXVN
Ảnh: TTXVN
Tại cuộc họp Bộ Chính trị do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú trọng chủ trì, hôm nay, 1/11, Bộ Chính trị đã cho ý kiến về Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 163-QĐ/TW, Quyết định số 159-QĐ/TW; và quyết định một số trường hợp nhân sự thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị.

Ngày 1/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị để cho ý kiến về Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 163-QĐ/TW của Bộ Chính trị khoá XI về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Đề án sửa đổi, bổ sung Quyết định số 159-QĐ/TW của Bộ Chính trị khoá XI về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cao Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chuẩn bị công phu, chu đáo Đề án, tiếp thu nghiêm túc, kỹ lưỡng ý kiến góp ý của các cơ quan chức năng. Bộ Chính trị cơ bản tán thành những nội dung đã nêu tại Tờ trình và Đề án, nhất trí những nội dung kiến nghị sửa đổi, bổ sung.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định: Sau hơn 6 năm thực hiện Quyết định 159 của Bộ Chính trị, Ban Nội chính Trung ương đã triển khai nhiều công việc, khá toàn diện, tích cực, chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất nhiều chủ trương, quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác nội chính; chủ động, sáng tạo thực hiện tốt nhiệm vụ Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, kiên trì, quyết liệt trong tham mưu, chỉ đạo xử lý những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Bám sát Quy định 163 của Bộ Chính trị khoá XI, trong hơn 6 năm qua, nhất là từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có quyết tâm rất cao, chỉ đạo quyết liệt, với cách làm khoa học, chặt chẽ, nền nếp, bài bản, phối hợp nhịp nhàng, từng bước chắc chắn, rõ đến đâu xử lý đến đó, công khai, minh bạch. Nhất là, đã phát huy tốt cơ chế chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế; chỉ đạo phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các khâu trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng từ thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, rồi đến điều tra, truy tố, xét xử, thu hồi tài sản tham nhũng. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Nội chính Trung ương đã có những đóng góp quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Ảnh: TTXVN
Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, để khắc phục những hạn chế, khó khăn sau hơn 6 năm thực hiện Quy định 163 và Quyết định 159 của Bộ Chính trị khoá XI, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới, Bộ Chính trị thống nhất cao cần thiết phải sửa đổi, bổ sung.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Việc sửa đổi, bổ sung Quy định 163 và Quyết định 159 nhằm khẳng định và làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, đề cao quyền hạn, trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là công tác thanh tra, kiểm toán, xử lý các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm; nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương trong tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, cải cách tư pháp; khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta trong việc tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác phòng, chống tham nhũng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu Ban Nội chính Trung ương phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng tiếp thu ý kiến của các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề án và các dự thảo quy định, quyết định, ký ban hành để tổ chức thực hiện.

Cũng tại Hội nghị này, sau khi xem xét Tờ trình của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định một số trường hợp nhân sự thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị.

Đọc thêm

Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thực chất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc rất tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6-3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo. Trả lời phỏng vấn về chuyến thăm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, chuyến thăm đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thực chất.

Các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đều hoạt động hiệu quả

Viettel đã cung cấp sản phẩm 5G cả phần cứng và phần mềm. (Ảnh: Viettel)
(PLVN) -  Năm 2023, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp (DN) do Bộ Quốc phòng (BQP) trực tiếp quản lý đều có hiệu quả; các chỉ tiêu về tài chính - kinh tế cơ bản đều vượt kế hoạch năm, tăng trưởng hơn năm trước. Tổng doanh thu vượt 6,7% kế hoạch, tăng 6,2% so với năm trước, chiếm 77,26% doanh thu của các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do BQP quản lý. Tổng lợi nhuận trước thuế là 48.212 tỷ đồng.

Trưởng Ban Dân vận Trung ương khảo sát các dự án tại Quảng Bình

Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài và Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng tặng quà cho cán bộ, công nhân thi công DA Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3. Ảnh: Phong Hà

(PLVN) -  Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài biểu dương tầm nhìn chiến lược, nỗ lực của tỉnh Quảng Bình trong việc đầu tư xây dựng các công trình, dự án và biểu dương những hoạt động an sinh xã hội, hiệu quả tích cực từ mô hình “Dân vận khéo” mà doanh nghiệp đang thực hiện.

Nhiều tập đoàn Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 3/7, tại Seoul, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các cuộc làm việc với lãnh đạo nhiều tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc trong các lĩnh vực công nghệ, điện tử, xây dựng, hạ tầng, sản xuất thép, thương mại, dịch vụ, dược phẩm, sinh học… Các tập đoàn đều mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Việt Nam - Hàn Quốc: Sớm hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 100 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo. (Ảnh: Dương Giang).
(PLVN) - Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7. Tại hội đàm, hai bên nhất trí cho rằng kinh tế là trụ cột quan trọng trong hợp tác song phương; khẳng định cần phối hợp chặt chẽ triển khai các biện pháp thực chất, sớm hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2025.

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 4: Kiều bào chung tay phát triển đất nước

Toàn cảnh buổi gặp mặt báo chí
(PLVN) - Chiều 02/07, tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì buổi gặp gỡ báo chí, thông tin về Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn trí thức & chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.